8 bệnh tăng sắc tố da thường gặp và cách điều trị
Nguồn: Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu tập 2
Chủ biên: PGS.TS.Nguyên Văn Thường
1 Đại cương
Tăng sắc tố (hyperpigmentation) là một hiện tượng trên da có những mảng sẫm màu hơn so với màu da bình thường, nguyên nhân do sự lắng đọng melanin trong lớp biểu bì và hoặc trung bì, hạ bì, ít gặp hơn có thể gây ra bởi yếu tố nội sinh (hemosiderin) hoặc ngoại sinh (sắt, kim loại...).
Tăng sắc tố là một đặc điểm của nhiều bệnh lý, biểu hiện lâm sàng khác nhau. Có nhiều phân loại tăng sắc tố, phụ thuộc vào vị trí tăng sắc tố (thượng bì, trung bì hoặc hỗn hợp), hoặc theo phân bố tổn thương (khu trú, lan rộng, mạng lưới hoặc thành dải).
Trên lâm sàng, tiếp cận theo hình thái và sự phân bố tổn thương thường được sử dụng hơn.
2 Tăng sắc tố dạng mạng lưới
Tăng sắc tố dạng mạng lưới là dạng tăng sắc tố theo mô hình lưới ở da. Có thể xuất hiện bẩm sinh hoặc mắc phải. Tổn tương tăng sắc tố dạng mạng lưới thường được tiếp cận theo lứa tuổi, chia thành hai nhóm chính: nhóm khởi phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và nhóm khởi phát ở thanh thiếu niên và người lớn.
Tăng sắc tố mạng lưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phần lớn có liên quan đến bệnh lý di truyền, thường gặp nhất do gen trên nhiễm sắc thể X gây ra.
- Tổn thương có thể khu trú lúc khởi phát, sau đó lan rộng có hoặc không kèm biểu hiện ở cơ quan khác (lông, tóc, móng, răng, cơ quan nội tạng...).
- Một số bệnh lý thuộc nhóm này: ly thượng bì bọng nước bẩm sinh với đốm sắc tố (epidermolysis bullosa simplex with mottled pigmentation - EBS-MP), bệnh DPR (dermatopa-thia pigmentosa reticularis), thiếu máu Fanconi, hội chứng Revesz, dày sừng bẩm sinh, bệnh mitochondrial, nhiễm sắc tố dầm dề...
- Thiếu máu Fanconi là bệnh lý thiếu máu bất sản của tủy xương đi kèm các bất thường khác trên da: dát cà phê sữa, tăng sắc tố da và bất thường khác như dị dạng ngón tay, thiểu sản sinh dục, nguy cơ cao phát triển bệnh lý ung thư.
- Bệnh mitochondrial do rối loạn chức năng ty thể, do đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau: thần kinh, cơ. Biểu hiện tăng sắc tố da ít gặp hơn, khởi phát từ lúc sơ sinh.
- Ly thượng bì bọng nước với đốm sắc tố (EBS-MP) thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh với tổn thương tăng sắc tố dạng mạng lưới kèm các bọng nước, khác với ly thượng bì bọng nước bẩm sinh thông thường (không có các đốm tăng sắc tố).
- Nhiễm sắc tố dầm dề là bệnh lý di truyền do đột biến trên nhiễm sắc thể X, tổn thương da qua các giai đoạn: mụn nước, bọng nước, dày sừng, tăng sắc tố, teo da giảm sắc tố. Tăng sắc tố trong nhiễm sắc tố dầm dề có thể lan tỏa, phân bố theo đường của Blascko.
- Bệnh DPR - nguyên nhân do đột biến gen keratin KRT14 trên nhiễm sắc thể số 17. Lâm sàng biểu hiện tăng sắc tố dạng mạng lưới, rụng tóc không sẹo, mất đường vân tay. Ngoài ra cũng có thể gặp dày sừng lòng bàn tay, bọng nước vùng đầu chi.
- Hội chứng Revesz là tình trạng di truyền hiếm gặp bao gồm nhiều biểu hiện ở các cơ quan khác nhau như tăng sắc tố dạng mạng lưới thường ở thân mình và cổ, loạn dưỡng móng, mảng trắng niêm mạc lưỡi, miệng, nhìn mờ do xơ hóa võng mạc, bất thường thần kinh và một số biểu hiện cơ quan khác.
Nhóm tăng sắc tố dạng mạng lưới khởi phát ở tuổi thiếu niên và người trưởng thành thường do mắc phải, được tiếp cận theo vị trí xuất hiện của tổn thương.
- Một số bệnh lý thường gặp của nhóm này: tăng sắc tố sau viêm (PIH), viêm da tiếp xúc tăng sắc tố, tăng sắc tố do thuốc, xơ cứng bì hệ thống, lichen phẳng thể tăng sắc tố (LP tăng sắc tố).
- Các bệnh lý hiếm gặp hơn, thường đi kèm triệu chứng của cơ quan khác hoặc nằm trong bệnh cảnh lâm sàng khác: bệnh Galli-Galli, bệnh Dowling- Degos, bệnh Kitamura...
- Bệnh Dowling - Degos: bệnh di truyền hiếm gặp của da khởi phát ở người trưởng thành, tổn thương tăng sắc tố thường gặp ở các nếp gấp do đó cần phân biệt với bệnh gai đen.
- Bệnh Galili - Galli là một biến thể của bệnh lý di truyền Dowling - Degos, bệnh đặc trưng trên lâm sàng bởi các sẩn dày sừng màu đỏ hoặc nâu, kích thước 1 - 2mm phân bố dạng mạng lưới.
- Bệnh Kitamura: là rối loạn di truyền với tăng sắc tố dạng mạng lưới phân bố ở bàn tay, bàn chân, thường xuất hiện ở tuổi thanh - thiếu niên.
3 Tăng sắc tố lan tỏa
Tăng sắc tố lan tỏa trên diện tích da lớn của cơ thể, do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, thuốc và rối loạn trao đổi chất, nội tiết là những nguyên nhân chính. Thông thường, tiếp cận tăng sắc tố lan tỏa trên lâm sàng thường theo nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân nội tiết gây tăng sắc tố lan tỏa thường gặp bao gồm: bệnh Adi-son, hội chứng Cushing, hội chứng Nel-son, gai đen, đái tháo đường, cancinoid, cường giáp trạng...
Thiếu hụt dinh dưỡng: thiếu Vitamin B12, Acid Folic, niacin, tryptophan, vita-min A, bệnh suy dinh dưỡng Kwashior-kor.
Bệnh lý về chuyển hóa: Porphyrin da chậm, bệnh Gaucher, bệnh Niemann - pick, bệnh Wilson, bệnh thận mạn tính.
Nguyên nhân do thuốc: nhiều thuốc làm tăng nhạy cảm ánh sáng có thể gây ra tăng sắc tố lan tỏa. Các thuốc thường gặp: clofazimin, aminodaron, bleomycin, thuốc chống sốt rét tổng hợp, zidovudin, doxyrubicin, chlorpromazin, cyclophos-phamid, psoralen, imatinib...
Tác nhân vật lý: tia uv, chấn thương, bức xạ ion hóa, bức xạ nhiệt.
Các bệnh lý khác: nhiễm trùng do giun chỉ Onchoceca, tăng sắc tố liên quan đến nhiễm HIV, bệnh lý tự miễn như xơ cứng bì hệ thống, khối u như u lympho T tại da, bệnh lý viêm khác như lichen phẳng tăng sắc tố, viêm da Ashy gray, tăng sắc tố sau viêm,…
Một số nguyên nhân khác: lắng đọng bạc (bệnh da xanh), vàng, Bismuth, chrome, đồng hoặc phơi nhiễm mới arsenic, aro-matic hydrocarbon.
4 Tăng sắc tố thành dải
Là tổn thương thường gặp trong da liễu, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Các tổn thương được sắp xếp thành các đường trên cơ thể, đi dọc theo mạch máu, bạch huyết, đường Blaschko, do hiện tượng Koebner, bệnh ấu trùng di chuyển... -
Theo đường Blaschko: thường hay gặp nhất trong số các tăng sắc tố thành dải. Các đường của Blaschko là các đường da tưởng tượng mà các tình trạng da khác nhau phân bố dọc theo. Chúng không theo cấu trúc thần kinh, mạch máu hoặc bạch huyết, nó được Alfred Blaschko mô tả lần đầu tiên vào năm 1901. Các tổn thương tăng sắc tố theo đường Blaschko thường gặp nhất bao gồm: nhiễm sắc tố dầm dề, bớt sắc tố bẩm sinh dạng dải, hồng ban cố định nhiễm sắc thành dải, lichen phẳng tăng sắc tố thành dải, poro-keratosis thành dải...
Tăng sắc tố theo đường đi của mạch bạch huyết: thường là tăng sắc tố sau viêm mạch bạch huyết cấp tính, sau các nhiễm khuẩn do nấm, vi khuẩn gây tổn thương dọc đường bạch huyết như Mycobacterium marinum, Sporothrỉx schenckii, Staphylococcus aureus, Myco-bacterium chlonae,…
Tăng sắc tố theo dấu hiệu Koebner: do một số nguyên nhân ngoại sinh (viêm da Berloque, viêm da tiếp xúc do côn trùng - kiến ba khoang, viêm da tiếp xúc ánh sáng do thực vật). Các tổn thương này thường thành vệt, thành đường phụ thuộc vào tác nhân gây ra. Các tổn thương này có thể tăng sắc tố ngay lúc khởi phát hoặc khi khỏi (tăng sắc tố sau viêm).
Tăng sắc tố đọc theo đường mạch máu: thường ít gặp, tăng sắc tố dọc theo đường đi của tĩnh mạch sau một thời gian sử dụng các thuốc.
5 Tăng sắc tố khu trú
Là nhóm tăng sắc tố thường gặp nhất, tổn thương phân bố khu trú ở một vị trí trên cơ thể. Tăng sắc tố khu trú bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây nên. Tổn thương có thể đơn độc hoặc bao gồm nhiều tổn thương khu trú. Một số bệnh lý tăng sắc tố khu trú thường gặp:
Tổn thương sắc tố da lành tính: nốt ruồi, đồi mồi, dày sừng da dầu, tàn nhang, rám má, các loại bớt có tăng sắc tố, tăng sắc tố sau viêm khu trú...
Tổn thương tăng sắc tố ác tính: ung thư hắc tố, ung thư biểu mô đáy có tăng sắc tố.
Cũng có thể tiếp cận tăng sắc tố khu trú theo từng vị trí: mặt, môi, đầu chi, thân mình... Dưới đây là ví dụ về tiếp cận tăng sắc tố khu trú vùng mặt. Một số tổn thương tăng sắc tố ở mặt đối xứng thường gặp:
Tổn thương da của bệnh lý amyloido-sis hệ thống: có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào, thường hay gặp và đặc trưng bởi mảng dày da, tăng sắc tố ở quanh mắt, đối xứng hai bên.
Bớt Hori: tổn thương tăng sắc tố dạng dát, dạng đốm màu xanh - xám đến xám - nâu thường xuất hiện ở hai má ở người trưởng thành.
Rám má (melasma): là bệnh lý tăng sắc tố mắc phải biểu hiện là các dát nâu đen, đối xứng thường xuất hiện vùng mặt, nhất là hai bên gò má, trán và cằm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ có type da tối màu (xem kĩ hơn ở bài rám má).
Ochronosis ngoại sinh: là tổn thương tăng giảm sắc tổ không đều mắc phải sau khi sử dụng các chất làm trắng da bôi tại chỗ không đúng cách. Tổn thương thường gặp đối xứng vùng má, trán, cằm - các vị trí tiếp xúc với thuốc, chất làm trắng.
Argya: hay còn gọi là bệnh da xanh do lắng đọng kim loại bạc ở da và niêm mạc ở người tiếp xúc với bạc (công nhân ở nhà máy sản xuất bạc, dùng thuốc chứa bạc kéo dài...). Tổn thương da màu xanh xám khu trú hoặc lan tỏa.
Pigmentary demarcation line type F - H hay tăng sắc tố theo đường ranh giới type F, G, H: tổn thương tăng sắc tố thành đường nằm giữa các vùng sáng và tối. Thường gặp ở tay và chân ở type A - D, tuy nhiên ở type F - H tổn thương gặp đối xứng ở mặt.
- Type F là đường tăng sắc tố hình chữ V, xuất hiện đối xứng hai bên đuôi mắt.
- Type G là đường tăng sắc tố chữ w, xuất hiện vùng má ngay dưới đuôi mắt
- Type H là đường tăng sắc tố thẳng chạy từ khóe miệng xuống cằm.
Erythema dyschromicum Persians (EDP) hay còn gọi là ashy dermatosis, là bệnh da mạn tính hiếm gặp, đặc trưng bởi các dát tăng sắc tố đa dạng về kích thước, ranh giới không rõ ràng xuất hiện ở thân mình, mặt, chân tay. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng, có yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn, bệnh lý tuyến giáp, một số thuốc.
- EDP: erythema dyschromicum perstans
- PDL F-H: Pigmentary demarcation line type F-H-tăng sắc tố theo đường ranh giới type F, G,H
- AIFD (acquired idiopathic facial hyperpigmentation): tăng sắc tố ở mặt thứ phát không rõ nguyên nhân.
- PIH: tăng sắc tố sau viêm
Maturational hyperpigmentation (MH): còn được xem là một biến thể của gai đen, tuy nhiên có sự khác biệt về lâm sàng và mô bệnh học. Tổn thương là các dát, mảng tăng sắc tố màu nâu sẫm đến xám, ranh giới không rõ ràng với da lành, bề mặt sờ thô ráp, tuy nhiên mịn hơn so với gai đen. MH cũng được chứng minh liên quan đến các bệnh lý chuyển hóa.
Bệnh gai đen: tổn thương tăng sắc tố thường xuất hiện ở các nếp gấp: cổ, bẹn, nách, tuy nhiên cũng có thể gặp ở các vị trí khác như mặt, tay, chân tùy theo bệnh lý liên quan.
Tăng sắc tố quanh mắt: là tình trạng thường gặp, biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý do nhiều căn nguyên nội sinh và ngoại sinh khác nhau. Các yếu tố liên quan gồm di truyền, tăng sắc tố sau viêm, tăng sinh mạch máu quá mức, lão hóa da, các rối loạn nội tiết... Tổn thương của tăng sắc tố quanh mắt đối xứng hai bên, gồm các dát sắc tố đồng nhất xuất hiện ở mi mắt dưới, có thể kéo dài đến mi mắt trên, quanh lông mày, vùng thái dương và gốc mũi.
Poikiloderma của Civatte: là tình trạng tăng sắc tố lành tính thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do ánh nắng mặt trời nên còn được gọi là lão hóa do ánh nắng. Tổn thương da là các mảng tăng giảm sắc tố dạng mạng lưới màu nâu đỏ, kèm giãn mạch máu nhỏ, phân bố chủ yếu vùng cổ hai bên và mặt. Các yếu tố di truyền, dùng thuốc gây tăng nhạy cảm ánh sáng, nước hoa, mỹ phẩm có thể liên quan đến sự xuất hiện tổn thương.
6 Tăng sắc tố sau viêm (Post-inflammatory hyperpigmentation)
6.1 Đại cương
Tăng sắc tố sau viêm (PIH) là một tình trạng tăng sắc tố có thể xảy ra sau các bệnh da, các kích thích ngoại sinh và các thủ thuật da. PIH có thể phòng tránh được hoặc giảm nhẹ.
Cơ chế chưa rõ ràng: có thể trong quá trình viêm hoặc sau thủ thuật, tế bào (chủ yếu là tế bào sừng) sản xuất nhiều cytokin viêm như prostaglandin, leucot-rien. Các chất gây viêm này kích thích tổng hợp melanine. Quá trình tổng hợp melanin cao nhất trong tuần đầu sau khi làm thủ thuật, chính vì thế một số tác giả khuyến cáo dùng chất chống viêm như corticoid bôi trong tuần đầu tiên để làm giảm nguy cơ tăng sắc tố sau viêm.
6.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân chia thành hai nhóm:
Nội sinh: trứng cá, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vảy nến, lichen phẳng...
Ngoại sinh: chấn thương, bỏng, điều trị tia xạ không ion hóa, nhiễm độc do ánh sáng, sau các thủ thuật như lột da, laser...
Trứng cá có tỷ lệ tăng sắc tố sau viêm khá cao lên tới 58,2% trong nghiên cứu của Flordeliz và cộng sự. Má là vị trí hay gặp nhất, cào gãi là yếu tố liên quan nhiều đến sự xuất hiện của PIH. Với trứng cá, 65,2% các trường hợp PIH vẫn còn tồn tại trên 1 năm.
PIH sau laser hay gặp nhất, tùy thuộc vào loại laser và bệnh. Laser bào mòn (đặc biệt là laser CO2) có tỷ lệ tăng sắc tố cao hơn laser thường. Với bớt Hori, tỷ lệ tăng sắc tố sau laser Q switched có thể gặp 50 - 100% các trường hợp, trong khi tăng sắc tố sau laser ở bệnh nhân bớt Ota thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra lột da, bào mòn da cũng là một trong những nguyên nhân gây PIH cao. PIH hay gặp ở những người có type da tối màu.
6.3 Lâm sàng
Tổn thương cơ bản là dát tăng sắc tố xuất hiện tại nơi chấn thương hay viêm trước đó. Theo độ sâu của tổn thương, PIH được phân thành hai loại: * PIH nông (trên thượng bì).
Dát màu nâu, nâu đen hay đen.
Có thể tự hết vài tháng đến vài năm mà không điều trị gì.
Nhìn rõ dưới ánh sáng đèn Wood * PIH sâu (trung bì).
Dát màu xám xanh.
Có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc tự hết sau một thời gian rất dài nếu không điều trị.
Không nhìn rõ dưới ánh sáng đèn Wood.
6.4 Điều trị
6.4.1 Thuốc
Hầu hết tăng sắc tố sau viêm có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên quá trình này mất một khoảng thời gian dài. Tăng sắc tố sau viêm ở người trẻ có tiên lượng tốt hơn ở người già, ở thượng bì tốt hơn ở trung bì.
Hydroquinon:
- Lựa chọn đầu tay trong điều trị tăng sắc tố sau viêm là hidroquinon 2 - 4% bôi tại chỗ. Đây là chất ức chế tyros-inase nên ngăn chặn sự chuyển đổi DOPA thành melanin.
- Cách dùng: bôi ngày 2 lần, nên bắt đầu với diện tích nhỏ, nếu sau 24 giờ không bị ngứa hay nổi ban thì bắt đầu điều trị, tránh tiếp xúc với mắt, niêm mạc. Bắt đầu thấy hiệu quả sau 4 tuần điều trị. Nếu sau 12 tuần sử dụng không có đáp ứng thì nên ngừng điều trị.
Mequinol: mequinol, 4-hydroxyanisol, là một dẫn xuất hydroquinon đã được phê duyệt ở Hoa Kỳ và châu Âu. Đây là một cơ chất cho tyrosinase. Các nghiên Tăng sắc tố sau chiếu NB-UVB để điều trị giảm sắc tố do hóa chất cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của việc kết hợp mequinol 2% và treti-noin 0,01% dạng kem trong điều trị PIH với tác dụng phụ tối thiểu.
Retinoid:
- Retinoid có thể ức chế sự hình thành melanin bằng cách tăng chu kì đổi mới tế bào gai, giảm quá trình vận chuyển melanosome và ức chế sự dịch mã tyrosinase. Retinoid bôi tại chỗ có ba dạng: tretinoin, adapaene và tazarotene.
- Đối với PIH, retinoid có hiệu quả khi sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc khác. Có thể dùng kéo dài.
- Tác dụng phụ thường gặp là viêm da kích ứng, có thể làm PIH nặng lên sau điều trị.
- Cách dùng: dùng 1 lần buổi tổi, nếu có kích ứng nhiều thì dùng thêm kem dưỡng ẩm.
Thuốc có ba thành phần:
- Công thức hay dùng: hydroquinon 4%, Tretinoin 0,05%, và fluocinolon acetonide 0,01%.
- Cách dùng: bôi ngày một lần buổi tối trong 8 tuần sau đó bôi cách ngày trong 8 tuần, sau đó bôi duy trì tuần hai lần.
Acid azelaic
- Cơ chế tác dụng: ức chế có hồi phục với tyrosinase và các men hô hấp của ty lạp thể, giảm sản xuất các gốc tự do, ức chế enzym DNA polymerase do đó ức chế tổng hợp DNA và gây độc tế bào có chọn lọc trên tế bào hắc tố tăng hoạt hóa. Acid azelaic không gây mất sắc tố trên da thường.
- Acid Azelaic 20% bôi hai lần một ngày có hiệu quả tương đương hydroqui-non 4%, ít tác dụng phụ hơn hydro-quinon. Hiệu quả bắt đầu thấy được sau 2-4 tuần, có thể dùng kéo dài. Tác dụng phụ hay gặp là ngứa, bỏng rát, châm chích, ít gặp hơn là đỏ da, khô da. Các tác dụng phụ thường nhẹ, thoáng qua và tự giới hạn khi tiếp tục bôi sau khoảng 1 tuần. Phân loại nguy cơ thuốc trong thai kỳ theo FDA là mức độ B.
Acid kojic:
- Acid kojic được sản xuất bởi nhiều loài nấm (ví dụ: Aspergillus oryzae, Penỉcillỉum spp, Acetobacter spp). Nó ức chế tyrosinase bằng cách tạo phức với đồng tại vị trí hoạt động của enzym. Acid kojic có các nồng độ khác nhau, từ 1% đến 4% .
- Một nghiên cứu mù đôi trong 12 tuần trên 80 bệnh nhân đa sắc tộc bị chứng rối loạn sắc tố da mặt từ nhẹ đến trung bình được phân ngẫu nhiên điều trị bằng hỗn hợp acid ko-jic, chiết xuất emblica, acid glycolic (GA) so với kem hydroquinon 4%. Kết quả cho thấy hiệu quả tương tự ở cả hai nhóm. Vì vậy, sự kết hợp của acid kojic, chiết xuất emblica, và GA dường như là một lựa chọn tốt thay thế hydroquinon 4%.
Đậu nành: là cây họ đậu có nguồn gốc từ Đông Á. Chất ức chế serine protease, chất ức chế trypsin và chất ức chế pro-tease bowmane birk từ đậu nành có thể ức chế thụ thể Protease hoạt động 2. Thụ thể protease hoạt động 2 được biểu hiện trên tế bào gai và điều chỉnh thực bào của melanosomes. Đậu nành cũng đã được biết có khả năng ức chế tia UVB.
Arbutin/deoxyarbutin:
- Arbutin là một hydroquinon được glycosyl hóa, chiết xuất từ cây bear-berry. Cơ chế tác dụng: ức chế cạnh tranh với tyrosinase, ức chế hình thành melanosome nhưng ít gây độc tế bào hơn hydroquinon. Mặc dù ở nồng độ cao hơn thì có hiệu quả hơn nhưng tăng nguy cơ tăng sắc tố. Hoạt tính ức chế của arbutin yếu hơn acid kojic 13 lần.
- Tác dụng phụ: ngứa, kích ứng da nhưng ít hơn so với hydroquinon. Tuy nhiên, vi khuẩn trên da như tụ cầu có thể thủy phân liên kết glyco-sidic trong arbutin thành hydroqui-non làm tăng hiệu quả làm sáng da của arbutin, đồng thời gây ra các tác dụng phụ tương tự hydroquinon.
- Chế phẩm: arbutin 0,2 - 2%. Theo SCCs (Scientific Committee on Con-sumer Safety) nồng độ an toàn của a-arbutin là dưới 2% với cream bôi mặt và 0,5% đối với dạng lotion bôi người. Cách dùng: bôi ngày 1 lần, thường dùng kết hợp với các thuốc khác.
Acid ascorbic:
- Acid Ascorbic là một acid yếu, có hai dạng đồng phân là L-ascorbic acid (L-AsA) và Dascorbic acid nhưng chỉ có L-AsA là dạng hoạt động. Acid ascorbic tan trong nước và mang điện nên khó thấm qua lớp sừng giàu lipid của da. Nồng độ tối ưu để hấp thu qua da là 20% nhưng gây kích ứng cho da do tính acid (dung dịch 5% có pH = 3). Dễ bị oxy hóa và mất hoạt tính, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng (tạo thành dehydro ascor-bic acid có màu vàng). Do đó, một số dẫn xuất của Vitamin C được ng-hiên cứu có tính chất không tích điện, không ưa nước và bền vững nên dễ hấp thu qua da như magnesi ascorbyl phosphate, ascorbyl-6-palmitate.
- Cơ chế tác dụng: ức chế tyrosinase không phục hồi do tạo liên kết kỵ nước với 4 acid amin và liên kết hydro với nguyên tử đồng trong trung tâm hoạt động của tyrosinase đồng thời khử lại dopaquinon thành dopa do đó ức chế tổng hợp melanin. Ngoài ra acid ascorbic trung hòa các gốc tự do hay các gốc oxy phản ứng do quá trình viêm sinh ra và ức chế miễn dịch tại chỗ do acid ascorbic ngăn chặn sự biểu hiện của CD1 - kháng nguyên bề mặt của tế bào Langerhans ở biểu bì, nó khởi động quá trình đáp ứng miễn dịch bảo vệ dưới tác động của ánh nắng, xạ trị, hóa chất,... Khả năng ức chế tyrosinase của acid ascorbic gấp 5 lần acid kojic. Một nghiên cứu so sánh acid ascorbic 5% với hydroqui-non 4%, trong điều trị rám má thấy tỷ lệ cải thiện là 62,5% và 93% nhưng tác dụng phụ của acid ascorbic là 6,2%, còn hydroquinon là 68,7%.
- Tác dụng phụ: ngứa, ban đỏ, khô da, vàng da, nhuộm màu quần áo do sự oxy hóa của Vitamin C, giảm sắc tố lông tóc, hiếm gặp hơn có thể gặp mày đay, hồng ban đa dạng.
- Chế phẩm: có nhiều dạng như cream, lotion, serum,... đơn độc hay kết hợp với Vitamin E, retinoid. Nồng độ vi-tam C để có tác dụng sinh học cần cao > 8%. Hiện nay các sản phẩm Vi-tamin C thường có nồng độ khoảng 10 - 20%.
Niacinamide:
- Niacinamide là một dạng amid của ni-acin (Vitamin B3). Nó ức chế chuyển melanosome đến tế bào gai.
- Sự kết hợp của niacinamide 2% và Acid tranexamic (TA) 2% như một loại kem dưỡng đã chứng minh hiệu quả ở 42 phụ nữ châu Á bị tăng sắc tố ở mặt. Sau 8 tuần thấy hiệu quả. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng áp dụng trong 9 tuần trên 24 phụ nữ có tăng sắc tố ở nách. Các đối tượng được phân ngẫu nhiên để áp dụng kem niacinamid 4%, kem desonid 0,05% hoặc giả dược ngày 1 lần. Cả hai loại kem niacinamid và desonid đều cho kết quả đánh giá chung tốt hơn so với giả dược.
N-acetyl glucosamine (NAG): là một aminomonosaccharid được sản xuất trong cơ thể qua việc bổ sung một nhóm amin vào Glucose. Nó ức chế glycosyl hóa tyrosinase nên làm sáng da. NAG 2% thường được sử dụng trong đơn trị liệu hoặc kết hợp với niacinamid. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của đơn trị liệu NAG hoặc kết hợp NAG/nia-cinamid trong tăng sắc tố da mặt ở bệnh nhân châu Á.
6.4.2 Lột da (peeling)
Lột da là sử dụng một vài chất hóa học bôi lên da, gây bỏng hóa chất có kiểm soát nhằm phá hủy một phần hoặc toàn bộ thượng bì và có thể cả trung bì, dẫn đến loại bỏ các tổn thương sắc tố nhờ bong vảy da, và tiếp theo là sự tái sinh của các mô mới. Quá trình tái tạo thượng bì bắt đầu trong 24 giờ từ lúc điều trị, hoàn tất sau 7-10 ngày.
* Phân loại:
Rất nông (very superficial): loại bỏ lớp sừng (độ sâu 0,06 mm).
Nông (superficial): loại bỏ tổn thương từ lớp hạt đến trên lớp màng đáy (độ sâu 0,45 mm).
Trung bình (medium): đạt đến nhú trung bì (độ sâu 0,6 mm).
Sâu (deep): đạt đến giữa lớp lưới trung bì (độ sâu 0,8 mm).
* Chống chỉ định:
Nhiễm khuẩn cấp (virus, vi khuẩn, nấm) hoặc đang có viêm da ở vùng lột.
Suy giảm miễn dịch tự nhiên/mắc phải.
Đang dùng các thuốc làm tăng nhạy cảm da với ánh sáng (doxycyclin, Vitamin A acid,...), điều trị bằng isotretinoin trong vòng 1 tháng gần đây (chống chỉ định tương đối hay tuyệt đối phụ thuộc loại lột, liều và thời gian dùng isotretinoin).
Cơ địa sẹo lồi, bệnh lý tim mạch (lột bằng phenol),...
* Biến chứng:
Tăng sắc tố sau viêm nhất là những người da tối màu (type da IV - VI).
Nhiễm trùng, nhiễm độc: hiếm gặp.
Viêm da dạng trứng cá: thường xuất hiện ở giai đoạn tái tạo biểu mô.
Milia: gặp khoảng 20%, thường ở tuần thứ 8-16 sau lột.
Sẹo lõm: thường khi dùng peel sâu.
* Các hóa chất thường dùng:
Alpha-hydroxyacỉds (AHAs): a-Hy-droxyacids (AHA) là các acid hữu cơ yếu có trong trái cây, thực vật và đường sữa, gồm có glycolic acid (GA), lactic acid, py-ruvic acid, malic acid, tartaric acid, cit-ric acid (theo thứ tự trọng lượng phân tử tăng dần). Trọng lượng phân tử càng nhỏ thì khả năng thâm nhập qua da và độ hoạt động càng cao. pH lý tưởng để peel là 2,8 - 4,8.
Ở nồng độ thấp AHA thúc đẩy đổi mới thượng bì bằng cách giảm sự gắn kết giữa các tế bào và kích thích sự tăng sinh trong lớp cơ bản. Trong khi đó, ở nồng độ cao hơn, AHA thúc đẩy quá trình ly giải thượng bì và phân tán melanin lớp cơ bản. Ngoài ra AHAs còn trực tiếp ức chế tyrosinase, mà không ảnh hưởng đến sự biểu hiện mRNA hoặc protein. Acid lactic và acid glycolic là AHA có nguồn gốc từ sữa chua và nước mía.
Acid glycolic (GA): là AHAs được sử dụng để peel nhiều nhất, pH của dung dịch GA không đệm là 0,08 - 2,75, nhiều tác giả khuyến cáo nên sử dụng một dung dịch đệm hoặc trung hòa một phần sẽ an toàn hơn. Ưu điểm: ổn định, không nhạy cảm ánh sáng, rẻ tiền, an toàn không cần thời gian nghỉ dưỡng. Cách dùng: peel rất nông: 30% - 50% GA để 1 - 2 phút; peel nông: 50% - 70% GA để 2 - 5 phút; peel trung bình: 70% GA để 3 - 15 phút. Mỗi đợt điều trị khoảng 3 - 6 lần, khoảng cách giữa các lần là 2 - 4 tuần.
Acid Lactic (LA): là cũng là một AHAs có tính chất tương tự GA, hiệu quả peel tốt, giá thành rẻ và có sẵn. Cách dùng: thường dùng dung dịch LA 92% (pH = 3,5), mỗi đợt điều trị có thể lên đến 6 lần, khoảng cách giữa các lần là 3 tuần.
Acid pyruvic: thường dùng dạng gel 40%, mỗi đợt điều trị khoảng 4-5 lần, 1 tháng/lần. Không dùng nồng độ cao hơn do nguy cơ hình thành sẹo sau peel.
Acid mandelic: thường dùng nồng độ 30 - 50%, mạnh hơn GA. Beta-hydroxy acids (BHAs): thường dùng nhất là Acid salicylic (SA). Cách dùng: acid salicyl-ic (SA) 20 - 30%, mỗi đợt 5 lần, cách nhau 2 tuần. Hiệu quả cho thấy cải thiện rõ, không tái phát sau 6 tháng điều trị, không gây tăng sắc tố sau viêm nên an toàn cho da tối màu. Acid trichloroacetic (TCA):
- Là acid mạnh, pH = 0,26, ít được sử dụng cho type da tối màu và thường peel nông do tăng nguy cơ sẹo và rối loạn sắc tố sau peel.
- Nồng độ TCA 35% có thể đạt đến nhú trung bì, do đó peel TCA thích hợp cho điều trị tăng sắc tố trung bì và hỗn hợp.
- Cách dùng: TCA 10 - 25%, mồi 2 tuần, cho thấy cải thiện nhanh và rõ hơn so với GA 55 75%. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát cao hơn so với GA.
6.4.3 Laser và IPL
Laser và IPL có hiệu quả điều trị các tổn thương sắc tố thông qua cơ chế quang nhiệt chọn lọc. Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ của laser là gây ra PIH nên laser ít được chỉ định trong điều trị PIH, chỉ trong các trường hợp kháng trị với các phương pháp thông thường hoặc PIH ở trung bì.
Các bước sóng được sử dụng: PIH thượng bì: 532nm, 510nm, 694nm. PIH trung bì: 1064nm, 755nm.
6.4.4 Chống nắng
Dù sử dụng bất kì biện pháp nào kể trên cũng phải kết hợp với chống nắng.
Biện pháp cơ học: tránh nắng nhất là từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều, đội mũ rộng vành, mang khẩu trang - găng - tất bằng chất liệu vải sợi dầy, khít và có sẫm màu khi ra nắng.
Có hai loại kem chống nắng gồm:
Chất chống nang vật lý (titanium di-oxide, oxide Kẽm): hoạt động bằng cách khúc xạ và phát tán tia uv, ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại.
Chất chống nắng hóa học (chống UVB gồm: PABA, cinnamates, salicylates, oc-tocrylene, ensulizole...; chống UVA gồm benzophenons, avobenzon...): hoạt động bằng cách hấp thu tia uv và chuyển thành năng lượng nhiệt.
Một sản phẩm bôi chống nắng thể hiện mức độ bảo vệ da chống nắng qua hai chỉ số:
SPF (sun protection factor) = MED (vùng da bôi kem)/MED (vùng da tràn), với MED là liều đỏ da tối thiểu, đánh giá mức độ bảo vệ da chống tia UVB.
2 - 4 | Rất nhẹ | 4 - 8 | Nhẹ |
8 - 12 | Trung bình | 12 - 16 | Hơi cao |
16 - 20 | Cao | 20 - 30 | Rất cao |
> 30 | Cực cao |
UVA-PF (UỴA protection faction) = MPD (vùng da bôi kem)/MPD (vùng da trần), với MPD là liều tăng sắc tố tối thiểu, đánh giá mức độ bảo vệ da chống tia UVA.
< 2 | Không bảo vệ chống UVA | 2 - 4 | Thấp* |
4 - 8 | Trung bình** | 8 - 12 | Cao*** |
> 12 | Rất cao**** |
Các chế phẩm chống nắng có phổ hấp thu rộng với SPF > 30 và UVA-PF > ** là thích hợp nhất cho việc sử dụng hàng ngày.
Tác dụng phụ của kem chống nắng: viêm da tiếp xúc, nguy cơ thiếu Vitamin D, tính sinh estrogen.
6.5 Dự phòng
Chống nắng trước khi làm thủ thuật 2 tuần và sau làm thủ thuật.
Trước khi làm thủ thuật 2 tuần như laser hay lột cần điều trị mồi bằng thuốc giảm sắc tố như HQ 2 - 4%, tretinoin 0,1% hay GA 10%... Dừng thuốc mồi này trước khi làm thủ thuật 3 ngày với HQ và 7 ngày với tretinoin. Với laser CO2 việc sử dụng thuốc này trước khi làm laser 2 tuần không có tác dụng dự phòng PIH. -
Trong khi làm thủ thuật: nên có hệ thống làm mát để giảm PIH. Nên lựa chọn năng lượng, mật độ điều trị phù hợp. Với laser CO2 fractional lựa chọn mật độ điều trị 10 - 15% ít gây tăng sắc tố so với mật độ điều trị cao hơn. Lựa chọn mật độ năng lượng thấp, tạo điểm end point trắng nhẹ ngay lập tức thay vì trắng hoàn toàn sẽ làm giảm tỷ lệ tăng sắc tố sau laser khi điều trị đồi mồi (nghiên cứu của Negi-shi).
Sau làm thủ thuật:
- Bôi corticoid loại mạnh, rất mạnh: theo nghiên cứu của tác giả Cheyasak, sau laser CO2 fractional, bôi clobetasol propionat dạng mỡ ngày 2 lần trong 2 ngày đầu tiên, sau đó dùng petrolatum 4 lần/ngày trong 1 tuần so với nhóm dùng petrolatum đơn thuần. Kết quả nhóm dùng corticoid bôi có tỷ lệ PIH thấp hơn nhóm không dùng (40% so với 75%), không những thế mức độ PIH cũng ít hơn. Tương tự Thanatsuda sử dụng fuci-cort ngày 2 lần sáng tối trong 1 tuần sau dùng laser điều trị bớt Hori, tỷ lệ PIH giảm so với nhóm không dùng. Thường dùng corticoid bôi trong 1 tuần sau dùng laser, tuy nhiên theo khuyến cáo của các tác giả người Pháp nên bôi ngày 1 lần trong 15 ngày đầu sau thủ thuật.
- Nghiên cứu mới nhất của Punyaphat Sirithanabadeekul trên 50 bệnh nhân bị đồi mồi sử dụng Q - switched 532nm Nd:YAG laser. Sau khi làm laser, tiêm trong da tranexamic 50mg/ml liều 0,1 ml/cm . Kết quả nhóm dùng tranexamic tiêm trong da có tỷ lệ PIH ít hơn (16% so với 28%).
7 Viêm da tiếp xúc tăng sắc tố (Hyperpigmented allergic contact dermatitis/ Riehl melanosis)
7.1 Đại cương
Viêm da tiếp xúc tăng sắc tố (còn gọi là Riehl melanosis) là một dạng rối loạn sắc tố mắc phải, đặc trưng là phản ứng tăng sắc tố tại vị trí tiếp xúc với dị nguyên tiếp xúc tại chỗ hoặc từ không khí. Đây là phản ứng quá mẫn muộn qua trung gian tế bào (type IV).
Tăng sắc tố trong viêm da tiếp xúc tăng sắc tố được cho là do tiếp xúc thường xuyên và lặp đi lặp lại với một lượng nhỏ các dị nguyên, chủ yếu trong các vật liệu dệt và mỹ phẩm. Nakayama đưa ra giả thuyết rằng các chất gây dị ứng được sử dụng trong các sản phẩm thương mại có nồng độ quá thấp để tạo ra viêm da tiếp xúc dị ứng điển hình, nhưng sự tích lũy của các chất này dẫn đến viêm da tiếp xúc thông qua phản ứng tế bào loại IV. Phản ứng này được đặc trưng bởi sự thoái hóa không bào của lớp đáy của thượng bì và giải phóng sắc tố ở trung bì nông. Imokawa và Kawai đã cung cấp bằng chứng lâm sàng rằng các chất gây dị ứng khác nhau có liên quan đến viêm da tiếp xúc dị ứng có thể kích thích sản xuất melanin.
Các chất gây dị ứng thường gặp như: bột giặt, thuốc nhuộm azo, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, hợp chất của thủy ngân, thuốc nhuộm tóc, mĩ phẩm, nước hoa, da, kim loại (nickel, chrom)...
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở người có type da sẫm màu, nữ nhiều hơn nam.
7.2 Lâm sàng
Trước khi xuất hiện tăng sắc tố, có thể có các triệu chứng thoáng qua của viêm da bao gồm ban đỏ, phù và ngứa. Các triệu chứng này thường nhẹ, hay bị bỏ qua. Sau nhiều ngày xuất hiện tổn thương tăng sắc tố lan tỏa hoặc dạng mạng lưới. Các sắc tổ khác nhau phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và có thể có màu nâu, xám phớt, xám nâu, nâu đỏ hoặc xanh nâu.
Vị trí của viêm da tiếp xúc tăng sắc tố cũng phụ thuộc vào chất gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc tăng sắc tố do các loại mĩ phẩm thường gây tổn thương vùng mặt, trong khi viêm da tiếp xúc sắc tố do hóa chất nhuộm vải thường liên quan đến vùng đùi trước hoặc nách. Ngoài ra, tăng sắc tố rõ rệt nhất ở những người có nước da sẫm màu.
Phơi nhiễm tia cực tím có thể góp phần làm tăng sắc tố trong một số trường hợp, điều này được giải thích bởi thực tế là một số hóa chất liên quan đến chất làm tăng nhạy cảm ánh sáng, và trong những trường hợp này, sắc tố dường như rõ rệt nhất ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
7.3 Cận lâm sàng
Dermoscopy
Hình ảnh giả mạng lưới sắc tố (pseud-onetwork)
Hình ảnh tăng sắc tố dạng chấm/cầu
Test áp (patch test)
Test với dị nguyên nghi ngờ gây dị ứng, giúp xác định các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng. T
- Thông qua cơ chế của quá mẫn type IV.
- Xét nghiệm này sử dụng các dị nguyên đã pha chế sẵn, áp lên vùng da lành, mỗi dị nguyên một vị trí.
- Guideline của Hội viêm da tiếp xúc châu Âu (European Society of Con-tact Dermatitis) khuyến cáo nên đọc kết quả test áp ít nhất 2 lần, lý tưởng nhất là đọc ở ngày 2, ngày 3 hoặc 4 và xung quanh ngày 7.
- Test dương tính là khi xuất hiện ban đỏ, sẩn đỏ cũng như mụn nước tại vùng da test. Thực hiện test áp với các dị nguyên pha chế sẵn, mỹ phẩm, nước hoa và các sản phẩm cá nhân của bệnh nhân. Mô bệnh học: Sinh thiết da thường không cần thiết trừ khi có biểu hiện lâm sàng bất thường.
7.4 Chẩn đoán phân biệt
Tăng sắc tố do thuốc
Bớt Hori
Lichen phẳng tăng sắc tố
Onchronosis
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Rám má
7.5 Điều trị
Tránh hoàn toàn các chất nghi ngờ có khả năng gây dị ứng, việc loại bỏ các tác nhân này sẽ cải thiện dần dần tổn thương da.
Cân nhắc sử dụng quần áo, xà phòng và mỹ phẩm không gây dị ứng.
Các phương pháp điều trị tại chỗ tương tự như phương pháp điều trị rám má, bao gồm hydroquinon, retinoids và acid azelaic. Ngoài ra, lột hóa chất nhẹ như acid gly-colic cũng có thể được cân nhắc.
Các lựa chọn khác bao gồm IPL, laser Q - switch Nd: YAG và các loại laser khác có bước sóng đặc biệt nhắm vào sự tăng sắc tố.
Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2018 đã sử dụng kết hợp acid tranexamic đường uống và hợp chất glycyrhizin trong 3 tháng, sau đó là 3 tháng sử dụng acid tranexamic đường uống đơn thuần, với sự cải thiện rõ rệt tình trạng tăng sắc tố ở phần lớn bệnh nhân. Tuy nhiên, vì ng-hiên cứu này chỉ bao gồm 10 bệnh nhân, nên cần nghiên cứu thêm.
Một nghiên cứu khác đã sử dụng kết hợp các liệu pháp để bao gồm laser 1064nm, Q-switching Nd: YAG, kem hydroqui-non và acid tranexamic đường uống, với phần lớn bệnh nhân đã cải thiện đáng kể và một số bệnh nhân đạt được sạch tổn thương hoàn toàn.
8 Ochronosis ngoại sinh (Exogenous ochronosis)
8.1 Đại cương
Từ “ochronosis" xuất phát từ tiếng Hy Lạp, ochre có nghĩa là rối loạn sắc tố màu vàng nâu. Ochronosis ngoại sinh (EO) là bệnh lý rối loạn sắc tố da mắc phải, không có tổn thương nội tạng. Nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất là hydroquinon, phenol, Resorcinol, acid picric, thủy ngân hoặc uống thuốc kháng sốt rét (quinin).
Tỷ lệ xuất hiện EO sau dùng hydro-quinon rất thấp, khoảng 1/100.000. Thường sau khi sử dụng hydroquinon > 2% từ 6 tháng - 3 năm hoặc lâu hơn mới xuất hiện bệnh. Gần đây có các báo cáo sử dụng hydroquinon 2% sau 7-8 năm có thể xuất hiện bệnh.
Cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ ràng. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất đến nay được đưa ra bởi Penneys, cho rằng sự tăng sắc tố do hydroquinon dẫn đến sự cạnh tranh cục bộ với enzym homo-gentisic oxidase, gây nên sự tích tụ cục bộ acid homogentisic và các sản phẩm chuyển hóa của nó. Các sản phẩm này polymer hóa tạo thành sắc tố không đồng nhất ở nhú trung bì.
8.2 Lâm sàng
Chủ yếu ở type da III - VI của Fitzpat-rick, sau khi sử dụng chất làm trắng kéo dài điều trị rám má.
Tổn thương cơ bản: sẩn màu xanh đen hoặc xanh xám điển hình ở gò má, mặt trong của má, vùng thái dương, cổ, lưng và mặt duỗi chi dưới, dạng chấm hoặc dạng trứng cá muối (caviar).
Thường trải qua ba giai đoạn (theo Do-gliotte và Leibowitz năm 1979):
- I: thay đổi sắc tố nhẹ, dát đỏ, khó phân biệt với rám má.
- II: tăng sắc tố màu đen dạng milia, có teo da nhẹ kèm sẩn dạng caviar.
- III: nốt - sẩn.
Cận lâm sàng
Dermoscopy: có thể quan sát thấy cấu trúc vô định hình hoặc dạng cầu/vòng/cung màu đen/nâu xám/xanh xám quanh nang lông, một số ít nang lông mở.
Giải phẫu bệnh: tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh ochronosis ngoại sinh, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý rối loạn sắc tố khác.
- Thượng bì: bình thường.
- Trung bì: lắng đọng sắc tố vàng nâu, có dạng quả chuối ở nhú trung bì. Các tế bào viêm xâm nhập khi bệnh giai đoạn 3, chủ yếu là tương bào, mô bào và tế bào khổng lồ đa nhân.
Confocal microscopy: hiện nay được coi là kĩ thuật không xâm lấn giúp thay thê giải phẫu bệnh, thấy được hình ảnh chất lắng đọng hình quả chuối ở trung bì.
8.3 Chẩn đoán
Lâm sàng nghi ngờ:
- Tiền sử dùng chất làm trắng kéo dài, đặc biệt là hydroquinon.
- Tăng sắc tố vùng mặt không đáp ứng với điều trị hoặc tái phát sau khi đáp ứng với điều trị ban đầu.
- Rối loạn sắc tố dạng chấm, đốm kèm giãn mạch.
Chẩn đoán xác định: sinh thiết nhuộm HE có hình ảnh lắng đọng sắc tố màu vàng nâu dạng quả chuối ở trung bì.
Chẩn đoán phân biệt
Rám má.
Rối loạn sắc tố của Riel
Bớt Ota
Bớt Hori
Tăng sắc tố sau viêm
Tăng sắc tố do thuốc (amidaron, mino-cyclin,...)
8.4 Điều trị
Gặp nhiều khó khăn, không có giải pháp điều trị đặc hiệu.
Ngừng các thuốc nghi ngờ:
- Hydroquinon và các dẫn xuất của nó như arbutin, deoxyarbutin
- Resorcinol
- Phenol
- Acid picric
- Thuốc kháng sốt rét (quinin)
Tránh nắng, sử dụng kem chống nắng. Thuốc bôi có thể sử dụng như tretinoin, glycolic acid bôi hoặc lột bằng glycolic acid cho hiệu quả hạn chế.
Một vài nghiên cứu cho thấy lợi ích khi điều trị ochronosis ngoại sinh bằng laser CO2, Q switched ruby, Q - switched alex-andrite, Q - switched Nd:YAG, IPL, và la-ser Er:YAG. Theo nghiên cứu của Bellew SG, laser QS alexandrite (755nm) có hiệu quả trong điều trị onchronosis ngoại sinh mà không để lại tác dụng phụ như sẹo hoặc thay đổi cấu trúc da. Sử dụng mật độ năng lượng trung bình (6-8 J/cm), spot size khoảng 3mm, số lần điều trị 4 - 6 lần, khoảng cách giữa các lần 2 - 4 tháng cho hiệu quả làm sáng rõ rệt các tổn thương sắc tố.