1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Cách cai võng cho bé nhanh, dễ dàng, hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng

Cách cai võng cho bé nhanh, dễ dàng, hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng

Cách cai võng cho bé nhanh, dễ dàng, hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng

Trungtamthuoc.com - Chắc hẳn, nhiều cha mẹ đang gặp tình trạng, con nằm võng thì ngủ ngon nhưng khi đặt trẻ xuống giường thì con lại quấy khóc và không chịu ngủ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc cách cai võng cho trẻ nhanh và hiệu quả

1 Cai võng là gì?

Các bà, các mẹ thường truyền tai nhau nên cho trẻ ngủ võng vì trẻ ngủ ngon hơn, dễ vào giấc hơn.

Những trẻ có thói quen ngủ võng từ nhỏ trong thời gian dài thường có xu hướng ‘nghiện võng’, xuất hiện tình trạng khó ngủ khi nằm trên giường hoặc các mặt phẳng khác gây nhiều bất tiện cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc con cái.

Bên cạnh đó, việc nằm võng thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của trẻ. Do đó, nhiều cha mẹ tìm kiếm biện pháp nhằm cai võng cho con.

2 Trẻ sơ sinh có nên nằm võng không?

Kinh nghiệm được các mẹ, các bà truyền tai nhau là nên cho con nằm võng vì giúp bé ngủ sâu giấc, giúp đầu tròn, không bị bẹp đầu như khi con nằm giường.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc trẻ sơ sinh nằm võng nhiều, nằm võng không đúng cách, không có sự theo dõi của người lớn có thể gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hoặc nguy hiểm hơn có thể gây tử vong do ngạt thở (Hội chứng ngưng thở khi ngủ).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng để giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ (SIDS), trẻ cần nằm ngửa khi ngủ trên bề mặt phẳng, chắc chắn. Võng cũi không chắc chắn, không phẳng và có thể gây hẹp đường thở, dẫn đến xuất hiện Hội chứng ngưng thở khi ngủ (SIDS). [1]

Theo hướng dẫn ABC về Giấc ngủ an toàn của Học Viện Nhi khoa Hoa Kỳ như sau:

  • A - Một mình: Trẻ nên được ngủ một mình, không nên có bất kỳ đồ chơi, thú nhồi bông hoặc chăn nào xung quanh.
  • B - Lưng: Từ năm 1992, AAP (Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ) đã khuyến nghị tất cả trẻ sơ sinh nên được đặt nằm ngửa khi ngủ, không nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Tư thế này ngủ này đã nhận được nhiều bằng chứng giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ và các nguy cơ tử vong khác trong khi bé ngủ, do trẻ sơ sinh và những đối tượng nhạy cảm, hệ hô hấp đang trong giai đoạn hoàn thiện nên ít có nguy cơ bị ngạt thở do các đồ vật xung quanh khi nằm ngửa.
  • C - Nôi: Trẻ sơ sinh nên ngủ trong cũi riêng dành riêng cho các con (hoặc các loại cũng, nôi di động đã được chứng minh là an toàn). Để giảm thiểu tối đa nguy cơ ngạt thở và tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mỗi chiếc nôi nên có đệm hoặc ga trải giường vừa vặn. Không nên để đồ vật khác trong cũi như gấu bông, chăn, foosc, đồ chơi,...vì đối với những trẻ từ 3-4 tháng, trong khi ngủ bé thường lăn lộn và dễ bị ngạt thở bởi những đồ vật này. Khi trời lạnh, quấn tã cho bé khi ngủ là lựa chọn an toàn hơn so với đắp chăn rộng trong cũi.

Do đó, việc sử dụng võng cho trẻ khi ngủ không đáp ứng được tiêu chuẩn Giấc ngủ an toàn cho con. Bên cạnh đó, việc để trẻ ngủ trên võng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm: rung lắc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, nằm võng quá nhiều có thể gây nên hội chứng nghiện võng.

3 Có nên cai võng cho trẻ không?

Có nên cai võng cho trẻ
Có nên cai võng cho trẻ

Trẻ nằm võng thường có xu hướng ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, việc nằm võng cũng có rất nhiều hạn chế đối với con.

Đối với trẻ sơ sinh, cơ thể đang trong giai đoạn hoàn thiện do đó, khi nằm võng, các cơ ở cổ có thể chèn ép lên đường thở gây nên tình trạng khó thở.

Đối với trẻ lớn hơn, đã biết lẫy, nằm võng có thể khiến con bị lật úp, gây bít tắc đường thở hoặc trẻ có thể bị ngã nếu như cha mẹ không ở bên cạnh.

Ưu điểm khi cho trẻ nằm võng:

  • Giúp bé dễ ngủ, ngủ sâu giấc: Khi ngủ trên võng, những rung động nhẹ nhàng, đều đặn giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
  • Tạo thói quen tự lập cho trẻ.

Nhược điểm khi cho trẻ nằm võng:

  • Do võng khi nằm thường có dạng hình cung nên nếu trẻ nằm thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khung xương của con, đặc biệt là giai đoạn đầu khi mới sinh.
  • Nguy cơ tổn thương não bộ có thể tăng lên khi não của con bị rung lắc quá mạnh.
  • Hệ thần kinh của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những chuyển động rung lắc của võng.
  • Trẻ thường bị phụ thuộc khi nằm võng, xuất hiện tình trạng nghiện võng, chỉ ngủ được khi nằm trên võng, nếu để trẻ nằm chỗ khác, trẻ thường khó ngủ và quấy khóc.
  • Trẻ có thể bị ngã gây chấn thương sọ não.

4 Những lưu ý khi cho trẻ nằm võng

Do một số trẻ đã có thói quen nằm võng, chưa thể cai võng ngay lập tức nên cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn kiểm tra võng và thiết bị treo võng để xác định dấu hiệu hao mòn như võng bị rách, có lỗ thủng,...
  • Lựa chọn võng có chất vải mềm, mát, thoải mái.
  • Kiểm tra giới hạn trọng lượng của võng.
  • Không treo võng lên những thanh treo có sức chịu lực kém.
  • Không nên treo võng quá cao so với mặt đất.
  • Khi để trẻ ngủ trên võng, cha mẹ cần theo dõi và quan sát con liên tục, hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra.
  • Luôn để bé nằm ngửa để hạn chế nguy cơ xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ (SIDS).
  • Thường xuyên vệ sinh võng, tránh bụi bẩn để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu các sản phẩm nôi võng cho bé không bị cong lưng để sử dụng cho con nếu như chưa thể cai võng ngay lập tức.
  • Bé ngủ võng ban đêm nhiều sẽ xuất hiện tình trạng nghiện võng, khó chịu, khó vào giấc, ngủ không sâu giấc khi nằm trên các bề mặt khác. Cha mẹ cần rèn cai võng cho con khi cần thiết.

5 Những cách cai võng cho trẻ nhanh và hiệu quả

5.1 Cai võng thần tốc

Bản chất của phương pháp này là để con tự ngủ trên giường hoặc trên mặt phẳng, không cho con nằm võng dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi con khóc đòi cũng không được đáp ứng nhu cầu của con. Do đó, cha mẹ cần có tinh thần vững để rèn cho con có thói quen ngủ giường.

Ưu điểm

  • Thời gian cai võng nhanh, hiệu quả cao.

Nhược điểm

  • Con bị tách đột ngột khỏi chỗ ngủ quen thuộc, nên xuất hiện tình trạng khóc nhiều.
  • Những ngày đầu tiên cai võng, con có thể khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này, cha mẹ không nên bỏ mặc con hoàn toàn mà luôn cần theo dõi trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì khi con khóc quá nhiều có thể gây ngạt thở do đờm dãi.

5.2 Cho con nằm trên mặt phẳng

Mẹ có thể bế ru bé ngủ, chờ con ngủ say rồi đặt con xuống giường. Nếu bé tỉnh, mẹ có thể bế hoặc ru con, tiếp tục lặp lại cho đến khi con cai võng hoàn toàn.

Phương pháp này giúp con cai võng từ từ nhưng cần nhiều thời gian thực hiện.

5.3 Giảm thời gian nằm võng của con

Đây là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng, không thay đổi đột ngột vị trí nằm của con do đó hạn chế được tình trạng trẻ quấy khóc, khó ngủ.

Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp này:

  • Cho con nằm chơi cùng với các đồ vật trên giường cho đến khi con mệt và thiếp ngủ.
  • Hạn chế tối đa thời gian cho con ngủ trên võng, mẹ có thể bế ru con ngủ cho đến khi con ngủ say rồi đặt con xuống giường.
  • Phương pháp này cần thời gian thực hiện kéo dài nhưng phù hợp với những trẻ đã nằm võng trong thời gian dài.

5.4 Sử dụng nôi, cũi

Sử dụng nôi hoặc cũi để cai võng cho con
Sử dụng nôi hoặc cũi để cai võng cho con

Cha mẹ có thể thay đổi môi trường ngủ bằng cách sử dụng nôi hoặc cũi, tạo không gian ngủ mà con thích để làm giảm tình trạng phụ thuộc vào võng.

Việc sử dụng nôi được coi là tương đối an toàn, đối với những loại nôi có tích hợp chế độ ru ngủ, cha mẹ có thể cài đặt thời gian cho phù hợp. Tuy nhiên, cần lựa chọn các loại nôi có chất lượng, đảm bảo an toàn cho con.

6 Những lưu ý khi cai võng cho trẻ

Những lưu ý khi cai võng cho trẻ
Những lưu ý khi cai võng cho trẻ

Thời gian thực hiện cai võng thành công có thể khác nhau ở mỗi trẻ, do đó cha mẹ cần phải kiên trì, thực hiện thường xuyên, đều đặn để con tạo được thói quen. [2]

Cha mẹ cần có tinh thần thép, không nên thấy con khóc đòi mà chiều con.

Bất kỳ phương pháp cai võng nào cũng cần phải có sự phối hợp của tất cả các thành viên trong gia đình.

Có một số trẻ cần phải áp dụng tất cả các phương pháp cai võng mới có thể thực hiện thành công.

7 Luyện cho bé ngủ mà không cần võng

Để hạn chế tình trạng ‘nghiện võng’, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên tránh để con nằm ngủ trên võng quá lâu và thường xuyên.

7.1 Tạo không gian ngủ lý tưởng cho con

Một môi trường ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên sử dụng túi ngủ hoặc quấn kén cho con thay vì đắp chăn.

Đối với trẻ lớn hơn, nên để cho con ngủ trong không gian thoáng, không nên có bất kỳ đồ chơi nào.

Phòng ngủ cho con cần thoáng khí, không nên cho con mang quá nhiều quần áo. Nếu phòng ngủ có gắn máy lạnh, không nên để quạt hoặc điều hòa thổi trực tiếp vào người hoặc mặt của con.

7.2 Cho con nằm trên mặt phẳng ngay từ đầu

Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 9 tiếng ban ngày và 8 tiếng ban đêm. Do chưa phân biệt được ngày đêm nên bé thường thức giấc nhiều. Nếu ngay từ đầu, cha mẹ đã tạo thói quen đung đưa, cho con nằm võng, trẻ sẽ có thói quen nếu không được rung lắc sẽ không thể vào giấc ngủ được. Do đó, mẹ nên bế ru con ngủ, chờ đến khi con thiu thiu thì đặt con lên giường hoặc cũi để tạo thói quen tự ngủ cho con.

8 Kết luận

Cha mẹ đều muốn tạo môi trường và điều kiện ngủ tốt nhất cho trẻ. Do đó, mẹ có thể lựa chọn một trong số hoặc áp dụng phối hợp nhiều phương pháp để có hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Karen Chiu và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2014). Are baby hammocks safe for sleeping babies? A randomised controlled trial, PubMed. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Safe Sleep Environment for Baby, NIH. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633