Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bướu giáp đơn thuần
Trungtamthuoc.com - Hầu hết các bệnh nhân bướu giáp đơn thuần đều không có triệu chứng, có thể tình cờ phát hiện hay khi đi khám sức khỏe chẩn đoán ra. Một số cá nhân có thể có các triệu chứng chèn ép như khó thở, khàn giọng do chèn ép cơ học các dây thần kinh thanh quản bởi bướu cổ to lên gần đó. Người có tuyến giáp lớn có thể chèn ép tĩnh mạch cổ dẫn đến nghẹt mũi và khó chịu.
1 Bướu giáp đơn thuần là gì?
Bướu giáp đơn thuần hay còn gọi là bướu cổ không độc, nghĩa là tuyến giáp lớn hơn bình thường nhưng không có sự thay đổi trong chức năng tuyến giáp. Bướu cổ có thể là do sự tăng trưởng cục bộ của tuyến giáp, không phải do viêm hay tân sinh.
Bệnh bướu giáp đơn thuần bao gồm các thể: Lan tỏa, nhiều nốt hay một nốt, trong đó thể nhiều nốt thường gặp ở người cao tuổi hơn. Bướu giáp đơn thuần thể một nốt thường lành tính, một số ít trường hợp có ung thư biểu mô (khoảng 5%).
2 Nguyên nhân gây bướu giáp đơn thuần
Sự thiếu hụt iod hoặc tăng nhu cầu hormone tuyến giáp dẫn đến kích thích tuyến yên tăng bài tiết TSH. TSH kích thích các tế bào nang tuyến giáp dài hạn liên tục dẫn đến tăng sản nang và mở rộng tuyến giáp. Khi iốt được cung cấp lại hoặc khi thiếu hụt hormone tuyến giáp, kích thước của tuyến giáp có thể giảm xuống.
Bướu cổ đơn thuần có thể xảy ra do nguyên nhân thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai, hay dậy thì. Hoặc ở những người bệnh thiếu cung cấp, chuyển hóa iod so với nhu cầu cơ thể, sử dụng thực phẩm, thuốc có chất làm lớn tuyến giáp như: bắp, thuốc có chứa Acid Para-aminosalicylic, Thiocyanat, Cobalt...
Bệnh cũng có thể gặp ở những người hay tiếp xúc với bức xạ, sự tăng giải phóng TSH của tuyến yên, miễn dịch hay bệnh lý nhiễm trùng...[1]
3 Bệnh bướu giáp đơn thuần được chẩn đoán như thế nào?
3.1 Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh bướu giáp đơn thuần
Hầu hết các bệnh nhân bướu giáp đơn thuần đều không có triệu chứng, có thể tình cờ phát hiện hay khi đi khám sức khỏe chẩn đoán ra.
Một số cá nhân có thể có các triệu chứng chèn ép như khó thở, khàn giọng do chèn ép cơ học các dây thần kinh thanh quản bởi bướu cổ to lên gần đó. Người có tuyến giáp lớn có thể chèn ép tĩnh mạch cổ dẫn đến nghẹt mũi và khó chịu.
Hiếm khi có người bệnh cảm thấy đau và nghiệm trọng, thường gia tăng nguy cơ này khi có chảy máu trong nốt sần hay thay đổi đột ngột gì đó.
Khi kiểm tra thể chất, người bệnh sẽ thấy tuyến giáp lớn hoặc sưng ở giữa cổ, có thể lan tỏa hoặc nốt, không dính vào da, di chuyển với nuốt. Bướu cũng có thể đi chệch khí quản hoặc kéo dài về phía sau.
Khám lâm sàng, kết hợp nhìn và sờ nắn. Người khám có thể đứng phía trước người bệnh, nhìn tuyến giáp, dùng hai ngón tay cái để sờ tuyến giáp. Khi sờ cần định rõ ranh giới, độ lớn, mật độ của bướu, cùng lúc cho người bệnh nuốt, bướu sẽ di động theo nhịp nuốt. Bướu giáp đơn thuần thường có mật độ mềm trong trường hợp bướu giáp nhu mô lan tỏa, cũng có khi mật độ chắc thường thấy trong bướu giáp thể nhân.[2]
Dựa vào kích thước và đặc điểm bướu giáp của người bệnh mà ta có các mức độ như sau:
- Không bị bướu giáp: Tuyến giáp của người bệnh bình thường, không mở rộng, cả kể khi nhìn và sờ vào.
- Bướu giáp đơn thuần độ 1: Sờ vào cổ người bệnh thấy tuyến giáp sưng, to hơn bình thường, có khối di động theo nhịp nuốt tuy nhiên tư thế cổ của bệnh nhân bình thường và không nhìn thấy bướu.
- Bướu giáp đơn thuần độ 2: Bướu giáp có thể nhìn thấy và sờ thấy được sưng lên ở cổ, tư thế cổ của người bệnh vẫn bình thường.
3.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bướu giáp đơn thuần
Ban đầu, cần đo TSH, T4 tự do và T3 để đánh giá xem bệnh nhân có bị nhiễm độc giáp hay không? Nếu người bệnh bướu giáp đơn thuần thì TSH bình thường, tỷ lệ T3/T4 có thể cao hơn.
Sau đó siêu âm tuyến giáp được thực hiện để đánh giá các nốt, hình thái và kích thước bướu giáp. Nếu bệnh nhân có hiện giảm âm, vi mô, giảm huyết áp và có các thành phần rắn phức tạp của các nốt sần có thể không phải bướu giáp đơn thuần.
Bệnh nhân được chụp X quang ngực ở vùng cổ và vùng trung thất trên được sử dụng để đánh giá bướu cổ sau xương ức, hay bất kỳ sự sại lệch khí quản nào.
Ngoài ra, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và xạ hình tuyến giáp để mô tả quan hệ giải phẫu liên quan sai lệch khí quản như: chèn ép đường thở, mở rộng võng mạc, mở rộng sau xương ức...
Cần phân biệt bướu giáp đơn thuần với bướu cổ trong bệnh basedow, Hashimoto và ung thư tuyến giáp có nhiều nốt.
4 Điều trị cho bệnh nhân bướu giáp đơn thuần
Nếu người bệnh có bướu giáp kích thước nhỏ, triệu chứng lâm sàng không xuất hiện thì theo dõi định kỳ, chưa cần điều tị để đánh giá. Với mỗi người bệnh, tuyến giáp sẽ phát triển không giống nhau, có những người bướu giáp có thể ổn định trong nhiều năm.
Bướu giáp lớn, có thể ức chế giáp bằng cách dùng Levothyroxin để ức chế tuyến yên tăng sản xuất TSH. Có đến 60% bệnh nhân sẽ giảm kích thước bướu giáp sau 6 tháng điều trị như vậy, nhưng sau khi dừng thuốc 3 tháng, siêu âm lại thấy bướu to lên. Do đó, ở những bệnh nhân này, muốn duy trì giảm kích thước bướu giáp sẽ phải duy trì điều trị lâu dài.
Nhìn chung, bướu giáp dạng đơn lan tỏa sẽ có đáp ứng điều trị tốt hơn so với bướu giáp dạng nốt. Và những đối tượng người bệnh còn trẻ, mới phát bệnh, bướu giáp không lớn quá cũng sẽ cho kết quả điều trị với Levothyroxin tốt hơn.
Những người bệnh có bướu giáp đơn rải rác có nồng độ TSH trên 1mU/L có thể dùng Levothyroxin để hạ thấp nồng độ TSH huyết tương dưới mức bình thường là 0,5 đến 1,0mU/L. Không nên cho người bệnh hạ TSH thấp hơn nữa, và cần theo dõi định kỳ để tránh cường giáp, loạn nhịp tim và loãng xương.
Hiện nay, để ức chế TSH ta sử dụng Levothyroxin với hiệu quả thấp nhất tương đương khoảng 1,5 đến 2,0µg/kg cân nặng mỗi ngày. Song song trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi TSH và T3 tự do để điều chỉnh kịp thời, tránh các tác dụng không mong muốn.
Thông thường, bướu giáp đơn thuần không lựa chọn điều trị phẫu thuật bởi có thể gây suy giáp về sau này, trừ khi bệnh nhân có triệu chứng nén hay biến chứng. Trong các trường hợp phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, có thể tái phát từ 10 đến 20%.
Những đối tượng bệnh nhân là người lớn, có bướu giáp quá lớn và không điều trị bằng 2 phương pháp trên được thì có thể điều trị bằng I131.Tuy nhiên, bệnh nhân còn trẻ, bướu giáp lớn sau xương ức thì không điều trị bằng phương pháp này vì có thể làm sưng cấp tính tuyến giáp biến chứng khí quản nặng hơn.
Trên đây là các thông tin về bướu giáp đơn thuần, thông qua đó mong rằng người bệnh sẽ được phát hiện và điều trị kịp thời, phù hợp.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Chuyên gia của Medline Plus (Ngày đăng: ngày 30 tháng 11 năm 2021). Simple goiter, Medline Plus. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tác giả: Marina Basina, MD (Ngày đăng: ngày 12 tháng 12 năm 2019). What You Need to Know About Goiter, Healthline. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.