1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Các loại thuốc tiêm (injection) và phân tích thành phần có trong thuốc tiêm

Các loại thuốc tiêm (injection) và phân tích thành phần có trong thuốc tiêm

Các loại thuốc tiêm (injection) và phân tích thành phần có trong thuốc tiêm

Trungtamthuoc - Thuốc tiêm là loại thuốc được đưa vào cơ thể thông qua tiêm vào cơ, mạch máu hoặc mô dưới da.... Phương pháp này cho phép thuốc nhanh chóng hấp thụ vào hệ tuần hoàn và có tác dụng nhanh chóng.

1 Thuốc tiêm là gì?

Theo Dược điển Việt Nam V: Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn dưới dạng dung dịch, nhũ tương, hỗn dịch hay bột khô pha tiêm, chúng được tiêm vào cơ thể dưới nhiều đường khác nhau, phổ biến nhất là tiêm tĩnh mạch. 

Đây là dạng thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào mô, cơ, hoặc tĩnh mạch. Thuốc tiêm thường được sử dụng để đạt hiệu quả nhanh hơn so với việc sử dụng các dạng khác như thuốc uống hoặc thuốc đặt. Việc tiêm thuốc cho phép thuốc được trực tiếp đi vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể, điều này giúp thuốc nhanh chóng tiếp cận các mô và cơ quan cần thiết để cho tác dụng [1].

Thuốc tiêm - Injection
Thuốc tiêm - Injection

Để thể hiện rõ ràng cho dạng bào chế của một loại thuốc, đối với dạng thuốc tiêm nhà sản xuất thường ghi trên vỏ nhãn hoặc vỏ hộp thuốc là "injection" hoặc "thuốc tiêm" hoặc "dung dịch tiêm". Thông tin này cung cấp cho người dùng biết cách sử dụng đúng và an toàn cho thuốc đó.

2 Các đường tiêm thuốc

Thuốc tiêm được đưa vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau tùy thuộc vào mục đích điều trị. Mỗi đường tiêm thuốc cơ thể chỉ dung nạp được một thể tích thuốc nhất định cho mỗi lần tiêm. Thêm vào đó, các đường tiêm thuốc khác nhau có yêu cầu về độ đẳng trương, độ trong, chất gây sốt, các chất (ngoài dược chất) được thêm vào trong công thức thuốc rất khác nhau... Do đó, nhà bào chế cần phải biết được yêu cầu, đặc điểm của từng đường tiêm thuốc để vận dụng khi nghiên cứu xây dựng công thức, trong sản xuất, cũng như hướng dẫn sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm một cách có hiệu quả và an toàn nhất.

Các đường tiêm thường gặp [2]:

Tiêm tĩnh mạch (Intravenous injection - IV): Tiêm IV là cách nhanh nhất để đưa thuốc vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể bằng cách sử dụng ống tiêm tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch. Do đó, đây là đường dùng mang lại đáp ứng sinh học gần như là tức thời. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu thực hiện sai cách, tiêm sai liều, quá liều hay sai thuốc nên cần rất thận trọng khi sử dụng. Thể tích thuốc tiêm tĩnh mạch có thể từ vài ml đến hàng trăm ml (dung dịch tiêm truyền) dưới dạng dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước. Truyền tĩnh mạch cho phép sử dụng một lượng thuốc nhất định một cách có kiểm soát trong một khoảng thời gian. Thông thường, yêu cầu đối với dung dịch tiêm, tiêm truyền trên 15ml không được có các chất sát khuẩn. Tiêm tĩnh mạch thường được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Tiêm trong da (Intradermal injection - ID): Thuốc được tiêm trực tiếp vào lớp giữa lớp trong cùng và lớp ngoài cùng của da. Kỹ thuật tiêm trong da thường được thực hiện bằng cách sử dụng một kim tiêm nhỏ có độ sâu chỉ khoảng 1-2 mm, để thuốc được tiêm vào lớp nông của da. Vùng tiêm thường là ngoài cánh tay - khu vực có da mỏng và ít cơ. Sau khi tiêm, thuốc sẽ tạo thành một nốt đỏ nhỏ hoặc một vết sưng nhỏ trên da. Tiêm trong da thường không gây đau, và hấp thụ chậm hơn so với các phương pháp tiêm khác. Điều này cho phép thuốc duy trì tác dụng trong một khoảng thời gian dài và thường được sử dụng cho mục đích chẩn đoán hoặc kiểm tra phản ứng dị ứng. Thể tích thường tiêm rất nhỏ khoảng 0,1 -0,2ml.

Tiêm dưới da (Subcutaneous injection - SC): Thuốc hay dược chất được tiêm vào lớp mô liên kết ngay dưới da được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào chất béo và Collagen. Những mũi tiêm này hoạt động chậm hơn so với tiêm IV hoặc IM vì khu vực này không có nhiều mạng lưới mạch máu xung quanh. Vị trí tiêm thường gặp là ở cánh tay, cẳng chân, bụng. Tiêm dưới da giúp thuốc hấp thụ chậm hơn so với tiêm tĩnh mạch, nhưng tác dụng kéo dài hơn. Lưu ý: không được tiêm dưới da thuốc tiêm dưới dạng hỗn dịch, các loại thuốc có nguy cơ kích ứng tại chỗ và cần thay đổi vị trí tiêm thường xuyên.

Thuốc tiêm có đa dạng vị trí tiêm
Thuốc tiêm có đa dạng vị trí tiêm

Tiêm bắp (Intramuscular injection - IM): Thuốc được tiêm sâu vào cơ/bó sợi cơ nằm dưới da, một số vị trí tiêm thường gặp nhất là cơ delta cánh tay, cơ đùi hay cơ ở mông. Sau khi tiêm, thuốc sẽ được hấp thu nhanh chóng bởi các mạch máu xung quanh. Thể tích được tiêm khoảng 3 - 10ml dưới dạng dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc nhũ tương dầu trong nước, nhũ tương nước trong dầu. Yêu cầu: thuốc tiêm bắp cần có môi trường đẳng trương.

Ngoài ra, còn có một số đường tiêm khác có thể kể đến như: tiêm động mạch, tiêm trực tiếp vào cơ tim, tiêm vào khớp hoặc túi bao khớp, tiêm vào mắt. Việc tiêm vào những vị trí đặc biệt này thường đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao, và chỉ được thực hiện bởi những người có chuyên môn và kinh nghiệm. Thuốc được tiêm vào các vị trí trên tuyệt đối không được chứa chất gây sốt và chất sát khuẩn và nhất thiết phải đẳng trương.

Đường tiêmVí dụ về các loại thuốc được tiêm qua con đường này
Các loại thuốc tiêm tĩnh mạchMột số loại thuốc tiêm kháng sinh (Amikacin, Vancomycin,...), thuốc chống co giật (Diazepam, Phenytoin,...) , thuốc lợi tiểu (Furosemid, Acetazolamide,...) steroid và thuốc tiêm giảm đau
Các loại thuốc tiêm bắp Thuốc dị ứng, một số loại thuốc kháng sinh và hormone tránh thai, các hormon khác như Testosterone , Botox, steroid, tiêm phòng cúm, vắc xin COVID-19 và các loại vắc xin khác, thuốc tiêm B12 và một số loại thuốc chống loạn thần
Các loại thuốc tiêm dưới daInsulin, một số loại thuốc nội tiết tố như testosterone, thử phản ứng dị ứng, thuốc giảm đau và thuốc trị viêm khớp
Các loại thuốc tiêm trong daBotox, steroid và vắc xin phòng bệnh lao (TB). Cũng được sử dụng để kiểm tra dị ứng

3 Các loại thuốc tiêm

Thuốc tiêm có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

1. Theo đường tiêm: Thuốc tiêm có thể được phân loại theo đường tiêm sử dụng, chẳng hạn như tiêm tĩnh mạch (intravenous), tiêm cơ (intramuscular), tiêm dưới da (subcutaneous), tiêm dưới màng nhện (intradermal), và tiêm vào tủy xương (intrathecal).

2. Theo cơ chế tác động: Thuốc tiêm có thể được phân loại theo cơ chế tác động của chúng, chẳng hạn như thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau, thuốc chống loạn nhịp tim, và nhiều loại khác.

3. Theo tác dụng: Thuốc tiêm có thể được phân loại dựa trên tác dụng chủ yếu của chúng, ví dụ như thuốc chống ung thư, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc thần kinh, thuốc tiểu đường, và thuốc tiêu hóa.

4. Theo hệ phân tán: Thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm hỗn dịch, thuốc tiêm nhũ tương hay thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn.

5. Theo nguồn gốc và mục đích sử dụng: thuốc tiêm dùng để chẩn đoán bệnh, thuốc tiêm là các sản phẩm sinh học như vaccin, thuốc tiêm có gắn chất phóng xạ dùng để chẩn đoán hav điều trị bệnh.

6. Theo bản chất của dung môi: Thuốc tiêm nước và thuốc tiêm dầu

Các tiêu chí trên chỉ là một số ví dụ phổ biến. Phân loại thuốc tiêm cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cấu trúc hóa học, tương tác thuốc, theo liều dùng và mục tiêu điều trị. Việc phân loại này giúp tăng cường hiểu biết và quản lý thuốc trong lĩnh vực y tế.

4 Ưu nhược điểm của thuốc tiêm so với thuốc uống

Ưu điểm - Nhược điểm của thuốc tiêm
Ưu điểm - Nhược điểm của thuốc tiêm

4.1 Ưu điểm

Tác dụng nhanh: Thuốc tiêm thường có tác dụng nhanh hơn so với thuốc uống. Vì thuốc được tiêm trực tiếp vào máu (tiêm vào tĩnh mạch hoặc động mạch) hoặc trực tiếp vào các cơ quan đích (như tiêm vào cơ tim hay tiêm vào dịch khớp, dịch não tủy), nó có thể nhanh chóng tiếp cận các mô và tác động vào hệ thống tuần hoàn. Điều này giúp thuốc tiêm có thể tác động nhanh chóng và hiệu quả ngay lập tức, đặc biệt là trong các trường hợp cấp cứu như ngừng tim, cơn hen phế quản cấp tính hoặc sốc. Tuy nhiên, nếu tiêm không đúng loại thuốc, tiêm quá liều hoặc tiêm vào đường tiêm không đúng, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong quá trình điều trị, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc tiêm là một dạng thuốc phù hợp cho những dược chất không thể sử dụng qua đường uống vì các lý do sau: dược chất dễ bị phân hủy hoặc phá hủy trong môi trường acid của dạ dày và các enzym tiêu hoá (như các thuốc có bản chất là protein như Insulin, hormon và một số loại penicillin); dược chất ít được hấp thu qua màng ruột (như thuốc chống nấm amphotericin B, trị giun,...); hoặc dược chất gây tác dụng phụ không mong muốn khi dùng qua đường uống (như emetin gây nôn khi uống).

Việc sử dụng thuốc tiêm cho phép tập trung tác dụng của thuốc tại nơi tiêm, từ đó tăng cường tác dụng tại đích điều trị và giới hạn tác dụng toàn thân và tránh tác dụng phụ xảy ra. Ví dụ, Methotrexate được tiêm trực tiếp vào dịch não tủy để điều trị bệnh bạch cầu; trong quá trình nhổ răng, các loại thuốc gây tê tại chỗ được tiêm trực tiếp vào vùng răng, trong khi thuốc chống viêm để điều trị viêm khớp có thể được tiêm trực tiếp vào khớp hoặc túi bao khớp.

Việc tiêm thuốc là phương pháp tốt nhất trong những trường hợp bệnh nhân không uống được: bệnh nhân ngất, bất tỉnh, không tự kiểm soát được hành vi, không muốn cộng tác với bác sĩ hoặc không thể sử dụng thuốc qua đường uống.

Bổ sung nhanh nước, chất điện giải, thể tích huyết tương, chất dinh dưỡng,...: Thuốc tiêm giúp khôi phục cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể nhanh chóng, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khi bệnh nhân không thể ăn trong thời gian dài.

Sử dụng thuốc qua đường tiêm cho phép điều chỉnh liều lượng chính xác hơn, dự đoán tốt hơn về quá trình hấp thu dược chất và kiểm soát mức độ và tần suất của quá trình này so với việc sử dụng thuốc qua đường uống. Do đó, đối với các loại thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, việc pha chế và thử nghiệm dưới dạng thuốc tiêm giúp dễ dàng nghiên cứu động học dược phẩm và đánh giá tác dụng điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc một cách chính xác hơn.

4.2 Nhược điểm

Khó tự điều trị: Việc tiêm thuốc yêu cầu kỹ thuật và kiến thức chuyên môn. Bệnh nhân không thể tự tiêm thuốc mà cần được thực hiện bởi một chuyên gia y tế hoặc bác sĩ - người có chuyên môn hoặc người đã được tập huấn và cần có hướng dẫn pha thuốc tiêm truyền đi kèm.

Đường tiêm thường gây đau hoặc khó chịu → việc tuân thủ của bệnh nhân có thể là trở ngại.

Tác dụng phụ: Thuốc tiêm có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm phản ứng dị ứng, nhiễm trùng và tổn thương mô tại vị trí tiêm. Và trong trường hợp bệnh nhân sử dụng quá liều, không thể loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể. 

Việc sản xuất các sản phẩm tiêm thường khó khăn và tốn kém hơn so với các dạng bào chế khác vì sản phẩm phải đáp ứng với những yêu cầu nghiêm ngặt về đảm bảo vô khuẩn, không có chất gây sốt và các tiểu phân cơ học. 

Sử dụng thuốc qua đường tiêm thường mất thời gian lâu hơn so với các phương pháp sử dụng thuốc khác, và đôi khi kéo dài trong nhiều giờ như trong trường hợp tiêm truyền tĩnh mạch. Đồng thời, việc sử dụng thuốc qua đường tiêm yêu cầu theo dõi tình trạng của bệnh nhân một cách cẩn thận trong suốt quá trình tiêm thuốc.

Ngoài ra, giá cả của các sản phẩm thuốc tiêm thường cao hơn so với các dạng thuốc khác.

===> Mời quý bạn đọc xem thêm: Ưu nhược điểm của Viên nang

5 Thành phần thuốc tiêm

Trong một chế phẩm thuốc tiêm thường có 4 thành phần chính là:

  • Dược chất
  • Dung môi
  • Các thành phần khác (Chất điều chỉnh pH, chất đẳng trương, chất sát khuẩn, chất chống oxi hóa,...)
  • Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Thành phần trong thuốc tiêm
Thành phần trong thuốc tiêm

5.1 Dược chất

5.1.1 Vai trò và yêu cầu của dược chất trong thuốc tiêm

Dược chất là thành phần quan trọng nhất trong công thức thuốc, quyết định tác dụng điều trị hoặc phòng bệnh. 

Yêu cầu của dược chất dùng để pha chế thuốc tiêm:

yêu cầu cao về độ tinh khiết bao gồm cả đảm bảo tính tinh khiết về mặt vật lý, hoá học và vi sinh học. 

Thông tin về cấu trúc hoá học, tính chất vật lý (dạng, độ tan, tính hút ẩm...) và tính chất hoá học và độ ổn định của dược chất cần được thu thập đầy đủ. Dựa trên thông tin này, có thể lựa chọn dung môi và các chất phụ gia thích hợp để tạo thành thành phần của thuốc tiêm.

Dược chất nhất thiết phải tan tốt trong dung môi hay chất dẫn (đặc biệt là nước). Trường hợp dược chất có độ tan thấp, có thể sử dụng hỗn hợp dung môi làm tăng độ tan dược chất ít tan hoặc chuyển sang dạng bào chế thuốc tiêm hỗn dịch. Tuy vậy, chỉ ở dạng dung dịch dược chất mới có thể khuếch tán qua mô và hấp thu vào máu nên độ tan của dược chất vẫn là yếu tố quyết định khả năng hấp thu. Trong trường hợp dược chất không ổn định trong môi trường nước, người ta thường bào chế chúng dưới dạng bột đông khô, bột vô khuẩn (bột pha tiêm) thông qua các phương pháp khác nhau như kết tinh vô khuẩn, phun sấy vô khuẩn,...

Dược chất cần ổn định trong dạng thuốc, ít hoặc không bị thủy phân, oxi hoá biến chất. 

5.1.2 Các biện pháp làm tăng độ tan của dược chất

Có nhiều biện pháp để làm tăng độ tan của dược chất, bao gồm:

1. Lựa chọn dung môi hoặc hỗn hợp dung môi: sử dụng dung môi hoặc hỗn hợp dung môi mà dược chất có thể tan tốt trong nó. Điều này đòi hỏi nghiên cứu tính chất tan của dược chất và lựa chọn dung môi phù hợp.

2. Sử dụng chất làm tăng độ tan: Thường sử dụng là các chất diện họat không ion hóa như Tween 20, 60 hay 80 với mục đích làm giảm sức căng bề mặt tiếp xúc giữa dược chất và dung môi, từ đó cải thiện độ tan của dược chất ít tan có trong thuốc tiêm. Tuy nhiên, khi sử dụng chất diện hoạt, cần lưu ý về các tác động tiềm ẩn như thay đổi tính thấm của màng tế bào, tăng hấp thu dược chất, tăng Sinh khả dụng của thuốc và tăng độc tính của thuốc.

Các biện pháp làm tăng độ tan của dược chất ít tan
Các biện pháp làm tăng độ tan của dược chất ít tan

3. Tạo muối dễ tan: Muối của dược chất có thể có độ tan tốt hơn so với dạng tự do.

4. Kết hợp sử dụng dung môi và điều chỉnh pH: Kết hợp sử dụng hỗn hợp dung môi với điều chỉnh pH có thể làm tăng độ tan của dược chất khi pha dung dịch thuốc tiêm.

5. Lựa chọn dạng tồn tại thích hợp của dược chất: Một dược chất có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, và các dạng này có thể có độ tan và độ ổn định khác nhau trong môi trường nước. Việc lựa chọn dạng tồn tại thích hợp của dược chất có thể giúp tăng độ tan trong dung dịch thuốc tiêm.

6. Chuyển sang dạng bào chế thuốc tiêm hỗn dịch: nếu đã sử dụng tất cả các biện pháp nêu trên mà không thể cải thiện độ tan của dược chất để pha chế dung dịch thuốc tiêm theo mong muốn, có thể chuyển sang dạng bào chế thuốc tiêm hỗn dịch. 

5.1.3 Các biện pháp chống oxy hóa dược chất trong thuốc tiêm

Các dược chất như adrenaline, morfin, apomorphin, vitamin C, Diclofenac, clopromazin và nhiều dược chất khác có tính chất khử, dễ bị oxy hóa. Khi pha chế thành dung dịch, các phân tử dược chất bị oxy hóa nhanh chóng. Kết quả của quá trình oxy hóa là giảm hàm lượng dược chất trong chế phẩm, làm giảm tác dụng điều trị và có thể gây phản ứng độc khi tiêm vào cơ thể.

Quá trình oxy hóa là sự tự oxy hóa, diễn ra theo chuỗi phản ứng, bắt đầu bởi một lượng nhỏ oxy hoặc gốc tự do. Quá trình này tăng nhanh khi có sự xuất hiện của vết ion kim loại nặng (như Cu2+, Fe3+), pH không thích hợp, tiếp xúc với tia tử ngoại và nhiệt độ cao trong quá trình tiệt khuẩn.

Nếu dược chất bị oxi hóa sẽ dẫn đến giảm hàm lượng dược chất trong chế phẩm thuốc tiêm, làm giảm tác dụng điều trị và có thể làm xuất hiện phản ứng có hại cho cơ thể khi sử dụng.

Các dược chất có bản chất là chất khử như acid ascorbic, morphin, diclofenac,... rất dễ bị oxi hóa, đặc biệt quá trình oxi hóa diễn ra nhanh hơn khi chúng được hòa tan/phân tán trong dung môi nước.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc tiêm chứa các dược chất dễ bị oxy hóa, cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp để bảo vệ dược chất và giảm tối thiểu lượng dược chất bị oxy hóa trong quá trình pha chế và bảo quản chế phẩm. Bao gồm:

Giai đoạnBiện pháp
Trong quá trình thiết kế công thức của thuốc tiêmSử dụng dược chất, dung môi và chất hỗ trợ có độ tinh khiết cao để giảm sự có mặt của gốc tự do và ion kim loại nặng trong thành phần của thuốc.
Điều chỉnh pH của chế phẩm đến một giá trị thích hợp, tại đó tốc độ phản ứng oxy hóa dược chất là thấp nhất. Việc lựa chọn khoảng pH phù hợp cho chế phẩm thuốc tiêm yêu cầu thông tin về độ ổn định của dược chất theo pH của dung dịch. Ví dụ, để giảm tốc độ oxy hóa Morphin trong dung dịch nước, có thể chọn pH từ 2 - 4,5, trong khi oxy hóa Acid Ascorbic trong dung dịch nước thấp nhất ở vùng pH từ 5 - 7.
Sử dụng chất chống oxy hóa bằng cách thêm chúng vào công thức chế phẩm để bảo vệ dược chất khỏi quá trình oxy hóa.
Sử dụng chất chống oxy hóa hiệp đồng để tăng khả năng chống oxy hóa của chế phẩm
Trong quá trình pha chế thuốc tiêmSử dụng nước cất đã được loại bỏ oxy bằng cách đun sôi (trong quy mô nhỏ) hoặc sục khí trơ như nitrogen hoặc argon (trong quy mô công nghiệp) để pha thuốc tiêm.
Tuân thủ trình tự pha chế đúng đắn bằng cách hòa tan các chất điều chỉnh pH và chất chống oxy hóa trước khi hòa tan dược chất.
Thực hiện pha chế nhanh (trong quy mô nhỏ) hoặc sử dụng thiết bị hòa tan khí (trong quy mô công nghiệp) để giảm thời gian tiếp xúc của thuốc với không khí.
Đóng nắp ống hoặc hàn đậy lọ trong môi trường khí trơ để thay thế không khí có oxy. Điều này có thể được thực hiện bằng máy đóng-hàn tự động. Biện pháp này không chỉ chống oxy hóa hiệu quả mà còn giúp giảm thiểu nồng độ chất chống oxy hóa cần thêm vào thuốc vẫn đạt được mục đích.

5.2 Dung môi

Tiêu chíNội dung
Mục đíchDung môi hay chất dẫn là những chất lỏng được dùng để hòa tan hoặc phân tán dược chất để tạo thành dung dịch tiêm, nhũ tương tiêm hay hỗn dịch tiêm.
Yêu cầu

Không có tác dụng dược lý riêng

Tương hợp với máu

Không gây độc, không kích ứng tại chỗ, không ngăn cản tác dụng điều trị của dược chất

duy trì được độ tan, độ ổn định của dược chất ngay cả khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao cũng như trong quá trình bảo quản chế phẩm thuốc, không bị ảnh hưởng do sự thay đổi pH và phải đạt độ tinh khiết cần thiết để pha thuốc tiêm

Ví dụ

Dung môi thường dùng trong các công thức thuôc tiêm là nước, dầu thực vật,

hay hỗn hợp các dung môi đồng tan với nước như glycerin, ethanol, propylen

glycol, polyethylen glycol...

5.2.1 Nước cất pha tiêm

Nước cất pha tiêm là dung môi lý tưởng, phổ biến dùng để pha các loại thuốc tiêm, vì:

  • Có khả năng tương hợp rất cao với mô cơ thể
  • Dễ sử dụng, an toàn
  • Hòa tan được nhiều loại dược chất do có hằng số điện môi cao và nhiều liên kết hidro
  • Vô khuẩn, không có chất gây sốt

Nhược điểm

  • Nước là môi trường phổ biến làm thủy phân nhiều loại dược chất, làm mất tác dụng dược lý của chúng
  • Yêu cầu điều chế từ nước tinh khiết và sử dụng trong vòng 24h, duy trì ở 80 độ C hoặc 5 độ C nhằm đảm bảo nước cất không chứa chất gây sốt

Trong nước cất thường chứa nhiều khí CO2 và O2 tự do, dễ gây tủa hoặc oxi hóa một số dược chất (Barbiturat, sulphonamid, Cloramphenicol, vitamin C,...). Có 2 phương pháp được sử dụng để loại bỏ CO2 và O2 ra khỏi nước cất là: sục khí Nitơ (N2) hoặc đun sôi nước khoảng 10 phút ngay trước khi pha.

5.2.2 Dung môi đồng tan với nước

Một số dung môi đồng tan trong nước
Một số dung môi đồng tan trong nước
Vai trò 

Làm tăng độ tan của các dược chất ít tan trong nước (các glycosid tim như Digoxin, các barbiturat, các kháng histamin,...).

Hạn chế quá trình thủy phân đối với các dược chất dễ bị thủy phân trong nước, nhất là khi tiệt khuẩn chế phẩm ở nhiệt độ cao (ví dụ: các barbiturat).

Nhược điểm
Các dung môi đồng tan với nước có thể gây kích ứng tại nơi tiêm hoặc làm lăng độc tính của thuốc, đặc biệt là khi dùng với lượng lớn hoặc với nồng độ cao, do đó phải thử nghiệm cẩn thận khi lựa chọn các dung môi này làm dung môi trong một công thức thuốc tiêm
Phân loại
Ethanol

Yêu cầu: Ethanol dùng làm dung môi pha thuốc tiêm phải là loại mới cất và trung tính.

Ethanol có tác dụng sinh học riêng, nếu dung môi có nồng độ ethanol cao sẽ gây đau và có thể gây hoại mô tại nơi tiêm. 

Nồng độ ethanol trong một công thức thuốc tiêm không nên vượt quá 15%. 

Propylen glycol (PG)

Propylen glycol có khả năng hòa tan nhiều dược chất ít tan hoặc không tan trong nước.

Có tác dụng ổn định dung dịch tiêm, hạn chế thủy phân dược chất khi tiệt khuẩn thuốc bằng nhiệt

Propylen glycol tương đối ít độc do được chuyển hoá và thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể, vì thế propylen glycol được dùng phối hợp làm dung môi trong khá nhiều công thức thuốc tiêm. 

Lưu ý là propylen glycol có thể gây kích ứng mạnh chỗ tiêm, đặc biệt là khi tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Tương tự ethanol, nồng độ Propylen glycol trong một công thức thuốc tiêm không nên vượt quá 15%. 

Glycerin

Glycerin thường được dùng phối hợp với alcol và nước để làm tăng độ tan của các dược chất ít tan trong nước và dễ bị thủy phân trong môi trường nước.

Thường dùng với tỷ lệ dưới 15%.

Polyethylene glycol (PEG)

Sử dụng polyethylen glycol (PEG) phân tử lượng thấp như PEG 300, PEG 400

Lưu ý: Khi dùng PEG làm dung môi pha thuốc tiêm, PEG có thể bị phân hủy tạo ra formaldehyde trong quá trình tiệt khuẩn chế phẩm bằng nhiệt, làm tăng độc tính của thuốc tiêm.

5.2.3 Dung môi không đồng tan với nước

Nhiều dược chất không tan trong nước như các loại Vitamin A, K, D, E hay hormon steroid,... nhưng chúng tan được trong dầu và một số loại ester

Yêu cầu: dầu hay các loại ester này phải được chuyển hóa trong cơ thể

Các loại dung môi hay dùng: dầu thực vật, benzyl benzoat, ethyl oleat, 

Ưu điểm: kéo dài thời gian tác dụng, do sau khi được tiêm vào cơ thể, dược chất phải khuếch tán từ pha dầu sang pha nước (mô xung quanh vị trí tiêm) sau đó được hòa tan rồi hấp thu

Nhược điểm: dễ bị oxi hóa, một số dung môi có thể gây kích ứng khi tiêm cho bệnh nhân

Lưu ý: thuốc tiêm dầu chỉ dùng để tiêm bắp, không được tiêm vào mạch máu do khả năng gây tắc mạch.

Phân loạiĐặc điểm
Dầu thực vật

Dầu dùng làm dung môi pha thuốc tiêm phải chuyển hoá được trong cơ thể, như vậy chỉ có thể dùng dầu thực vật mà không được dùng dầu khoáng.

Yêu cầu:

  • Cần trung tính hoá dầu (trung hòa acid béo tự do bằng NaCO3 đặc)
  • Chỉ dùng để tiêm bắp

Khi cần bảo quản dầu, nên dùng bình chứa bằng sứ hay thủy tinh, không dùng bình chứa bằng kim loại (do vết ion kim loại xúc tác quá trình oxy hóa acid béo không no có trong dầu), đậy kín và tránh ánh sáng. Có thể thêm chất chống oxy hoá như a-tocopherol, butylhydroxyanisol (BHA), butylhydroxytoluen (BHT).

Hay dùng:

  • Dầu Vừng được sử dụng nhiều nhất do bản thân dầu vừng có chứa các chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hoá nên dầu vừng rất ổn định (trừ khi để ra ánh sáng).
  • Ngoài ra: dầu lạc, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt bông, dầu hạt thuốc phiện, dầu thầu dầu
Ethyl oleatEthyl oleat không có peroxide là một ester của acid oleic, được dùng làm dung môi pha thuốc tiêm calciferol, deoxycorton acetat (BP 88). Thuốc tiêm pha với dung môi là ester ít nhớt hơn so với thuốc tiêm pha với dung môi dầu nên tiêm thuốc dễ dàng hơn, nhất là khi thời tiết lạnh.
Benzyl benzoatBenzyl benzoat được dùng để làm tăng độ tan của steroid trong dầu, ví dụ thuốc tiêm dimercaprol (BP 88)

5.3 Các chất khác

Để đảm bảo chất lượng của các chế phẩm thuốc tiêm trong quá trình pha chế, sản xuất, bảo quản và sử dụng, cần bổ sung các thành phần khác vào thành phần của thuốc tiêm, ngoài dược chất và dung môi. Những thành phần này có vai trò trong việc đảm bảo tính ổn định về mặt vật lý, hoá học, bào chế, sinh khả dụng và an toàn của thuốc tiêm. Các thành phần bổ sung bao gồm chất chống oxy hóa,  chất sát khuẩn, chất điều chỉnh pH, chất tạo phức,  chất diện hoạt, chất làm tăng độ tan và chất đẳng trương hóa thuốc tiêm. Tất cả các hóa chất này cũng phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng để được sử dụng trong quá trình pha chế thuốc tiêm.

5.3.1 Chất điều chỉnh pH và hệ đệm

Trong quá trình bảo quản, pH của chế phẩm thuốc tiêm có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân: dược chất bị phân hủy, tương tác của các thành phần với nhau hay với bao bì, sự xâm nhập của không khí từ môi trường vào bao bì, nút cao su,.. Do đó, cần một hệ đệm để duy trì pH của chế phẩm tiêm

Chỉ dùng chất điều chỉnh pH với nồng độ đủ để duy trì pH của chế phẩm, đồng thời cho phép hệ đệm sinh lý có thể dễ dàng điều chỉnh pH tại nơi tiêm về pH sinh lý của máu (pH =  7,4).

Điều chỉnh pH dung dịch thuốc tiêm
Điều chỉnh pH dung dịch thuốc tiêm

Mục đích điều chỉnh pH

  • Làm tăng độ tan của dược chất

Đối với dược chất là acid yếu, base yếu thì pH của dung dịch tăng làm tăng độ tan của acid yếu và làm giảm độ tan của base yếu và ngược lại.

  • Làm tăng độ ổn định của dược chất từ đó tăng độ ổn định của chế phẩm thuốc tiêm

Mỗi dược chất có một khoảng pH tối ưu mà trong khoảng đó dược chất được đảm bảo bền vững về mặt hóa học (ít bị thủy phân, ít bị oxy hoá, và không chuyển dạng kết tinh…) trong cả quá trình bào chế, tiệt khuẩn và trong quá trình bảo quản.

  • Giảm kích ứng, giảm cảm giác đau và hoại tử nơi tiêm 

Cơ thể có khả năng nhận các thuốc tiêm có pH từ 4 đến 10, tương ứng với các hệ đệm sinh lý tự nhiên có trong các dịch giữa các tế bào.

Tuy nhiên, khi dung dịch thuốc tiêm quá acid (pH < 3) hoặc quá kiềm (pH > 10), cơ thể sẽ gặp phản ứng mạnh và có thể gây đau, kích ứng và thậm chí gây tổn thương mô tại vị trí tiêm thuốc, đặc biệt là khi tiêm dưới da hoặc vào cơ bắp. Điều này xảy ra vì các dung dịch quá acid hoặc quá kiềm có khả năng phá huỷ cấu trúc tế bào và gây kích thích mạnh cho các receptor đau.

Khi tiêm thuốc vào dịch não tủy hoặc màng cứng, việc điều chỉnh pH của dung dịch tiêm trở nên quan trọng hơn. Điều chỉnh dung dịch tiêm trong khoảng pH 7,0 - 7,6 và lý tưởng là 7,4 được thực hiện để đảm bảo tính trung tính. Điều này là để tránh viêm màng não vô khuẩn, vì các dung dịch tiêm không trung tính có thể gây tổn thương màng não.

  • Tăng sinh khả dụng của thuốc

Khi tiêm thuốc vào cơ bắp hoặc dưới da, các phân tử dược chất cần thấm qua các màng sinh học trước khi được vận chuyển từ vị trí tiêm vào tuần hoàn chung và đến nơi có tác dụng của thuốc. Màng sinh học chủ yếu bao gồm lipid và protein, trong đó lớp Phospholipid kép được coi là cấu trúc cơ bản của màng, do đó màng sinh học có tính chất thân lipid, thân dầu. Đối với dược chất có tính thân dầu (dễ tan trong dầu) thì dễ thẩm thấu qua màng sinh học. Còn đối với các dược chất có tính chất là acid yếu hoặc base yếu, mức độ thân lipid của chúng phụ thuộc vào mức độ ion hóa của dược chất đó. Dạng không ion hoá của dược chất tan tốt trong lipid hơn so với dạng ion hoá, do đó dược chất dạng không ion hoá dễ dàng thẩm thấu qua các màng sinh học hơn.

Trong dung dịch thuốc tiêm, mức độ ion hoá của dược chất phụ thuộc vào 2 yếu tố là hằng số phân li Ka của dược chất và pH của dung dịch thuốc. 

Khi pH của dung dịch tiêm thay đổi, tỷ lệ giữa dạng ion hoá và không ion hoá của dược chất cũng sẽ thay đổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính thấm qua màng sinh học của dược chất.

Lưu ý:Acid Boric có thể đi qua được màng tế bào hồng cầu và làm vỡ hồng cầu mạnh nên trong công thức thuốc tiêm, tuyệt đối không được dùng hệ đệm boric/borat. 

Một số hệ đệm thường dùng trong sản xuất thuốc tiêm

Hệ đêm   Khoảng pH      Nồng độ thường dùng (%)   
Acid acetic và muối3,5 - 5,71 - 2
Acid citric và muối2,5 - 6,01 - 3
Acid phosphoric và muối6,0 - 8,20,8 - 2
Acid glutamic và muối6,0 - 8,21 - 2

5.3.2 Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa cho thuốc tiêm nước

Chất chống oxy hóa có tính chất dễ bị oxy hóa và sẽ bị oxi hóa trước khi dược chất bị oxi hóa bởi chúng có thế oxi hóa thấp hơn so với dược chất. Các chất chống oxy hóa thường dùng là:

Chất chống oxy hóaĐặc điểm
Các chất sinh SO2

Các muối natri hay Kali sulfìt, bisulfit, metabisulfit và dithionit là những chất chống oxy hóa thường dùng nhất trong các thuốc tiêm nước. 

Các muối sulfit có tác dụng chống oxy hóa do sinh SO2 và khoá oxy hòa tan trong thuốc theo phản ứng:

                             SO2 + O2 => SO3 

Khả năng chống oxy hóa của các muối sulfìt phụ thuộc vào nồng độ muối đưa vào dung dịch và pH của dung dịch thuốc tiêm:

  • Thuốc tiêm có pH cao: thích hợp với muối sulfit
  • Thuốc tiêm có pH trung tính: thích hợp với muối bisulfit 
  • Thuốc tiêm có pH thấp: thích hợp với muối metabisulfit 

Lưu ý: Do sản phẩm của quá trình oxy hoá tạo ra muối sulfat, gốc sulfat này có thể kết hợp với các ion Ca++, Ba++ nhả ra từ bao bì thủy tinh tạo thành các muối không tan, làm vẩn đục dung dịch tiêm.

Nồng độ thường dùng: 0,1 - 1,0%

Acid ascorbic (Vitamin C)

Vitamin C có bản chất là chất khử nên thường được sử dụng như một chất chống oxy hóa trong thuốc tiêm, đặc biệt là thuốc tiêm dung dịch nước. 

Trong công thức thuốc tiêm, có thể kết hợp vitamin C với các chất chống oxy hóa khác vừa làm tăng hiệu quả vừa làm giảm lượng cần sử dụng của từng chất.

Nồng độ thường dùng: 0,01 - 0,1%

Một số chất chống oxy hóa khác

Hợp chất có Lưu Huỳnh (Cystein 0,1 - 0,5%). Natri formaldehyde sulfoxylat (Rongalit) 

Thioure dùng chống oxy hóa cho thuốc tiêm vitamin C.

Chất chống oxy hóa cho thuốc tiêm dầu

Các chất tan trong dầu như Vitamin E (Tocoferol 0,05 - 0,075%), butylhydroxyanisol (BHA 0,02%), butylhydroxytoluen (BHT 0,02%) thường được dùng làm chất chống oxy hóa trong công thức thuốc tiêm dầu. 

Lưu ý: các chất này nên dùng ở nồng độ tối thiểu vì dễ gây phản ứng dị ứng.

Nồng độ một số chất chống oxy hóa thường gặp trong công thức thức thuốc tiêm

Chất hiệp đồng chống oxy hóa

Vai trò: Chất hiệp đồng chống oxy hóa được sử dụng trong công thức của thuốc tiêm với mục đích làm tăng khả năng chống oxy hóa. Cơ chế hoạt động của chúng là khóa các ion kim loại nặng (Fe 3+, Cu 2+,...) thành các phức chất, từ đó làm giảm tác động xúc tác của các ion kim loại trong phản ứng oxy hóa của dược chất.

Các chất thường dùng: muối dinatri (dinatri edetat), acid dicarboxylic (aicd citric, acid tartric)

5.3.3 Các chất sát khuẩn

Tiêu chí

Đặc điểm

Mục đích sử dụngDuy trì độ vô khuẩn của thuốc trong quá trình pha chế, sản xuất và trong quá trình sử dụng thuốc
Những thuốc tiêm CẦN thêm chất sát khuẩn

Thuốc tiêm đóng đơn liều (lượng thuốc đóng trong một ống hay một lọ vừa đủ cho một lần tiêm) nhưng không được tiệt khuẩn bằng nhiệt. Vi khuẩn xuất hiện trong thuốc tiêm là do ngẫu nhiên rơi vào trong công đoạn đóng gói sau khi đã lọc vô khuẩn.

Thuốc tiêm đa liều (một lọ thuốc tiêm chứa lượng thuốc đủ cho vài lần tiêm): Chất sát khuẩn có sẵn trong thuốc sẽ diệt ngay

các vi sinh vật ngẫu nhiên xâm nhập vào lọ thuốc do thao tác mỗi khi rút thuốc để tiêm, đảm bảo các liều thuốc còn lại trong lọ thuốc luôn vô khuẩn.

Những thuốc tiêm KHÔNG được thêm chất sát khuẩn

Thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15ml/ một lần tiêm

Thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm vào nhãn cầu, thuốc tiêm vào dịch não tuỷ.

Căn cứ để lựa chọn chất sát khuẩn

Có hoạt tính sát khuẩn với nhiều loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men, nấm mốc) ngay ở nồng độ thấp và có hoạt tính trong một khoảng pH rộng.

Không độc, không gây dị ứng với nồng độ dùng trong công thức chế phẩm

Tan hoàn toàn trong dung môi pha tiêm

Ổn định về cả mặt vật lý và hóa học trong quá trình pha chế, tiệt khuẩn và bảo quản

Không tương kỵ với thành phần trong công thức chế phẩm

Không bị bao bì hấp phụ, làm giảm nồng độ và hiệu lực sát khuẩn

Các nhóm chất sát khuẩn thường dùng trong thuốc tiêm

Phenol và dẫn chất

Ưu điểm: có tác dụng diệt khuẩn mạnh, tác dụng tôt trong môi trường acid, ít bị Cao Su hấp phụ, thường dùng trong các thuốc tiêm tạng liệu và vaccin. 

Nhược điểm: tương kỵ vói các muối Sắt, dễ

bay hơi qua nút cao su và bị oxy hoá dưới tác động của ánh sáng.

VD: Phenol (acid phenic, acid carbolic) với nồng độ thường dùng là 0,25 - 0,5%

Các alcol

Điển hình là Alcol benzylic - chất lỏng sánh như dầu, tan trong nước và trong dầu. Ngoài tác dụng sát khuẩn, alcol benzylic còn có tác dụng gây tê nên có tác dụng giảm đau tại chỗ tiêm. Thường dùng cho thuốc tiêm dầu vitamin A, D, E. Bay hơi được qua nút cao su.

Nồng độ thường dùng: 1,0 - 2,0%

Các dẫn chất thủy ngân hữu cơ

Các dẫn chất thủy ngân hữu cơ được chia thành hai loại: cation và anion.

Loại cation thường dùng có phenyl thủy ngân acetat, phenyl thủy ngân borat và phenyl nitrat đều ít tan trong nước, tác dụng tốt trong dung dịch thuốc tiêm có pH > 6. Nồng độ thường dùng của Phenyl thủy ngân nitrat: 0,002%

Loại anion hay dùng là thiomerosal (thiomersal, merthiolat), tan tốt trong nước, ít gây vỡ hồng cầu, không bền dưới tác dụng của ánh sáng, , tác dụng tốt khi thuốc tiêm có pH > 7. Nồng độ thường dùng: 0,01%

Dẫn chất amoni bậc 4

Thường dùng Benzalkonium clorid, là một chất sát khuẩn có tính diện hoạt, nên ngoài tác dụng sát khuẩn nó còn có tác dụng làm tăng độ tan của dược chất ít tan và làm tăng khả năng thấm dược chất qua màng tế bào, song có nhược điếm là gây phá huyết và tương kỵ với một số anion, bị màng lọc hấp phụ.

Nồng đô thưòng dùng: 0,01 - 0,02 %

Các ester của acid parahydroxybenzoic (các paraben)

Thường dùng nipagin và nipasol. 

Tác dụng chủ yếu của các paraben là chống nấm, dùng phối hợp đồng thời hai chất sẽ có tác dụng tốt hơn.

5.3.4 Các chất đẳng trương thuốc tiêm

Định nghĩa

Dung dịch mà không làm thay đổi thể tích và hình dạng của tế bào máu, đồng thời có áp suất thẩm thấu (P) và độ hạ băng điểm (△t) tương đương với giá trị trong máu (P = 7,4 atm và △t = - 0,52° C) được gọi là dung dịch đẳng trương với máu. 

Khi tiêm một dung dịch đẳng trương vào cơ thể, chúng không gây đau đớn và khó chịu. Đẳng thẩm áp là dung dịch có áp suất thẩm thấu và độ hạ băng điểm bằng với máu/ huyết tương nhưng khi trộn lẫn với máu, nó vẫn làm vỡ, làm thay đổi thể tích tế bào máu.

Để xác định một dung dịch đẳng thẩm áp có phải là dung dịch đẳng trương hay không cần thực hiện nghiệm pháp Hematocrit (Hct) - đo thể tích tế bào máu.

Đẳng thẩm áp là loại dung dịch có áp suất thẩm thấu và độ hạ băng điểm giống máu/huyết tương, nhưng khi trộn với máu, chúng có thể làm vỡ và thay đổi thể tích tế bào máu.

Để xác định xem một dung dịch có phải là đẳng thẩm áp hay không, ta có thể sử dụng phương pháp Hematocrit (Hct) để đo thể tích tế bào máu.

Tác động của các loại dung dịch (ưu trương/nhược trương/đẳng trương) lên tế bào máu
Tác động của các loại dung dịch (ưu trương/nhược trương/đẳng trương) lên tế bào máu

Mục đích việc đẳng trương hoá các dung dịch thuốc tiêm

Mục đích của việc làm cho các dung dịch thuốc tiêm đẳng trương là để tránh gây đau đớn và tổn thương tại nơi tiêm, cũng như bảo vệ các tế bào máu. Tuy nhiên, vẫn có một số thuốc tiêm không đẳng trương, và khi sử dụng chúng, cần lưu ý đường tiêm thuốc.

  • Thuốc tiêm nhược trương được tiêm dưới da hoặc vào cơ bắp với liều nhỏ. Chúng thường có tác dụng nhanh.
  • Thuốc tiêm ưu trương được tiêm vào tĩnh mạch để tác dụng kéo dài và chậm hơn.

Các phương pháp tính để đẳng trương thuốc tiêm

Dựa vào áp suất thẩm thấu

Dựa vào độ hạ băng điểm

Dựa vào đương lượng natri clorid của dược chất

Dựa vào chỉ số thể tích đẳng trương của  chất tan

Dựa vào miligam đương lượng (mEq)

5.3.5 Chất gây thấm và gây phân tán

Trong một số trường hợp, khi dược chất khó tan hoặc ít tan trong dung môi, để tăng tính ổn định của thuốc và kéo dài thời gian tác dụng, người ta thường bào chế chúng dưới dạng thuốc tiêm hỗn dịch.

Để pha chế thuốc tiêm hỗn dịch, cần thêm vào thành phần những chất sau:

1. Chất gây thấm: Đây là các chất có tính chất diện hoạt như Tween 80, Span 80, lecithin và các chất tương tự. Mục đích của chất gây thấm là làm giảm sức căng bề mặt của chất rắn trong pha phân tán, từ đó làm tăng khả năng tan của dược chất.

2. Chất gây phân tán: Đây là các chất làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán như HPMC, Na CMC, Manitol và các chất tương tự. Mục đích của chất gây phân tán là giảm tốc độ sa lắng của tiểu phân rắn trong pha phân tán, giúp duy trì sự ổn định của hỗn dịch.

5.4 Bao bì đóng thuốc tiêm

Tiêu chíNội dung
Mục đích

Bao bì đóng thuốc tiêm là một thành phần không thể thiếu để có một sản phẩm thuốc tiêm.

Bao bì đóng thuốc tiêm có vai trò duy trì sự nguyên vẹn của chế phẩm thuốc tiêm, tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng

Yêu cầu

Không tương tác với thành phần trong thuốc

Có bề mặt bền vững ngay cả khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ và áp suất cao để không ảnh hưởng đến các thành phần có trong thuốc.

Có độ trong thích hợp đủ để phát hiện các tiểu phân, sự ô nhiễm và các biểu hiện biến chất của thuốc.

Có khả năng cản trở ánh sáng để bảo vệ dược chất dễ bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng.

Giá rẻ để có thể bỏ đi sau khi dùng hoặc dễ dàng rửa sạch để dùng lại

Phân loạiBao bì thủy tinhBao bì bằng chất dẻo
Ưu điểm

Trơ với hóa chất, không cho

khí và hơi nước thấm qua

Bề mặt nhẵn dễ rửa sạch bằng nước

Trong suốt nên rất thuận lợi cho việc đánh giá một số chỉ tiêu cảm quan của thuốc 

Có hình dạng ổn định ngay cả khi tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm ở 121°C hoặc nhiệt khô ở 260°C

Chịu được tác động của nhiều loại hoá chất.

Có thể rút hết lượng thuốc tiêm chứa trong chai hay túi chất dẻo mà không cần phải dẫn không khí vào chai, giảm thiểu được nguy cơ thuốc bị ô nhiễm, nhất là khi tiêm truyền trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh vô khuẩn.

Hầu như không bị vỡ.

Rất nhẹ, tỷ trọng chỉ bằng 1/10 tỷ trọng của thủy tinh.

Có thể dễ dàng chế tạo dưới nhiều hình dạng khác nhau.

Giá thành thấp hơn so với thủy tinh và có thể tái chế để sử dụng lại.

Nhược điểm

Nặng, giòn, dễ vỡ

Chi phí vận chuyển cao 

Thực tế không hoàn toàn trơ về mặt hoá học. 

Độ bền của bề mặt thủy tinh khi tiếp xúc với nước hay các dung dịch nước phụ thuộc vào thành phần của thủy tinh dùng làm bao bì.

Khó đạt được độ trong cần thiết để có thể kiểm tra trực tiếp một số chỉ

tiêu về cảm quan của thuốc.

Hơi ẩm và các khí như O2, CO2 từ môi trường có thể xâm nhập qua bao bì vào thuốc.

Bị già hóa theo thời gian dưới tác động của nhiệt, ánh sáng, không khí của môi trường.

Thành phần của bao bì bằng chất dẻo, ngoài polyme, còn có thêm nhiều hoá chất phụ gia nhằm tạo ra bao bì có những đặc tính phù hợp để đóng thuốc. Chính vì vậy bao bì bằng chất dẻo không hoàn toàn trơ về mặt hoá học, các chất phụ gia có trong bao bì khi tiếp xúc với dung dịch thuốc trong thời gian bảo quản chế phẩm có thể hòa tan vào thuốc, tương tác với

các thành phần của thuốc, gây ra các biến đổi vật lý, hoá học trong thuốc, làm giảm chất lượng và độ an toàn của thuốc.

Thành phần

Thủy tinh được sản xuất bằng cách nung chảy silicat (SiO2) lấy từ cát.

Chất dẻo là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc polyme được tạo thành từ các monome nhờ quá trình polyme hóa
Phân loại

Thủy tinh loại I là thủy tinh borosilicat hay thủy tinh trung tính: có độ bền cơ học cao, hầu như không bị thủy phân và nhả

các chất kiểm từ bề mặt bao bì vào thuốc nên dùng làm bao thích hợp cho mọi thuốc tiêm có pH khác nhau. 

Thủy tinh loại II là thủy tinh kiềm đã xử lý bề mặt bằng khí acid: dùng thích hợp cho nhiều thuốc tiêm, đặc biệt là các thuốc tiêm truyền, vì các dung dịch tiêm truyền thường là các dung dịch trung tính hay acid. 

Thủy tinh loại III là thủy tinh kiềm: không dùng để đóng thuốc tiêm nước, chỉ dùng đóng các thuốc tiêm dầu hoặc thuốc tiêm ở dạng bột khô.

Các chất hóa dẻo bởi nhiệt (thermoplastics) là những chất mềm dẻo dưới tác động của nhiệt và hóa rắn khi nguội. Ví dụ: polyethylen (PE), poly vinyl clorid (PVC)...

Các chất hóa cứng bởi nhiệt (thermosets) là những chất chỉ mềm dẻo trong khi chế tạo đồ vật và trở nên cứng vĩnh viễn, chúng không thể mềm dẻo trở

lại khi làm nóng nên ít được sử dụng làm vỏ đựng thuốc

Các polyme được sử dụng phổ biến nhất làm bao bì thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền và thuốc nhỏ mắt là: polyethylen cả ba loại : tỷ trọng thấp (LDPE), tỷ trọng trung bình (MDPE) và tỷ trong cao (HDPE), Polypropylen, polyvinyl clorid, ethylen - vinyl acetat đồng polyme.

6 Kỹ thuật pha chế thuốc tiêm

6.1 Điều kiện sản xuất thuốc tiêm

6.1.1 Môi trường sản xuất

Nhà xưởng 

Nhà xưởng sản xuất thuốc phải tuân thủ các quy định chung về Thực hành Tốt Sản xuất Thuốc (GMP) áp dụng cho các sản phẩm vô khuẩn.

Sơ đồ mặt bằng hệ thống các phòng sản xuất thuốc tiêm
Sơ đồ mặt bằng hệ thống các phòng sản xuất thuốc tiêm

Phòng sản xuất vô trùng 

Quá trình sản xuất thuốc tiêm phải diễn ra trong các phòng được cấp khí sạch theo tiêu chuẩn 1/A. Trong trường hợp không có người bên trong phòng, phòng cần phải đạt tiêu chuẩn 1/B. Đối với pha chế các sản phẩm sau khi đóng ống tiệt trùng, cần sử dụng phòng đạt tiêu chuẩn cấp 2.

Bảng: Tiêu chuẩn cơ bản của môi trường để sản xuất thuốc tiêm

CấpHiệu quả lọcTốc độ không khí hoặc thay đổi không khí trong 1 giờ (tối thiểu)Số lượng hạt bụi tối đa cho phép trong 1m3 không khíSố lượng vi sinh vật sống tối đa cho phép trong 1m3 không khí 
0,5 µm5 µm
1/A99,997%

0,3 m/s (ngang)

0,45 m/s(đứng)

3.000

0< 1
1/B99,995%203.00005
299,950%20300.000

2.000

100
395,000%203.500.0020.000500

Cấp không khí bằng thiết bị lọc khí: chủ động cấp không khí đã được lọc loại bỏ bụi và các vi sinh vật cho phòng pha chế vô khuẩn. Đối với các phòng pha chế yêu cầu mức độ sạch và vô khuẩn cao thì đây là biện pháp tốt nhất để kiểm soát môi trường không khí.

Cấp không khí qua thiết bị lọc khí

Một biện pháp tốt nhất để kiểm soát môi trường không khí trong các phòng pha chế vô khuẩn là sử dụng thiết bị lọc khí để cung cấp không khí đã được lọc sạch khỏi bụi và vi sinh vật. Điều này đảm bảo mức độ sạch và vô khuẩn cao cho các phòng pha chế yêu cầu.

Cấp không khí qua thiết bị lọc khí (thường sử dụng màng lọc HEPA)
Cấp không khí qua thiết bị lọc khí (thường sử dụng màng lọc HEPA)

Thiết bị, dụng cụ

Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng trong quá trình pha chế và sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền và thuốc nhỏ mắt phải được chế tạo từ vật liệu chịu được tác động nhiệt khi tiệt khuẩn bằng các phương pháp tiệt khuẩn thích hợp. Chúng cần được thiết kế để dễ dàng vệ sinh và tiệt khuẩn, đồng thời phải có công suất phù hợp với quy mô sản xuất và pha chế.

Phương pháp tiệt khuẩn

Phương pháp tiệt khuẩnĐặc điểm
Vô khuẩn bằng cách lọc

Áp dụng: dược chất và thành phần có trong công thức không bền dưới tác động của nhiệt độ cao. 

Thuốc cần vô khuẩn được lọc qua thiết bị lọc  sử dụng màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,22 µm (hoặc nhỏ hơn), với kích thước lỗ lọc này tất cả các vi sinh vật có trong thuốc sẽ bị giữ lại trên màng, vì các vi sinh vật đều có kích thước lớn hơn kích thước lỗ lọc.

Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

Áp dụng để tiệt khuẩn bao bì đựng thuốc bằng thủy tinh, các dụng cụ pha chế bằng kim loại hay thủy tinh và các thuốc tiêm dầu. 

Sử dụng nhiệt khô từ tủ sấy, máy sấy, lò sấy 

Cụ thể: sấy ở nhiệt độ 160°C trong 120 phút, 170°C trong 60 phút hoặc 180°C trong 30 phút.  

Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm

Áp dụng: tiệt khuẩn đa số' các thuốc tiêm nước

đã được đóng trong bao bì kín, có thành phần dược chất bền vững ở nhiệt độ cao và các dụng cụ chịu ướt.

Sử dụng nhiệt ẩm từ nồi hấp

Cụ thể: tiệt khuẩn ở nhiệt độ 100°C trong 60 phút với áp suất 0 atm; 110°C trong 30 phút với áp suất 0,5 atm hoặc 121°C trong 15 phút ở 1,0 atm.

Tiệt khuẩn bằng khí

Thường dùng khí ethylen oxyd 

Áp dụng: để tiệt khuẩn dụng cụ, bao bì không tiệt khuẩn được bằng nhiệt khô hay nhiệt ẩm.

6.1.2 Yếu tố con người

Yêu cầu

1. Đào tạo: Những người tham gia vào quá trình sản xuất thuốc tiêm cần được đào tạo về kiến thức về sản xuất thuốc vô khuẩn. Điều này đảm bảo rằng họ hiểu và tuân thủ đúng các quy trình và quy định liên quan đến sản xuất thuốc vô khuẩn.

2. Sức khỏe: Những người tham gia sản xuất thuốc tiêm không được mắc bệnh truyền nhiễm. Điều này nhằm đảm bảo rằng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ con người sang sản phẩm thuốc.

3. Môi trường làm việc: Nhân viên sản xuất cần có sự thích nghi và sẵn lòng làm việc trong môi trường yêu cầu vệ sinh cao. Các tiêu chuẩn vệ sinh phải được tuân thủ để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm thuốc tiêm.

4. Bảo hộ đặc biệt: Nhân viên sản xuất cần được trang bị bảo hộ đặc biệt như áo mặc vệ sinh, khẩu trang, găng tay và mũ bảo hiểm. Điều này giúp bảo vệ họ khỏi nguy cơ ô nhiễm và đảm bảo sự an toàn trong quá trình làm việc.

5. Tuân thủ quy trình: Nhân viên sản xuất cần thực hiện theo các quy trình tiêu chuẩn (SOP) đã được thiết lập. Điều này đảm bảo tính chính xác, nhất quán và đáng tin cậy của quá trình sản xuất thuốc tiêm.

6.2 Quy trình pha chế - sản xuất

Phương pháp sản xuất sau đó tiệt khuẩn

Tùy theo phương pháp tiệt khuẩn, sản xuất thuốc tiêm có thể được phân loại thành hai phương pháp chính:

1. Phương pháp sản xuất vô khuẩn: cả quá trình sản xuất trong môi trường vô khuẩn

2. Phương pháp sản xuất sau đó tiệt khuẩn: quá trình sản xuất trong môi trường không vô khuẩn ban đầu, sau đó sử dụng các phương pháp tiệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn và đảm bảo tính an toàn của sản phẩm. 

6.2.1 Quy trình sản xuất thuốc tiêm dung dịch

Các giai đoạn sản xuất được trình bày ở sơ đồ sau:

Các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm dung dịch
Các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm dung dịch

Pha chế dung dịch

Giai đoạn này bao gồm khuấy trộn để hòa tan dược chất trong dung môi thành dung dịch đồng nhất. Đối với những chất có độ tan thấp, có thể sử dụng các phương pháp để tăng độ tan. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách khuấy trộn đơn giản hoặc thổi khí nitơ vào dung dịch.

Lọc dung dịch

Giai đoạn này nhằm loại bỏ các tạp chất rắn trong dung dịch bằng cách dùng màng lọc, chúng sẽ được giữ lại phía trên màng. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương pháp lọc để loại bỏ vi sinh vật trong dung dịch. Các loại màng lọc thường được sử dụng gồm màng lọc thô (kích thước lỗ lọc 1,2 µm), màng lọc cho dung dịch tiêm nước (kích thước lỗ lọc 0,2 µm) và màng lọc cho dung dịch tiêm dầu (kích thước lỗ lọc 0,45 µm). Có các phương pháp lọc như lọc dưới áp suất thủy tĩnh, lọc dưới áp suất cao và lọc dưới áp suất giảm.

Rửa và sấy khô bao bì đóng gói

Vỏ ống tiêm được rửa sạch để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào còn lại. Sau đó, ống thường được sấy khô ở nhiệt độ cao để đảm bảo được khô ráo. Có hai phương pháp rửa chính là rửa chân không và rửa phun.

Nạp thuốc vào ống - hàn ống

Dung dịch thuốc được nạp vào ống sử dụng phương pháp chân không hoặc phương pháp đóng kim. Sau khi nạp dung dịch, ống được hàn kín bằng phương pháp hàn lia hoặc hàn kéo quay.

Tiệt khuẩn

Ống sau khi được nạp dung dịch được tiệt khuẩn để đảm bảo không có vi khuẩn tồn tại trong sản phẩm. Quá trình tiệt khuẩn có thể sử dụng các phương pháp được đề cập phía trên.

Loại bỏ ống hở

Sau khi quá trình tiệt khuẩn hoàn tất, kiểm tra được tiến hành để loại bỏ các ống có khả năng bị nứt hoặc hở. Thông thường, ống được nhúng vào một dung dịch màu nguội để phát hiện các ống hở.

Kiểm tra độ trong

Giai đoạn này bao gồm kiểm tra bằng mắt thường từng ống để loại bỏ những ống có dị vật hoặc độ đục cao. Các phép đo độ đục với những dị vật nhỏ hơn 50 µm có thể sử dụng thiết bị điện tử để xác định.

Dán nhãn -  đóng gói

Cuối cùng, ống được dán nhãn và đóng gói để chuẩn bị cho quá trình phân phối và sử dụng.

6.2.2 Quy trình sản xuất thuốc tiêm hỗn dịch

Quy trình sản xuất thuốc tiêm hỗn dịch
Quy trình sản xuất thuốc tiêm hỗn dịch

6.2.3 Quy trình sản xuất thuốc tiêm nhũ tương

Quy trình sản xuất thuốc tiêm nhũ tương
Quy trình sản xuất thuốc tiêm nhũ tương

7 Yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm

7.1 Độ trong

Dung dịch thuốc tiêm phải trong suốt, không có dị vật.

Thuốc tiêm nhũ tương không được phân tách lớp.

Thuốc tiêm là hỗn dịch có thể có tiểu phân rắn lắng xuống dưới nhưng khi lắc nhẹ, chúng phải được phân tán đồng nhất và duy trì sự phân tán đồng nhất này đó trong thời gian đủ để lấy đúng liều thuốc. Đồng thời, hỗn dịch thuốc tiêm chứa các hạt phân tán có kích thước nhỏ hơn 15 µm.

Thuốc tiêm bột: Thuốc tiêm bột đóng lọ phải tuân theo quy định về hàm ẩm (theo tiêu chuẩn của chế phẩm). Thuốc tiêm bột phải nhanh chóng hòa tan thành dung dịch trong suốt hoặc hỗn dịch đồng nhất khi lắc nhẹ. 

Yêu cầu thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền không được có vật thể nhìn thấy bằng mắt thường Và khi đếm số tiểu phân được giữ lại trên màng lọc sau khi lọc 25 ml dung dịch cần kiểm tra qua màng lọc có lỗ lọc 1 µm bằng kính hiển vi, không được có quá 20 tiểu phân có kích thước > 10µm, 5 tiểu phân có kích thước > 25µm và không được có tiểu phân có kích thước > 50 µm.

7.2 Thể tích hoặc khối lượng

Sai số thể tích (áp dụng cho thuốc tiêm dạng lỏng): Thuốc tiêm phải được đóng với thể tích lớn hơn so với thể tích ghi trên nhãn để đảm bảo lấy đúng thể tích thuốc cần tiêm. Thể tích thuốc phải đạt từ 100 đến 115% thể tích ghi trên nhãn đối với thuốc đóng ống dưới 5 ml và từ 100 đến 110% đối với thuốc tiêm đóng ống trên 5 ml.

Độ đồng đều khối lượng (áp dụng cho thuốc tiêm bột): Thuốc tiêm bột phải đạt yêu cầu về độ đồng đều khối lượng, với sai số không quá ± 10% so với khối lượng trung bình.

===> Xem thêm yêu cầu chất lượng của Viên nén: Tiêu chuẩn chất lượng viên nén 

7.3 Độ pH

Thuốc tiêm nên có pH gần giá trị pH sinh lý của máu (khoảng 7,4) hoặc đạt giới hạn pH như được ghi trong chuyên luận riêng. Độ pH được xác định bằng máy đo pH.

7.4 Vô khuẩn

Thuốc tiêm phải vô khuẩn, vì nếu không, có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm hoặc nhiễm khuẩn máu, thậm chí gây tử vong.

Mức độ vô khuẩn của thuốc tiêm có tính tương đối, không phân biệt loại vi sinh vật và thường được yêu cầu tiệt khuẩn ở mức 10 ^ -6

Để đánh giá mức độ vô khuẩn của thuốc tiêm, ta sử dụng hai phương pháp kiểm tra chính là phương pháp màng lọc và phương pháp cấy trực tiếp. Đầu tiên, thu thập mẫu thuốc tiêm cần kiểm tra và đặt chúng trong các môi trường nuôi cấy phù hợp. Sau đó, quan sát xem có sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc hay nấm men hay không. 

7.5 Không có chất gây sốt (pyrogen)

Chất gây sốt trong thuốc là các sản phẩm chuyển hóa của vi sinh vật trong quá trình phát triển. Chúng được cho là các lipopolysaccharide, có khả năng tan trong nước và có kích thước từ 1 - 50 nm. Chất gây sốt không bị phá hủy bởi các điều kiện tiệt khuẩn thông thường, nhưng có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ khô ở mức 180 độ C trong 3-4 giờ.

Các loại thuốc tiêm như thuốc truyền, thuốc tiêm tĩnh mạch với liều lượng trên 15ml, thuốc tiêm trực tiếp vào dịch não tuỷ, vào mắt hoặc vào túi bao khớp, không được chứa chất gây sốt. Trong trường hợp thuốc tiêm chứa chất gây sốt, lô thuốc đó phải bị hủy bỏ vì chưa có biện pháp nào có thể loại bỏ chất gây sốt khỏi chế phẩm thuốc đã bị nhiễm chất gây sốt.

Có hai phương pháp đánh giá tiêu chuẩn để xác định chất gây sốt:

  1. Phương pháp thử in vivo trên thỏ.
  2. Phương pháp in vitro: sử dụng thử nghiệm LA test trên ống nghiệm.

7.6 Nội độc tố vi khuẩn

Để kiểm tra chất độc tố của vi khuẩn, người kiểm nghiệm thực hiện thử nội độc tố vi khuẩn trong thuốc tiêm bằng cách sử dụng dung dịch phân giải tế bào dạng amip (Amebocyte lysat) có trong máu của loài sam biển Limulus polyphemus hoặc Tachypleus tridentatus. Khi thuốc thử được thêm vào dung dịch chứa chất độc tố vi khuẩn, nếu kết quả dương tính, dung dịch sẽ bị đục, kết tủa hoặc tạo gel.

Trừ khi có quy định khác, khi đã có quy định về kiểm tra chất độc tố vi khuẩn, không cần thực hiện thử chất gây sốt.

8 Sinh khả dụng của thuốc tiêm

8.1 Ảnh hưởng của các yếu tố dược học đến sinh khả dụng của thuốc tiêm

Quá trình sinh dược học của thuốc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp
Quá trình sinh dược học của thuốc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp

Độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất

Độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất rắn vào dịch mô tại nơi tiêm có thể ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ hấp thu của dược chất. Nếu dược chất không tan hoặc tan chậm, việc hấp thu sẽ bị hạn chế.

Hệ số phân bố dầu nước của dược chất

Màng sinh học được cấu tạo bởi lớp phospholipid kép thân dầu.

Để có khả năng thẩm thấu qua màng, phân tử dược chất phải có tính thân lipid, tức là phải có sự tương thích với các phân tử lipid trong màng. Sự tương thích này được đánh giá dựa trên hệ số phân bố dầu-nước của phân tử dược chất. Nếu phân tử dược chất có hệ số phân bố dầu-nước cao, nghĩa là có khả năng tương thích và thẩm thấu qua màng lipid nhanh hơn.

Mức độ đẳng trương của thuốc tiêm

Khi tiêm một dung dịch nhược trương, nước sẽ di chuyển khỏi vị trí tiêm thuốc để tái thiết lập cân bằng áp suất thẩm thấu. Việc di chuyển nước này dẫn đến tăng nồng độ của dược chất tại vị trí tiêm, và do đó làm tăng tốc độ khuếch tán dược chất qua màng.

Ngược lại, khi tiêm một dung dịch ưu trương, nước sẽ được đẩy tới vị trí tiêm để tái thiết lập cân bằng áp suất thẩm thấu. Khi nước được huy động đến chỗ tiêm, nồng độ dược chất tại vị trí tiêm sẽ giảm, và do đó làm giảm tốc độ khuếch tán dược chất qua màng.

Tóm lại, việc tiêm dung dịch nhược trương làm tăng tốc độ khuếch tán dược chất qua màng, trong khi tiêm dung dịch ưu trương làm giảm tốc độ khuếch tán dược chất qua màng.

Tốc độ khuếch tán ảnh hưởng đến tốc độ tan của dược chất từ đó ảnh hưởng đến sinh khả dụng của chế phẩm.

Cấu trúc hoá lý của thuốc tiêm

Cấu trúc hoá lý của thuốc tiêm ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng dược chất từ các loại thuốc tiêm khác nhau. Tốc độ này giảm dần từ dung dịch nước, hỗn dịch nước, dung dịch dầu, đến hỗn dịch dầu.

Với thuốc tiêm trong dung dịch nước, quá trình hấp thu dược chất chỉ bao gồm hai bước. Đầu tiên, dược chất chuyển từ dung dịch tiêm đến màng tế bào, sau đó thấm qua màng để vào cơ thể. 

Với thuốc tiêm trong hỗn dịch nước, để dược chất được hấp thu, nó phải được hòa tan vào dung dịch nước trong mô tại vị trí tiêm, sau đó chuyển đến màng tế bào và thẩm thấu qua màng.

Với thuốc tiêm trong dung dịch dầu, quá trình hấp thu còn bao gồm bước chuyển dược chất từ pha dầu (dung môi/thuốc tiêm) sang pha nước trong dịch mô tại vị trí tiêm, trước khi tiếp tục qua các bước tiếp theo. Thậm chí, trong trường hợp dung dịch tiêm dầu, việc sử dụng các loại dầu khác nhau cũng có thể tạo ra hiệu lực khác nhau cho thuốc tiêm.

8.2 Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến sinh khả dụng của thuốc tiêm

Đường tiêm thuốc

Khi tiêm trực tiếp vào mạch máu, không có quá trình hấp thu, nên các yếu tố sinh lý không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dược chất như khi tiêm vào cơ bắp hoặc dưới da.

Đối với các thuốc tiêm dưới da hay tiêm bắp, dược chất phải qua hấp thu vào tuần hoàn máu. Với cùng liều tiêm thì nồng độ dược chất đạt được trong máu qua tiêm dưới da hay tiêm bắp thường thấp hơn so với khi tiêm tĩnh mạch (cùng liều tiêm) nhưng chúng có thể duy trì được nồng độ dược chất trong máu lâu hơn.

Tuổi của người bệnh

Người già: Người già thường có lượng mô mỡ giảm, điều này làm giảm thời gian dược chất lưu lại trong mô, đặc biệt là đối với những dược chất có hệ số phân bố D/N cao. Do đó, sinh khả dụng của thuốc thường cao hơn so với người trẻ.

Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ sơ sinh và trẻ em có tổng lượng nước cao so với cân nặng, điều này làm tăng khối lượng phân bố (Vd) của thuốc. Nồng độ dược chất trong máu của trẻ thường thấp hơn so với người lớn khi tính theo liều (mg/kg cân nặng). Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc tiêm cho những đối tượng bệnh nhân này.

9 Phân tích công thức dung dịch tiêm truyền Paracetamol 

9.1 Công thức 

Thành phầnKhối lượng
Paracetamol2,00 g
Propylen glycol1,60 g
Acid citric monohydrat0,06 g
Natri citrat dihydrat0,40 g
Natri clorid1,20 g
Nước cất pha tiêmvừa đủ 200 ml

Yêu cầu:

  1. Phân tích vai trò các thành phần trong công thức
  2. Xây dựng quy trình bào chế ở quy mô phòng thí nghiệm

9.2 Vai trò các thành phần trong công thức

Paracetamol 

Vai trò: Dược chất

Tác dụng dược lý: Hạ sốt, giảm đau

Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng

Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng và dễ tan trong ethanol 96 và dung dịch kiềm.

Paracetamol dễ bị thủy phân do có nhóm chức amid và dễ bị oxi hóa do có nhóm chức phenol

Ổn định về mặt hóa học ở pH từ 5 - 6

Propylen glycol (PG)

Vai trò: dung môi đồng tan trong nước

Tác dụng: hạn chế quá trình thủy phân của dược chất do làm giảm lượng nước trong công thức và làm tăng độ tan của dược chất

Acid citric monohydrat và natri citrat dihydrat

Vai trò: tạo hệ đệm duy trì pH trong khoảng 5 - 7

Tác dụng:

Làm tăng độ ổn định cho Paracetamol về mặt hóa học, hạn chế quá trình thủy phân và oxi hóa

Đưa pH dung dịch về gần với pH sinh lý của máu với mục đích giảm đau và không làm ảnh hưởng đến thể tích, hình dạng tế bào máu

Ngoài ra, acid citric còn có tác dụng là chất hiệp đồng chống oxi hóa

NaCl

Vai trò: Chất đẳng trương giúp giảm đau và không làm ảnh hưởng đến thể tích, hình dạng của tế bào máu khi tiêm

Nước cất pha tiêm

Vai trò: dung môi hòa tan tất cả thành phần trong công thức

9.3 Quy trình bào chế quy mô phòng thí nghiệm

Bước 1: Cân các thành phần theo công thức

Bước 2: Đun nóng khoảng 150ml nước cất pha tiêm

Bước 3: Hòa tan lần lượt Natri Clorid, acid citric, natri citrat vào nước

Bước 4: Thêm Propylen glycol vào dung dịch tiêm, khuấy đều

Bước 5: Thêm tiếp Paracetamol, khuấy đều đến khi tan hoàn toàn

Bước 6: Đo pH và điều chỉnh pH 5 - 6 bằng dung dịch NaOH 1M hoặc HCl 1M (nếu cần)

Bước 7: Thêm nước vừa đủ 200ml, khuấy đều

Bước 8: Lọc qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0,2 μ

Bước 9: Soi dịch lọc kiểm tra độ trong

Bước 10: Đóng lọ thủy tinh 100ml

Bước 11: Hấp tiệt khuẩn ở 121 độ C trong 15 phút

Bước 12: Soi và kiểm tra độ trong, loại bỏ lọ có vẩn đục

Bước 13: Dán nhãn đúng quy chế

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Bộ Y Tế (Năm 2006). Chương 3. Thuốc tiêm - thuốc nhỏ mắt, Trang 103 -  161, Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc Tập 1, Nhà xuất bản Y học
  2. ^ Carmen Pope (Đăng ngày 4 tháng 3 năm 2021), Injection Types & Sites, Drugs.com. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633