1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Bỏng mắt do hóa chất: Cách sơ cứu đúng cách nhất, điều trị

Bỏng mắt do hóa chất: Cách sơ cứu đúng cách nhất, điều trị

Bỏng mắt do hóa chất: Cách sơ cứu đúng cách nhất, điều trị

Trungtamthuoc.com - Bỏng mắt do hóa chất là một tai nạn về mắt gây nguy hiểm nghiêm trọng. Cần kịp thời sơ cứu để hạn chế tối đa nguy cơ gây mù lòa vĩnh viễn cho người bệnh. Cùng tìm hiểu cách sơ cứu, điều trị cho bệnh nhân bỏng mắt qua bài viết sau.

1 Đại cương về bỏng mắt do hóa chất

1.1 Bỏng mắt do hóa chất là loại bỏng nặng nhất

Bỏng mắt do hóa chất là tai nạn lao động thường gặp ở nước ta hiện nay. Có thể bị bỏng một bên mắt hoặc cả hai bên mắt. Mức độ bỏng tùy thuộc vào hóa chất gây bỏng, thời gian tiếp xúc với chất gây bỏng, vị trí bỏng.

Đây là trường hợp cần cấp cứu nhanh và kịp thời để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây mất thị lực vĩnh viễn.

Các chất hóa học thường gây nên bỏng như vôi, acid, base, amoniac,... những chất này gây kích ứng và tổn thương mắt nhanh do mắt là cơ quan nhạy cảm. Những trường hợp bị bỏng thường là người làm việc trong phòng thí nghiệm, công nhân nhà máy hóa chất,...

Bỏng mắt do hóa chất
Bỏng mắt do hóa chất

1.2 Nguyên nhân gây bỏng mắt do hóa chất

Bỏng do kiềm: Những vết bỏng này liên quan đến hóa chất có độ pH cao, và do đó là nguy hiểm nhất. Chúng đủ mạnh để xâm nhập vào mắt và gây tổn thương cho các thành phần quan trọng bên trong. Trong trường hợp xấu nhất, chúng có thể dẫn đến các tình trạng như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và có thể gây mất thị lực hoặc mù lòa. Ví dụ bao gồm: amoniac, chất tẩy rửa cống rãnh, chất tẩy rửa lò nướng và phân bón. 

Bỏng do axit: Bỏng do pH thấp hơn ít nghiêm trọng hơn bỏng do kiềm, nhưng vẫn nguy hiểm. Những vết bỏng này không dễ xuyên qua mắt, nhưng vẫn có thể gây tổn thương đáng kể cho giác mạc, có khả năng gây mất thị lực. Ví dụ như: axit pin, giấm và chất tẩy sơn móng tay. 

Bỏng kích ứng: Những chất này có độ pH trung tính. Ví dụ như nhiều chất tẩy rửa gia dụng và bình xịt hơi cay. [1] 

2 Các biến chứng của bỏng hóa chất đối với mắt

Thủng giác mạc - tổn thương toàn bộ độ dày của giác mạc, bề mặt trong của mắt.

Loét giác mạc - tổn thương bề mặt của giác mạc.

đục thủy tinh thể - sự che phủ bất thường của thủy tinh thể của mắt.

Bệnh tăng nhãn áp - áp suất cao trong mắt, làm tổn thương dây thần kinh thị giác.

Tổn thương võng mạc.

Mất mắt. [2] 

3 Chấn đoán bỏng mắt do hóa chất

3.1 Chẩn đoán xác định

Dựa vào bệnh sử của bệnh nhân, hỏi bệnh tìm hóa chất gây bệnh. Đánh giá mức độ bỏng dựa vào triệu chứng tổn thương thực thể trên nhãn cầu.

Triệu chứng cơ năng: Đau dữ dội, chảy nước mắt, co quắp mi.

Triệu chứng thực thể: Tùy thuộc vào mức độ bỏng. Trường hợp nặng giác mạc có thể bị đục mờ, teo nhãn, thậm chí gây mất thị lực vĩnh viễn.

Biến chứng khi bị bỏng mắt do hóa chất
Biến chứng khi bị bỏng mắt do hóa chất

3.2 Chẩn đoán nguyên nhân

Hóa chất thường gặp là chất amoniac, vôi, kiềm  NaOH hoặc các acid sulphuric, hydrochloric, acetic, hay phosphor. Nếu trường hợp không hỏi được bệnh sử, cần dựa vào các phương pháp sau chẩn đoán nguyên nhân:

  • Hóa chất còn lại tại mắt.
  • Đo pH tại cùng đồ kết mạc.
  • Xét nghiệm tìm hóa chất.

3.3 Chẩn đoán biến chứng

Dựa vào mức độ bỏng, cùng các triệu chứng, cần chẩn đoán các biến chừng để điều trị kịp thời:

  • Glaucoma thứ phát.
  • Loét, thủng giác mạc.
  • Viêm mủ nội nhãn.
  • Dính mi cầu.
  • Quặm mi.
  • Viêm giác mạc khô

3.4 Chẩn đoán phân biệt

Khi không hỏi bệnh được, cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây bỏng khác: 

  • Bỏng do nhiệt.
  • Bỏng do phóng xạ.
  • Bỏng do ánh sáng.
  • Bỏng do tia cực tím ở thợ hàn xì.

4 Sơ cứu bỏng mắt do hóa chất đúng cách

Cách sơ cứu khi bị bỏng mắt đó là ngay lập tức loại bỏ hóa chất gây bỏng bằng cách rửa mắt với nước sạch, thời gian rửa mắt ít nhất 30 phút trở lên. Mở rộng mắt để rửa được sạch hơn. Lưu ý: Không dụi mắt, không băng bó mắt.

Sau khi rửa mắt, cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí.

Để phòng ngừa bỏng mắt do hóa chất, cần làm việc có đồ bảo hộ che chắn. Bên cạnh đó, sau khi dùng xong cất cẩn thận tránh trường hợp trẻ nhỏ đùa nghịch. Cụ thể:

Người làm việc trong phòng thí nghiệm cần tuân thủ quy tắc khi làm việc. Tuân thủ quy trình làm việc.

Người nông dân khi phun thuốc trừ sâu cần mặc đồ và đeo kính khi làm việc, dùng vôi tôi ném đất cần mặc quần áo lao động, làm việc chú ý tránh ném vào mắt người khác hoặc vôi dính lên mắt. 

Người làm nghề tóc, sơn móng tay khi làm việc cần cẩn thận để tránh các hóa chất, acetone bắn lên mắt.

Sơ cứu bỏng mắt do hóa chất

5 Điều trị bỏng mắt do hóa chất

5.1 Xử trí cấp cứu

Trường hợp bệnh nhân cấp cứu chưa sơ cứu rửa mắt tại nhà. Bác sĩ cần lấy hết tất cả ngoại vật khỏi mắt và rửa sạch mắt, sau đó:

Đo độ pH của mắt bằng giấy quỳ.

Rửa mắt bằng dung dịch Lactate Ringer hoặc nước muối sinh lý trong khoảng 30 phút.

Vừa rửa vừa kết hợp kiểm tra lại độ pH của mắt sau 10 phút. Duy trì tiếp tục rửa cho đến khi độ pH mắt  trở về bình thường (từ 7,0 - 7,5). [3] 

Rửa mắt để bỏ hóa chất
Rửa mắt để bỏ hóa chất

5.2 Điều trị nội khoa

Dùng thuốc giảm đau.

Chống nhiễm trùng: dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh.

Chống dính mống mắt: dùng thuốc nhỏ mắt Atropin 1% liều 1 lần / ngày.

Chống tăng áp (nếu có).

Chống viêm: dùng thuốc nhỏ mắt Steroid. [4] 

Làm lành sẹo: dùng thuốc nhỏ mắt Vitamin C hoặc nước mắt nhân tạo (Sanlein, Refresh Plus).

5.3 Điều trị ngoại khoa

Trường hợp có mô hoại tử, cần cắt lọc mô hoại tử. Ngoài ra cần tách dính mi cầu, chọc rửa tiền phòng,...

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình khi lao động và làm việc giúp hạn chế tình trạng bỏng mắt.

6 Dự phòng bỏng mắt do hóa chất

Bảo vệ đôi mắt bằng khăn che, cặp kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường có nguy cơ bị hóa chất vào mắt.

Bạn nên nói chuyện với chủ nhân của bạn về các loại quần áo bảo hộ khác để giảm thiểu nguy cơ gây hại cho các bộ phận khác của cơ thể.

Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ và giám sát trẻ em dưới ba tuổi.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Bausch & Lomb Incorporated. Chemical Eye Burns, Bausch & Lomb Incorporated. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Better Health Channel. Eye injuries - chemical burns, Better Health Channel. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Whitney Seltman (Ngày đăng 20 tháng 7 năm 2020). Chemical Eye Burns, WebMD. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021
  4. ^  Drugs.com (Ngày cập nhật 3 tháng 5 năm 2021). Chemical Injury to the Eye, Drugs.com.Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Sử dụng thuốc điều trị nội khoa chữa bệnh bỏng mắt trong bao lâu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bỏng mắt do hóa chất: Cách sơ cứu đúng cách nhất, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bỏng mắt do hóa chất: Cách sơ cứu đúng cách nhất, điều trị
    KL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (4)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633