1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và béo phì

Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và béo phì

Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và béo phì

Bỏ bữa sáng có lợi ích và tác hại gì với cơ thể? Theo một báo cáo mới, nhịn ăn sáng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 27% và khả năng bị đột quỵ cao hơn 18%. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về ảnh hưởng của thói quen bỏ bữa sáng với sức khỏe.

1 Nhịn ăn sáng là gì?

Các chuyên gia lo ngại, thói quen không ăn sáng có liên quan đến rủi ro về sức khỏe tim mạch và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Do đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm chứng về mối liên hệ này. Hiện nay, có 2 định nghĩa về bữa sáng phổ biến trong các nghiên cứu là:

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày mà được ăn trước hoặc khi bắt đầu các hoạt động hàng ngày trong vòng 2 giờ sau khi thức dậy và thường không muộn hơn 10 giờ sáng. Bữa sáng thường có mức calo chiếm 20-35% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày.

Bữa sáng là lúc tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống (không bao gồm nước) trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 9 giờ sáng.

Và bỏ bữa sáng được định nghĩa là không ăn bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào ngoại trừ uống nước lọc.[1]

2 Tác hại của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng cũng dễ bị bỏ qua nhất. Thống kê cho thấy có đến 30% người trưởng thành thường xuyên bỏ bữa sáng hoặc không ăn sáng. Con số này ngày càng tăng lên và mở rộng về độ tuổi trong những thập kỷ gần đây. Trong 40 năm qua, tỷ lệ bỏ bữa sáng và bữa trưa ở người trưởng thành đã tăng mạnh. 

Các báo cáo thống kê cho thấy những người bỏ bữa sáng thường là người trẻ tuổi và kèm theo các thói quen xấu khác như hút thuốc lá, ăn tối muộn, uống nhiều rượu bia, mức tiêu thụ calo hàng ngày cao và ít tập thể dục.

Nhìn chung, nhịn ăn sáng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như sau:

2.1 Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bỏ bữa sáng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng. 

Một cuộc khảo sát cắt ngang của Nghiên cứu Tim Bogalusa với những người phụ nữ trong khoảng 19-28 tuổi đã chứng minh rằng 74% những người bỏ bữa sáng không đáp ứng đủ 2/3 lượng vitamin và khoáng chất được khuyến nghị trong chế độ ăn uống so với 41% những người ăn sáng

Bữa sáng là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng để bắt đầu ngày mới
Bữa sáng là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng để bắt đầu ngày mới

2.2 Nguy cơ béo phì

Bỏ bữa sáng có thể gây tăng cân hoặc béo phì. Điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng đã có rất nhiều dữ liệu ủng hộ mối liên hệ này. 

Mối liên hệ này giữa việc bỏ bữa sáng và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn đã được báo cáo trên toàn cầu, chủ yếu là trong các nghiên cứu cắt ngang. Cụ thể, trong nghiên cứu NHANES (năm 1999-2002) trên những người trẻ tuổi cho thấy: những người sử dụng ngũ cốc ăn sáng có nguy có bị thừa cân/ béo phì thấp hơn 31% và nguy cơ bị béo bụng thấp hơn 39% so với những người không ăn sáng. 

Mối liên quan giữa việc ăn sáng đều đặn và khả năng làm giảm nguy cơ béo phì/ tăng cân được củng cố thêm bởi một số nghiên cứu quan sát lớn hơn, dài hạn và giảm thiểu tối đa khả năng sai lệch. Kết quả cho thấy, ở những người trẻ trên 18 tuổi ăn sáng hàng ngày tăng ít hơn 1,91kg so với những người ăn sáng không thường xuyên (<4 ngày/tuần). 

2.3 Tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa

Trong các nghiên cứu cắt ngang, những người ăn sáng hàng ngày ít có khả năng gia tăng các yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa liên quan đến bệnh tim mạch hơn. Những yếu tố này bao gồm tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong huyết thanh, giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) trong huyết thanh và tăng huyết áp

Bên cạnh đó, bỏ bữa sáng cũng có liên quan đến các dấu hiệu của tình trạng rối loạn chuyển hóa Glucose. Bao gồm tăng HbA1c, tăng mức đường huyết và tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói cao hơn. Hơn nữa, bỏ bữa sáng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường được chẩn đoán lâm sàng cao hơn, tương đương với nguy cơ tim mạch, trong 3 nghiên cứu tiến cứu dài hạn gần đây. Nguy cơ này ở nam giới tăng cao hơn 21% và ở phụ nữ. Hơn nữa, bỏ bữa sáng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường được chẩn đoán lâm sàng cao hơn, tương đương với nguy cơ tim mạch, trong 3 nghiên cứu tiến cứu dài hạn gần đây là 28%. Trong một nghiên cứu tiền cứu phân tích trên 4631 công nhân trung niên Nhật Bản (tuổi từ 35-66) cho thấy những người bỏ bữa sáng ≥2 ngày/tuần có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 73% so với những người ăn sáng 6 hoặc 7 ngày/tuần trong hơn 8 năm theo dõi sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu. 

Như vậy, dữ liệu từ các nghiên cứu lớn đều cho thấy rằng, việc ăn sáng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng bệnh lý do rối loạn chuyển hóa. 

2.4 Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hiện nay, có 2 nghiên cứu lớn xem xét mối liên quan giữa việc bỏ bữa sáng và nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. 

Cụ thể, trong 1 nghiên cứu được thực hiện trong vòng 16 năm cho thấy, nam giới thường bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim (có hoặc không gây tử vong) cao hơn 27% so với những người đàn ông không bỏ bữa sáng. 

Bỏ bữa sáng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bỏ bữa sáng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong nghiên cứu thứ 2, được thực hiện tại Nhật Bản, chỉ ra rằng việc ăn sáng không thường xuyên có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Đặc biệt là nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não ở những người này cao hơn 

Các nghiên cứu dịch tễ học đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ giữa việc bỏ bữa sáng và các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Chúng bao gồm: nguy cơ thừa cân và béo phì, rối loạn chuyển hóa, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp,... Những rủi ro này dường như không phụ thuộc vào sự khác biệt về chất lượng chế độ ăn uống giữa những người ăn sáng và những người không ăn sáng.

3 Nhịn ăn sáng có tốt không?

Có rất nhiều lý do để một người dễ dàng bỏ qua bữa sáng. Mặc dù bữa sáng luôn được đánh giá là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, việc nhịn ăn sáng cũng có thể mang tới một số lợi ích nhất định cho cơ thể.

3.1 Lợi ích của việc nhịn ăn sáng

Trong một số trường hợp, bỏ bữa sáng là một phần trong phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Chẳng hạn như chế độ ăn 16/8 với 16 giờ nhịn ăn liên tục và sau đó là 8 giờ để ăn uống. Thông thường, những người áp dụng phương pháp này sẽ nhịn ăn sáng và chỉ ăn vào bữa trưa và bữa tối. 

Tuy nhiên, cách làm này có thể không gây hại cho sức khỏe, ngược lại nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm lượng calo, giảm cân và cải thiện sức khỏe trao đổi chất.[2]

3.2 Tại sao không nên bỏ bữa sáng?

Lợi ích của việc nhịn ăn sáng chỉ đạt được khi bạn có một lối sống và chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, thực tế đa phần đều ngược lại. 

Một nghiên cứu trên 30.000 người từ năm 2005 đến năm 2016 cho thấy những người bỏ bữa sáng có xu hướng tiêu thụ tổng lượng calo, carbohydrate, chất béo tổng và chất béo bão hòa cũng như đường bổ sung trong bữa trưa, bữa tối và đồ ăn nhẹ nhiều hơn đáng kể so với những người ăn sáng. Ngoài ra, họ cũng có chế độ ăn kém chất lượng hơn và tiêu thụ ít vi chất dinh dưỡng hơn trong ngày. 

Vì vậy, thói quen bỏ bữa sáng có thể kéo theo một loạt các thói quen xấu khác trong chế độ ăn uống, sinh hoạt. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta.[3]

4 Bỏ ăn sáng có giảm cân không?

Mối liên hệ giữa việc bỏ ăn sáng và giảm cân phụ thuộc nhiều hơn vào lối sống của bạn. Các chuyên gia nhận định rằng, ăn sáng không giúp bạn giảm cân nhưng việc bỏ bữa sáng cũng có thể không.

Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu về phương pháp nhịn ăn gián đoạn cho thấy, việc kéo dài thời gian nhịn ăn qua đêm (khoảng 16 tiếng) thực sự có liên quan đến việc giảm cân. Nhưng bản chất của chế độ ăn kiêng này chính là cải thiện quá trình trao đổi chất. 

Việc nhịn ăn kéo dài 16 tiếng trong ngày (thường là bỏ bữa sáng) khiến cho lượng đường trong máu và nồng độ Insulin giảm xuống. Hiện tượng này khiến cho cơ thể phải sử dụng đến lượng chất béo dự trữ để duy trì năng lượng. Vì cơ thể chúng ta không thể khởi động quá trình đốt cháy chất béo nếu chúng ta tiếp tục bổ sung năng lượng từ bên ngoài. 

Chế độ nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm cân
Chế độ nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm cân

Tuy nhiên, trên thực tế việc nhịn ăn sáng lại kéo theo những hệ quả khác có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng. Một số nghiên cứu quan sát đã cho thấy, những người thường xuyên ăn sáng lại có thể quản lý cân nặng của bản thân tốt hơn. Có thể là những người thường xuyên ăn sáng sẽ có thói quen sinh hoạt và làm việc lành mạnh hơn (ít thức đêm), hoặc có địa vị kinh tế xã hội cao hơn (có thể chi trả cho bữa sáng) hoặc có thói quen ăn uống khoa học hơn. Người lại, những người nhịn ăn sáng lại có xu hướng ăn nhiều hơn, ăn vào tối muộn và ưa chuộng ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hơn (như thức ăn nhanh) vào các bữa tiếp theo.[4]

5 Nhịn ăn sáng có bị đau dạ dày không?

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng dư thừa axit, trào ngược dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi hoặc đầy chướng bụng là bỏ bữa. Nhịn ăn sáng là một trong những trường hợp như vậy. Khi bạn để bụng đói trong thời gian dài, lượng axit mà dạ dày tiết ra sẽ bị dư thừa và có thể tấn công vào niêm mạc dạ dày. Kết quả là dẫn đến tổn thương và viêm loét thành dạ dày. 

Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác xót bụng, đau bụng (đặc biệt là vùng bụng trái), bụng phát ra tiếng kêu ọc ọc,... Cảm giác xót bụng có thể giảm dần sau khi bạn ăn một chút thức ăn. Nhưng lưu ý, tránh ăn quá nhanh hoặc ăn các đồ ăn khô cứng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.[5]

>>>Xem thêm: Thuốc giảm cân an toàn hiệu quả tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Marie-Pierre, [...] (Ngày đăng: Ngày 30 tháng 01 năm 2017). Meal Timing and Frequency: Implications for Cardiovascular Disease Prevention: A Scientific Statement From the American Heart Association, AHA Journals. (Ngày truy cập: Ngày 29 tháng 06 năm 2023
  2. ^ Adda Bjarnadottir (Ngày đăng: Ngày 03 tháng 06 năm 2017). Is Skipping Breakfast Bad for You? The Surprising Truth, Healthline. Ngày truy cập: Ngày 29 tháng 06 năm 2023
  3. ^ Sarah Hays Coomer (Ngày đăng: Ngày 24 tháng 04 năm 2023). Is Skipping Breakfast Bad For You?, Forbes Health. Ngày truy cập: Ngày 29 tháng 06 năm 2023
  4. ^ Monique Tello (Ngày đăng: Ngày 19 tháng 04 năm 2019). Eating breakfast won’t help you lose weight, but skipping it might not either, Harvard. Ngày truy cập: Ngày 29 tháng 06 năm 2023
  5. ^ Satata Karmakar (Ngày đăng: Ngày 14 tháng 11 năm 2020). Skipping breakfast? Stop! Here's how it affects your body, The Health Site. Ngày truy cập: Ngày 29 tháng 06 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633