1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Các dụng cụ phun hít trong điều trị hen phế quản và COPD

Các dụng cụ phun hít trong điều trị hen phế quản và COPD

Các dụng cụ phun hít trong điều trị hen phế quản và COPD

Trungtamthuoc.com - Ngày nay, thuốc dạng phun hít đã được đưa vào nhiều phác đồ điều trị các bệnh lý hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng áp động mạch phổi do mang lại tác dụng tại chỗ nhanh và ít có tác dụng phụ toàn thân. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc các loại dụng cụ phun hít đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

1 Bình hít định liều

Bình hít định liều (MDIs) là dụng cụ phun hít cầm tay hoạt động bằng cơ chế dùng lực đẩy để phân bố thuốc. Đây là một dạng thuốc rất quen thuộc với các bệnh nhân mắc bệnh về hô hấp. Thuốc dạng lỏng được chứa trong hộp kim loại bọc phía ngoài bằng ống Nhựa, có ống ngậm. Liều lượng của thuốc đã được định sẵn.

Bình hít định liều
Bình hít định liều

1.1 Ưu điểm

Nhỏ gọn, thuận tiện mang theo bên người.

Có khả năng phân bố đa liều.

Ít nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

1.2 Nhược điểm

Cần phối hợp tốt giữa việc xịt thuốc và hít vào để thuốc được đưa vào cơ thể và phát huy tác dụng.

Thuốc có thể bị đọng ở miệng, họng sau xịt.

1.3 Kỹ thuật sử dụng MDI

Giữ thẳng và lắc đều.

Mở nắp bình.

Ngồi thẳng lưng, nghiêng đầu nhẹ về sau, thở chậm ra trong 3-5 giây.

Đưa ống ngậm vào miệng và khép kín môi quanh ống ngậm.

Nhấn bình xịt một lần đồng thời hít vào chậm để đưa thuốc vào trong.

Tiếp tục thở sâu và chậm rãi để đưa thuốc vào sâu trong phổi.

Giữ nguyên trong khoảng 10 giây sau đó đó từ từ rút bình hít ra khỏi miệng.

Thở ra nhẹ nhàng.

Nếu cần có thể lặp lại quá trình, giữa các lần xịt nên cách nhau ít nhất 1 phút.

Đóng nắp bình khi xịt xong.

1.4 Lưu ý khi sử dụng

Bình xịt phải được ngậm kín trong miệng. Nếu để bình xịt xa miệng thì thuốc sẽ bị xịt ra ngoài không khí,Thuốc xịt không tới được phổi nên không thể phát huy được tác dụng.

Không được nằm xịt thuốc vì việc này sẽ cản trở thuốc tới phổi và gây khó thở cho bệnh nhân.

Phải để thẳng bình xịt, không xịt vào thẳng vòm họng hay lấy lưỡi che bình xịt.

Nếu là lần đầu tiên sử dụng nên xịt ra ngoài không khí một nhát trước để kiểm tra bình xịt hoạt động có tốt không.

Nếu sau khi xịt thuốc có nhiều hơi nước vương bên ngoài bình có nghĩa là đã thực hiện sai động tác.

2 Buồng đệm

Buồng đệm là thiết bị hỗ trợ việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân dưới 5 tuổi.

Cấu tạo của buồng đệm là một buồng rỗng, một đầu gắn thuốc xịt, đầu còn lại để người bệnh ngậm vào miệng. Trước chỗ ngậm có 1 van nhỏ chỉ mở khi bệnh nhân hít vào, nhờ đó giúp không khí chỉ đi theo 1 chiều từ ngoài vào mang theo thuốc.

Buồng đệm
Buồng đệm

2.1 Ưu điểm

Thiết bị này giúp sự phân bố thuốc tốt hơn, giảm bớt lượng thuốc bị dính ở họng và phân tán vào không khí. 

Dễ sử dụng hơn, phù hợp với những người khó dùng bình hít định liều.

2.2 Nhược điểm

Kích thước lớn, khá cồng kềnh nên khó đem theo bên người.

Diện tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn.

2.3 Cách sử dụng buồng đệm

Lắp bình hít định liều, mở nắp và lắp vào bếp.

Tháo lắp buồng đệm.

Thở hết ra và ngậm kín đầu ngậm của buồng đệm.

Nhấn bình hít định liều để xịt thuốc.

Hít vào chậm và sâu bằng miệng.

Sau 3-5 giây bỏ buồng đệm ra khỏi miệng.

Nếu có thể thì nín thở khoảng 10 giây.

Hít thở bình thường và có thể lặp lại lần 2 sau 1 phút nếu cần.

Tháo bình xịt định liều ra, đóng nắp bình và nắp buồng đệm

3 Bình hít bột khô

Bình hít bột khô (DPI) là dụng cụ giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang vào trong cơ thể bằng cách hít thở tự nhiên.

3.1 Ưu điểm

Được kích hoạt bằng nhịp thở nên không cần buồng đệm.

Nhỏ gọn, dễ mang theo.

3.2 Nhược điểm

Yêu cầu lưu lượng thở thích hợp mới có thể phân bố thuốc.

Thuốc có thể lắng đọng trong hầu họng làm giảm liều phân bố của thuốc.

3.3 Cách loại bình hít bột khô thông dụng

3.3.1 Accuhaler

Accuhaler là dụng cụ gồm hộp cuộn dải tròn có 60 viên nang, mỗi viên tương ứng với 1 liều thuốc dạng bột có hàm lượng từ 50-500mcg.

Hình ảnh 1 loại Accuhaler thông dụng
Hình ảnh 1 loại Accuhaler thông dụng

Khi sử dụng, mỗi nang sẽ được đưa vào vị trí, lớp vỏ nang bị xé ra bằng vòng cuộn. Hít vào sẽ mang theo bột thuốc từ nang đã bị chọc thủng.

Cách sử dụng

Cầm ngang và đặt ngón cái vào cần quay.

Gạt cần quay sang phải cho tới khi nghe tiếng click (mở nắp dụng cụ).

Gạt đòn bẩy sang phải cho tới khi nghe tiếng click (nạp thuốc).

Ngồi thẳng lưng hoặc đứng, hơi ngửa cổ ra sau và thở ra hết.

Ngậm kín miệng ống rồi hít vào thật sâu.

Đưa dụng cụ ra và nín thở trong khoảng 10 giây sau đó thở ra.

3.3.2 Aerolizer 

Đây là dụng cụ giúp cung cấp Formoterol fumarat. 

Khi sử dụng, nang thuốc sẽ được đặt vào bên trong dụng cụ. Nhấn vào nút bên hông sẽ giúp chọc thủng nang thuốc. Khi bệnh nhân hít nhanh và sâu thuốc sẽ được phân tán theo dòng khí.

Hình ảnh Aerolizer 
Hình ảnh Aerolizer  

Cách sử dụng:

Mở nắp dụng cụ.

Xoay ống ngậm theo chiều ngược với kim đồng hồ quay.

Đặt viên nang thuốc vào buồng chứa thuốc ở dưới đáy của dụng cụ.

Đóng lại bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ.

Ấn hai nút và thả ra để chọc thủng nang thuốc.

Đặt dụng cụ vào miệng, ngậm chặt và hít sâu.

Bỏ dụng cụ ra và thở nhẹ hoặc nín thở trong 10 giây.

Mở dụng cụ và kiểm tra, nếu còn bột thuốc thì tiếp tục hít thêm lần nữa.

Khi thuốc đã hết, lấy vỏ nang ra và đóng ống ngậm lại.

4 Khí dung

Máy khí dung là thiết bị dùng để tối ưu hóa sự lắng đọng thuốc ở đường hô hấp dưới. Cơ chế hoạt động là chuyển dạng thuốc lỏng thành các hạt phun sương.

Máy khí dung
Máy khí dung

Dụng cụ này được sử dụng cho các loại thuốc là corticosteroid, thuốc giãn phế quản, thuốc làm loãng đờm và một số loại thuốc khác.

4.1 Ưu điểm

Phù hợp với các đối tượng người bệnh yếu hoặc không thể dùng thuốc dạng xịt được.

Cho phép dùng thuốc liều lớn.

Có thể không cần tới sự phối hợp của bệnh nhân.

4.2 Nhược điểm

Thiết bị khá cồng kềnh và khó thao tác.

Thời gian cài đặt và sử dụng khá lâu.

Giá thành tương đối đắt.

Với loại máy phun tia còn cần thêm nguồn khí nén hoặc oxy.

4.3 Cách sử dụng

Đặt thiết bị lên bề mặt phẳng, lắp các bộ phận vào máy và cắm điện.

Người thao tác cần rửa sạch tay.

Sử dụng ống nhỏ giọt/ống tiêm lấy một lượng NaCl 0,9% vào cốc đựng thuốc. Làm tương tự để lấy thuốc theo liều lượng đã quy định cho vào cốc trên và đóng nắp (nếu thuốc đã pha sẵn thì không cần dùng NaCl 0,9%).

Gắn ống nối phần khí nén, ống đựng thuốc và ống ngậm/chụp mũi-miệng lại với nhau. 

Đưa ống ngậm vào miệng hoặc đặt chụp mũi - miệng lên áp sát mặt.

Bật máy và kiểm tra xem hoạt động của máy có đạt yêu cầu không.

Thở chậm và sâu bằng miệng cho tới khi hết thuốc (khoảng 10-20 phút).

Cần chú ý theo dõi đáp ứng của bệnh nhân để kịp thời xử trí nếu có các phản ứng phụ xảy ra.

Tắt máy ngay khi không còn khí phun ra.

Sau khi tháo khí dung, cho bệnh nhân súc miệng thật sạch.

Sau khi dùng cần rửa cốc đựng thuốc, chụp mũi-miệng hoặc ống ngậm thật sạch, để khô. Lắp lại vào máy và bật máy 10-20 giây để làm khô hoàn toàn dụng cụ.

Các bộ phận cốc đựng thuốc, dây nối, ống ngậm, chụp mũi-miệng cần sử dụng riêng cho mỗi bệnh nhân để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ người này sang người khác.

5 Cách lựa chọn dụng cụ phun hít trong điều trị hen phế quản và COPD

Việc lựa chọn ống hít phù hợp phải được thống nhất giữa bác sĩ và bệnh nhân. Việc lựa chọn còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Giá thành.
  • Dễ sử dụng.
  • Thời gian hít vào ngắn và sức cản hít phải thấp.

Bác sĩ cũng nên tìm hiểu sở thích của bệnh nhân vì điều này cũng một phần liên quan đến việc cải thiện kết quả bệnh. Do đó, việc kê đơn thiết bị hít không nên được tiêu chuẩn hóa và mỗi bệnh nhân phải được xem xét riêng lẻ. [1]

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Schreiber, J., Sonnenburg, T. & Luecke, E. Inhaler (Ngày đăng 20 tháng 8 năm 2020). Inhaler devices in asthma and COPD patients – a prospective cross-sectional study on inhaler preferences and error rates, BMC Pulmonary Medicine. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bình hít định liều có giá bao nhiêu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Các dụng cụ phun hít trong điều trị hen phế quản và COPD 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Các dụng cụ phun hít trong điều trị hen phế quản và COPD
    HT
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên giao hàng thân thiện, giao hàng nhanh, gói hàng cẩn thận

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633