1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Trungtamthuoc.com - Bóng đè là tình trạng mất khả năng di chuyển, tê liệt tứ chi tạm thời thường xảy ra ngay sau khi đi ngủ. Hiện tượng có thể gặp ở mọi đối tượng và làm người bị hoảng sợ, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như rối loạn giấc ngủ. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng bóng đè trong bài viết dưới đây.

1 Bị bóng đè thường xuyên là điềm gì?

Hiện tượng bóng đè hay còn gọi là chứng tê liệt khi ngủ với sự mất kiểm soát cơ tạm thời, người bị nhận biết được tình trạng mất trương lực cơ của mình khi mới chìm vào giấc ngủ hoặc gần tỉnh dậy. Ngoài mất trương lực, người bị còn gặp ảo giác trong những cơn bóng đè.

Theo các chuyên gia, bóng đè do rối loạn giấc ngủ, gây ra những cảm giác bất thường trong khi ngủ. Hiện tượng này có liên quan đến giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) của chu kỳ giấc ngủ. Một giấc ngủ REM tiêu chuẩn bao gồm những giấc mơ sống động cùng với chứng mất trương lực, cả hai thường kết thúc khi thức dậy, vì vậy một người không bao giờ có ý thức về việc không thể di chuyển này. Tuy nhiên khi bị bóng đè sẽ có sự kết hợp cả tình trạng tỉnh táo với giấc ngủ REM nên người bị nhận thức được tình trạng mất trương lực cơ của mình.

Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có nhiều chứng minh cho thấy khoảng 20% dân số đã bị bóng đè ít nhất một lần. Những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, hay stress, ám ảnh về các vấn đề trong cuộc sống là đối tượng dễ bị bóng đè liên tục. 

Đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ đã được khoa học giải thích và chứng minh, không phải do ma quỷ nên người bị không thực hiện cúng bái để chữa bệnh.

2 Bóng đè có nguy hiểm không?

Đối với hầu hết mọi người, chứng tê liệt khi ngủ không được coi là nguy hiểm. Mặc dù nó có thể gây lo lắng ảnh hưởng tâm lý nhưng nó được phân loại là một tình trạng lành tính và thường không gây ra những tổn thương trên cơ thể.

Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, giảm sự tỉnh táo tập trung, gây ra nhiều hậu quả với sức khoẻ tổng thể cũng như công việc và học tập. Ngoài ra tinh thần người bệnh hoảng loạn, sợ hãi thường xuyên có thể nảy sinh ra suy nghĩ tiêu cực.

3 Triệu chứng khi bị bóng đè 

Triệu chứng khi bị bóng đè
Triệu chứng khi bị bóng đè

Các triệu chứng của chứng liệt tạm thời khi ngủ bao gồm:

  • Tê liệt tứ chi của người bị. Cơ thể khi bị bóng đè sẽ bị bất động, chân tay không thể di chuyển trong một khoảng thời gian nhất định. Người bị nhận thức được nhưng không có khả năng kiểm soát.
  • Không có khả năng nói hoặc nói mớ trong hoặc sau khi bị bóng đè
  • Một số trường hợp còn cảm thấy ngạt thở, có vật đè lên ngực nhưng không thể thoát ra được cảm giác này
  • Một triệu chứng khác là hoảng loạn, xuất hiện ảo giác và sợ hãi trong cả lúc bị và sau khi tỉnh dậy
  • Nhiều trường hợp có đau đầu, tiết mồ hôi nhiều khi bị bóng đè
  • Sau khi tỉnh dậy thì sợ hãi, khó ngủ, người mệt mỏi, tâm lý lo lắng, buồn bã
  • Buồn ngủ ban ngày, có thể dẫn đến chứng mất ngủ về sau

4 Đối tượng hay bị bóng đè 

Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 20% ​​số người trải qua tình trạng tê liệt khi ngủ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng nếu xuất hiện nhiều từ lúc nhỏ thì đến 20-30 tuổi có thể xảy ra tần suất liên tục hơn.

Những người có tinh thần thoải mái, lac quan, yêu đời thường ít gặp phải hiện tượng bóng đè. Trong khi đó những đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị hơn:

  • Người có rối loạn về thần kinh, luôn cảm thấy buồn chán, đây còn được gọi là chứng ngủ rũ, nguyên nhân do giảm chất dẫn truyền thần kinh hypocretin.
  • Người thường xuyên phải thay đổi giờ ngủ do tính chất công việc, làm đồng hồ sinh học rối loạn, gây mất ngủ.
  • Người bị mất ngủ vào ban đêm, thường ngủ nhiều vào ban ngày
  • Hay nằm sấp đi ngủ cũng làm tăng khả năng bị
  • Người trẻ tuổi hoặc thanh thiếu niên có tỷ lệ mắc cao hơn
  • Người bị các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, mất ngủ kéo dài

5 Vì sao bị bóng đè liên tục?

Vì sao bị bóng đè liên tục?
Vì sao bị bóng đè liên tục?

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, bao gồm:

5.1 Rối loạn giấc ngủ

Những người hay gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ hay những bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng bóng đè đơn độc không do chứng ngủ rũ.Báo cáo chứng minh rằng người mắc chứng ngưng thở do tắc nghẽn có tỷ lệ bị bóng đè cao hơn người bình thường 38%.

5.2 Chứng ngủ rũ

Các nghiên cứu đã cho thấy hiện tượng bóng đè có liên quan đến hội chứng ngủ rũ. Những người mắc hội chứng này có chất dẫn truyền thần kinh thấp làm rối loạn sự hoạt động trong não, làm biến chứng giấc ngủ REM. Đặc điểm các cơn tê liệt có tính chất thường xuyên và kéo dài hơn với người bình thường, thậm chí xuất hiện ở tất cả các giai đoạn ngủ quên, ngủ ban ngày của người bị ngủ rũ. 

Rối loạn sức khỏe tâm thần 

Nhưng đối tượng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, gặp những tổn thương tinh thần và thể chất làm  tăng nguy cơ bị bóng đè khi ngủ.

Người bị bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, hay hoảng sợ, ám ảnh cưỡng bức về vấn đề trong cuộc sống nếu không được tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng sẽ gặp chứng tê liệt khi ngủ nhiều hơn.

5.3 Di truyền gia đình

Có người trong gia đình hay bị bóng đè thì con cái của họ cũng có nguy cơ bị mắc phải cao hơn người bình thường. Chưa có nguyên nhân cụ thể về cơ sở di truyền nhưng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều này.

5.4 Mơ ngủ

Những người hay mơ khi ngủ, dù là mơ đẹp hay ác mộng thì tình trạng bóng đè có thể gặp nhiều hơn. Một số nghiên cứu đã cho thấy những người giàu trí tưởng tượng, hay mơ mộng, gặp bóng đè nhiều hơn người bình thường.

6 Các thời điểm thường bị bóng đè

Thời điểm thường bị bóng đè là khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ hoặc lúc bạn sắp sửa thức dậy.  

  • Bóng đè giai đoạn trước ngủ: Khi chìm dần vào giấc ngủ, các cơ của cơ thể thả lỏng dần và chúng ta thường sẽ không thể biết được điều này. Tuy nhiên hiện tượng bóng đè sẽ xuất hiện giai đoạn đầu lúc mới ngủ khi có sự rối loạn các chu kỳ giấc ngủ làm cho bạn nhận thức được tình trạng này, như vậy bạn sẽ thấy cơ thể bị bất động như có ai đó đè thật chặt.
  • Bóng đè giai đoạn sau ngủ: giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) và giai đoạn không chuyển động mắt nhanh (NREM) luôn có sự chuyển đổi trong giấc ngủ. Một chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút thì chu kỳ NREM chiếm phần lớn thời gian, khoảng 75% giúp bạn chìm sâu vào giấc ngủ, tạo thời gian cho cơ thể thư giãn, nạp năng lượng. Khi chuyển qua giai đoạn REM, hai mắt chuyển động nhanh, thông thường sẽ xuất hiện những giấc mơ, ban sẽ có những tỉnh táo vào cuối chu kỳ này trong khi cơ thể vẫn đang thư giãn, vì vậy cảm nhận được sự tê liệt tứ chi như ai đó đang đè ép bản thân.

7 Cách hết bị bóng đè trong khi ngủ

Cách hết bị bóng đè trong khi ngủ
Cách hết bị bóng đè trong khi ngủ

Người bị bóng đè có thể xử lý theo một số phương pháp dưới đây để thoát khỏi hiện tượng này:

7.1 Thực hiện các cử động nhẹ

Cảm giác tê liệt tứ chi khi bị bóng đè nên việc cố gắng cử động rất khó khăn. Tuy nhiên thực hiện vài động tác nhẹ sau sẽ giúp bạn thoát khỏi hiện tượng này nhanh chóng. Cử động ngón tay, ngón chân nhẹ nhàng hoặc nắm chặt bàn tay lại hết sức. Có thể nhau mày, cử động cơ mặt nhiều lần liên tiếp để thoát khỏi hiện tượng này.

7.2 Liên tục thở đều

Một trong những cách làm thoát khỏi tình trạng bóng đè nhanh là điều hoà hơi thở, liên tục thở đều.  Nếu người bị càng sợ hãi, cảm giác đè nén trên ngực càng tăng, hiện tượng này sẽ càng kéo dài.

7.3 Tạo những âm thanh nhỏ

Khi bị chứng tê liệt khi ngủ, nếu đang nằm cùng người khác, chỉ cần có sự chạm nhẹ của họ bạn sẽ thoát ra khỏi tình trạng này nhanh chóng. Vì vậy hãy cố gắng tạo ra những âm thanh nhỏ, để được đánh thức dậy.

7.4 Giữ tình thần bình tĩnh

Tình trạng hoảng loạn ,sợ hãi khi bị bóng đè làm tăng sự ảo giác như bị chèn ép ngực, xuất hiện ma quỷ, bị ai đó lôi đi… vì vậy điều quan trọng nhất là phải giữ được sự bình tĩnh, tinh thần ổn định, thì bạn mới sớm thoát khỏi hiện tượng này. Không cố gắng vùng vẫy sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, kiệt sức sau khi thức dậy.

8 Làm sao để không bị bóng đè?

Các biện pháp phòng tránh bóng đè
Các biện pháp phòng tránh bóng đè

Nhìn chung, hiện tượng bóng đè ít có thuốc hay phương pháp nào cụ thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh, bao gồm:

  • Do mối liên hệ giữa hiện tượng bóng đè và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ nói chung nên việc cải thiện giấc ngủ là trọng tâm trong việc ngăn ngừa tình trạng này. 
  • Nên thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra nhiều để loại bỏ được những nguy cơ bệnh tiềm ẩn khác.
  • Vệ sinh giường ngủ có thể góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ và nên có chế độ nghỉ ngơi đều đặn hơn.
  • Tạo thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ cụ thể mỗi ngày, giấc ngủ sâu hơn sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn.
  • Tối ưu hóa không gian ngủ bằng phong cách bạn thích, thiết kế phòng ngủ hạn chế sự xâm nhập của ánh sáng hoặc tiếng ồn.
  • Trước khi đi ngủ nên tắt hết các thiết bị điện thoại thông minh, không sử dụng ít nhất 1 giờ để dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê vào buổi tối..

9 Các câu hỏi khác thường gặp khi bị bóng đè

9.1 Bóng đè được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa thường chẩn đoán bệnh thông qua thăm khám lâm sàng, hỏi về triệu chứng và tiền sử bị bệnh, cụ thể:

  • Về các triệu chứng, chẳng hạn như tần suất bị tê liệt khi ngủ, cảm giác như thế nào và khi nào nó bắt đầu.
  • Về giấc ngủ, chẳng hạn như bạn ngủ bao nhiêu giờ vào ban đêm và bạn có cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày hay không.
  • Về sử dụng thuốc bao gồm các loại thuốc bạn đang dùng và liệu bạn có hút thuốc, sử dụng rượu hoặc ma túy bất hợp pháp hay không.
  • Về bệnh nền có rối loạn sức khỏe tâm thần bao gồm lo âu , căng thẳng sau chấn thương hoặc trầm cảm .
  • Tiền sử gia đình bị tê liệt khi ngủ.

9.2 Bị bóng đè một lần, liệu có xảy ra lần nữa không?

Bạn có thể chỉ trải qua một giai đoạn trong đời nhưng cũng có thể gặp thường xuyên. Đối tượng hay gặp phải tình trạng này trong thời gian căng thẳng cao độ hoặc khi bị thiếu ngủ

Nếu hiện tượng xuất hiện tần suất nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc, người bị nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và hỗ trợ điều trị.

9.3 Niệm câu gì khi bị bóng đè

Bị bóng đè bản chất là rối loạn giấc ngủ, tăng trương lực cơ của cơ thể. Niệm phật là một cách để làm ổn định tinh thần, hỗ trợ thoát khỏi cơn bóng đè nhanh chóng. Thông thường theo dân gian, người bị thường niệm câu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” trong đầu khi bị hiện tượng này thì thoát ra được cơn tê liệt nhanh hơn. Tuỳ mỗi người thường sẽ có câu niệm phật khác nhau.

10 Kết luận

Tình trạng bóng đè hầu như ai cũng đã gặp một lần trong đời. Nhiều người cảm thấy sợ hãi sau 1 lần bị và đã tìm đến nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về hiện tượng bóng đè tới bạn đọc.

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Olunu, E., Kimo, R., Onigbinde, E.O. và cộng sự (Ngày đăng năm 2018) Sleep paralysis, a medical condition with a diverse cultural interpretation. International Journal of Applied & Basic Medical Research. Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024
  2. Tác giả Hsieh, S. W., Lai, C và cộng sự (Ngày đăng năm 2010)  Isolated sleep paralysis linked to impaired nocturnal sleep quality and health-related quality of life in Chinese-Taiwanese patients with obstructive sleep apnea. Quality of Life Research. Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024
  3. Tác giả Singh, S., Kaur, H., Singh, S., & Khawaja, I.(Ngày đăng năm 2018)  Parasomnias: A Comprehensive Review.Pubmed.Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  4. Tác giả Maheen Farooq; Fatima Anjum (Ngày đăng 4 tháng 9 năm 2023) Sleep Paralysis.Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Uống thuốc ngủ có giảm được hiện tượng này không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Không nên sử dụng thuốc ngủ ạ. Anh/chị nên đi khám để loại bỏ những nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ nào ạ.

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả
    D
    Điểm đánh giá: 5/5

    rất hay bị bóng đè, giờ đã hiểu hơn và bớt sợ

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633