1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Bí tiểu ở người cao tuổi liệu có phải dấu hiệu của ung thư?

Bí tiểu ở người cao tuổi liệu có phải dấu hiệu của ung thư?

Bí tiểu ở người cao tuổi liệu có phải dấu hiệu của ung thư?

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Bộ môn Lão khoa

Chủ biên PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Tân

PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Trí

TS.BS. Nguyễn Thanh Huân

Các tác giả tham gia biên soạn

Đỗ Anh Toàn

Thái Minh Sâm

Ngô Xuân Thái 

Người cao tuổi thường mắc phải các chứng bệnh phiền toái do chức năng các cơ quan suy giảm. Bí tiểu là một vấn đề phiền toái của tuổi già, tuy không phải bệnh nhưng bí tiểu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin về xử trí bí tiểu ở người cao tuổi.

1 Mở đầu

Bí tiểu là mất khả năng tống xuất nước tiểu tự ý. Tình trạng này có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây bí tiểu như bế tắc, viêm nhiễm, tác dụng của thuốc, nguyên nhân thần kinh hoặc các nguyên nhân khác. Nguyên nhân phổ biến nhất của bí tiểu là BPH (Benign prostatic hyperplasia - Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt). Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm âm hộ; tổn thương vỏ não, cột sống hoặc thần kinh ngoại vi. Nguyên nhân tắc nghẽn ở phụ nữ thường liên quan đến các cơ quan vùng chậu. 

Với người cao tuổi được định nghĩa từ 65 tuổi trở lên, những bệnh đồng mắc gia tăng, thể chất thay đổi cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bí tiểu'. Khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, khám lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây bí tiểu trong hầu hết các trường hợp. Xử trí ban đầu thường là đặt thông niệu đạo để giải áp nhanh chóng. Nam giới bị bí tiểu cấp tính do BPH có thể đi tiểu bình thường trở lại nếu bắt đầu dùng thuốc chẹn alpha tại thời điểm đặt ống thông. Mở thông bàng quang ra da trên xương mu có thể tốt hơn đặt thông niệu đạo trong một số trường hợp. Ngoài ra, ống thông niệu đạo tẩm hợp kim bạc đã được chứng minh là làm giảm nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Những bệnh nhân bị bí tiểu mạn tính do bàng quang hỗn loạn thần kinh có thể kiểm soát tình trạng của mình bằng cách đặt ống thông niệu đạo sạch, ngắt quãng. Xử trí dứt điểm bí tiểu sẽ phụ thuộc vào căn nguyên và có thể bao gồm điều trị phẫu thuật hoặc nội khoa. 

2 Định nghĩa

Bí tiểu cấp tính là tình trạng đột ngột mất khả năng đi tiểu tự ý dù bàng quang đang căng đầy nước tiểu, có thể kèm đau bụng”. Bí tiểu mạn tính là tình trạng bí tiểu không gây đau liên quan đến sự gia tăng lượng nước tiểu tồn dư. Bệnh nhân bị bí tiểu có thể có các triệu chứng như hoàn toàn không thể tống xuất nước tiểu, giảm khả năng làm trống bàng quang, hoặc tiểu tràn đầy. Các biến chứng có thể gặp bao gồm nhiễm khuẩn và suy thận. 

3 Dịch tễ

Bệnh cảnh này rất thường gặp. Trong hai nghiên cứu đoàn hệ lớn ở nam giới Mỹ từ 40 đến 83 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh chung là 4,5 đến 6,8 trên 1.000 nam giới mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng đáng kể theo độ tuổi, đàn ông ở độ tuổi 70 chỉ có 10% nguy cơ nhưng khi ở độ tuổi 80 có hơn 30% nguy cơ bị bí tiểu cấp tỉnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ không rõ ràng. Nhìn chung mỗi năm có khoảng 7/100.000 phụ nữ gặp phải vấn đề này. Mặc dù có rất nhiều chẩn đoán phân biệt với bí tiểu, nhưng nếu khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, khám lâm sàng cẩn thận, đề nghị cận lâm sàng phù hợp sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và khởi động xử trí ban đầu. 

4 Nguyên nhân

Có rất nhiều cách phân loại nguyên nhân bí tiểu (Bảng 1). 

Bảng 1. Các nguyên nhân bí tiểu 
Nguyên nhânNamNữCả hai giới
Tắc nghẽnTăng sinh lành tính tuyến tiền liệt; hẹp miệng niêu đạo; paraphimosis; hẹp bao quy đầu; ung thư tuyến tiền liệtSa tạng chậu (u bàng quang, sa trực tràng, sa tử cung); khối vùng chậu (u ác tính phụ khoa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng)Sỏi bàng quang; ung thư bàng quang; khối u ác tính đường tiêu hóa hoặc sau phúc mạc; hẹp niệu đạo, dị vật, sỏi, phù nề
Viêm nhiễmViêm bao quy đầu; áp xe tuyến tiền liệt; viêm tuyến tiền liệtViêm âm hộ cấp tính; lichen âm đạo; pemphigus âm đạoBilharziasis; viêm bàng quang; bệnh echinococcosis; hội chứng Guillain Barre; vi rút herpes simplex, Bệnh Lyme; áp xe quanh niệu đạo; viêm bàng quang do lao, viêm niệu đạo; vi rút Varicella zoster 
KhácChấn thương, gãy hoặc rách dương vậtBiến chứng sau sinh; rối loạn chức năng cơ thắt niệu đạo (hội chứng Fowler)Đứt đoạn niệu đạo sau và cổ bàng quang trong chấn thương vùng chậu; biến chứng sau phẫu thuật; tâm thần 

Đối với những người cao tuổi, hầu hết các nguyên nhân bí tiểu ít nhiều gắn liền với quá trình lão hóa. Chẳng hạn như sa tạng chậu, đái tháo đường típ 2, dùng nhiều loại thuốc, già yếu là những nguyên nhân gây nên bí tiểu phổ biến ở nữ giới. Đối với nam giới, BPH gia tăng theo tuổi là nguyên nhân hàng đầu. 

4.1 Tắc nghẽn 

Sự tắc nghẽn của đường tiết niệu dưới từ vị trí cổ bàng quang trở ra có thể gây bí tiểu. Sự tắc nghẽn có thể đến từ bên trong (ví dụ: phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo) hoặc bên ngoài (ví dụ, khi một khối ở tử cung hoặc đường tiêu hóa chèn ép cổ bàng quang gây tắc nghẽn đường ra). Nguyên nhân gây tắc nghẽn phổ biến nhất là BPH. Trong một nghiên cứu trên 310 nam giới trong thời gian hai năm, bí tiểu là do BPH chiếm 53%. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn khác chiếm 23%. 

Mỗi năm tại Hoa Kỳ, có khoảng 2 triệu lượt khám tại phòng khám và hơn 250.000 ca phẫu thuật được thực hiện cho bệnh nhân BPH . BPH gây tắc nghẽn cổ bàng quang thông qua hai cơ chế: phì đại tuyến tiền liệt và co thắt niệu đạo tuyến tiền liệt do tăng kích thích alpha-adrenergic quá mức trong phần mô đệm của tuyến. 

Các nguyên nhân tắc nghẽn khác gây bí tiểu ở nam giới bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, hẹp bao quy đầu, paraphimosis và các dụng cụ nhân tạo của dương vật. Nguyên nhân tắc nghẽn ở phụ nữ thường liên quan đến sa vùng chậu như sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Bí tiểu cũng có thể do chèn ép từ bên ngoài vào cổ bàng quang do sa tử cung và các khối u lành tính hoặc ác tính ở vùng chậu. Một số bệnh lý đặc trưng riêng ở phụ nữ như bí tiểu sau phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát, caruncle niệu đạo... Ở nam giới và phụ nữ, hẹp niệu đạo, sỏi và dị vật niệu đạo có thể trực tiếp cản trở dòng chảy của nước tiểu. Sự chèn ép của phân và các khối đường tiêu hóa hoặc sau phúc mạc đủ lớn để gây chèn ép cổ bàng quang từ bên ngoài bàng quang cũng có thể dẫn đến bí tiểu. Bí tiểu do khối u bàng quang thường là do cục máu đông do chảy máu trong bàng quang và thường có biểu hiện tiểu máu không đau. 

4.2 Viêm nhiễm 

Nguyên nhân phổ biến nhất của bí tiểu cấp tính do viêm nhiễm là viêm tuyến tiền liệt cấp. Viêm tuyến tiền liệt cấp thường do các vi khuẩn gram âm như Escherichia coli và các loài Proteus gây ra, dẫn đến sưng tấy tuyến tiền liệt. Viêm niệu đạo do nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây phù nề niệu đạo dẫn đến bí tiểu cũng như mụn rộp sinh dục có thể gây bí tiểu do viêm tại chỗ và liên quan đến thần kinh cùng (hội chứng Elsberg). Ở phụ nữ, các tổn thương gây đau ở âm hộ và viêm âm hộ có thể gây phù nề niệu đạo, tiểu buốt và cũng là nguyên nhân dẫn đến bí tiểu. 

4.3 Do tác dụng của thuốc 

Thuốc kháng cholinergic, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm ba vòng, gây bí tiểu bằng cơ chế giảm co thắt cơ bàng quang. Thuốc cường giao cảm gây bí tiểu bằng cơ chế tăng kích thích thụ thể alpha-adrenergic ở tuyến tiền liệt và cổ bàng quang Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, nam giới sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có nguy cơ bị bí tiểu cấp cao gấp đôi so với những người không sử dụng các thuốc này. Bí tiểu do NSAIDs được cho là xảy ra do ức chế sự co cơ của cơ detrusor qua trung gian prostaglandin. Bảng 2 liệt kê các loại thuốc liên quan đến bí tiểu. 

 Bảng 2. Các loại thuốc có thể gây bí tiểu 
Phân loạiThuốc
Thuốc chống loạn nhịp timdisopyramide; procainamide; quinidin  

Thuốc kháng cholinergics chọn lọc 

atropin; alkaloids belladonna; dicyclomin; flavoxate; glycopyrrolate; hyoscyamin; oxybutynin; propantheline; scopolamin
Thuốc chống trầm cảmamitriptylin; amoxapin; doxepin; imipramin; maprotilin; nortriptylin
Thuốc kháng histamin chọn lọcbrompheniramin; chlorpheniramin; cyproheptadin; diphenhydramin; hydroxyzin
Thuốc điều trị tăng huyết áphydralazin; nifedipin
Thuốc điều trị Parkinsonamantadin; benztropin; bromocriptin; levodopa; trihexyphenidyl
  Thuốc chống loạn thầnchlorpromazin; fluphenazin; haloperidol; prochlorperazin; thioridazin; thiothixen
 Thuốc hormonestrogen; progesteron; testosteron
 Thuốc dãn cơbaclofen; cyclobenzaprin; diazepam
 Thuốc giao cảm (đồng vận alpha-adrenegic)ephedrin; phenylephrin; phenylpropanolamin; pseudoephedrin
 Thuốc giao cảm (đồng vận beta-adrenegic)isoproterenol; metroterenol; terbutalin
Các thuốc khácamphetamin; carbamazepin; dopamin; mercurial diuretics; NSAID; thuốc opioid; vincristin

4.4 Bàng quang hỗn loạn thần kinh 

Hoạt động bình thường của bàng quang và đường tiết niệu dưới phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa não, hệ thần kinh tự chủ và các dây thần kinh ngoại biên cung cấp cho bàng quang và niệu đạo. Sự gián đoạn dọc theo các con đường này có thể dẫn đến bí tiểu do nguyên nhân thần kinh (Bảng 3). Bàng quang hỗn loạn thần kinh được định nghĩa là bất kỳ chức năng nào bị khiếm khuyết của bàng quang do suy giảm chức năng dẫn truyền thần kinh. 

Bảng 3. Các nguyên nhân thần kinh gây bí tiểu
Vị trí tổn thươngNguyên nhân
Thần kinh ngoại biênBệnh thần kinh tự chủ; đái tháo đường; hội chứng Guillain Barre; vì rút herpes zoster, bệnh Lyme; thiếu máu ác tính; bệnh bại liệt; phẫu thuật vùng chậu tận gốc; bất sản xương cùng; chấn thương tủy sống.
NãoBệnh mạch máu não; đa xơ cứng; ung thư hoặc khối u; não úng thủy; bệnh Parkinson; hội chứng Shy-Drager.
Tủy sốngTổn thương dysraphic; bệnh đĩa đệm; màng não tủy; đa xơ cứng; nứt đốt sống; tụ máu hoặc áp xe tủy sống; chấn thương tủy sống; hẹp ống sống, bệnh mạch máu; viêm tủy cắt ngang; u tủy sống hoặc chùm đuôi ngựa.

Bí tiểu do nguyên nhân thần kinh xảy ra như nhau ở nam và nữ. Mặc dù hầu hết bệnh nhân bàng quang hỗn loạn thần kinh sẽ bị tiểu không tự chủ, nhưng một số lượng đáng kể cũng có thể bị bí tiểu'. Có đến 56% bệnh nhân bị đột quỵ sẽ bị bí tiểu, chủ yếu là do suy giảm khả năng vận động của cơ thể. Trong một nghiên cứu tiền cứu, 23 trong số 80 bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ bị bí tiểu, với phần lớn sẽ giải quyết được trong vòng ba tháng'. Khoảng 45% bệnh nhân đái tháo đường và 75 - 100% bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường sẽ bị rối loạn chức năng bàng quang, có khả năng bao gồm bí tiểu. Rối loạn khả năng đi tiểu có xu hướng tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh đa xơ cứng và xảy ra ở 80% bệnh nhân, với khoảng 20% bị bí tiểu”. Thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống và chèn ép dây thần kinh từ các khối u lành tính hoặc ác tính có thể gây bí tiểu do gián đoạn đường dẫn truyền của cột sống. 

4.5 Các nguyên nhân khác 

Các biến chứng sau phẫu thuật: chúng ta thường gặp tình trạng bí tiểu ở những bệnh nhân vừa phẫu thuật. Đau, chấn thương, căng dãn bàng quang quá mức và các tác nhân dược lý (đặc biệt là opioid) đều được cho là có vai trò nhất định. Sau khi phẫu thuật trực tràng, bệnh nhân sẽ bị bí tiểu đến 70%. Có tới 78% bệnh nhân đã được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần và 25% bệnh nhân đã phẫu thuật phụ khoa sẽ bị bí tiểu Trong quá trình phẫu thuật cắt trĩ, việc sử dụng phương pháp tê dây thần kinh thẹn có chọn lọc thay vì gây tê tủy sống có thể làm giảm bí tiểu. Trong một số nghiên cứu, sử dụng prazosin (Minipress) trước phẫu thuật cũng đã được chứng minh làm giảm bí tiểu sau phẫu thuật ở nam giới. 

Bí tiểu liên quan đến thai là: bí tiểu khi mang thai thường là kết quả của việc tử cung bị đẩy ngược ra sau dẫn đến tắc nghẽn miệng niệu đạo từ bên trong, thường xảy ra khi thai được 16 tuần”. Sau sinh, tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo là 1,7 đến 17,9%. Các yếu tố nguy cơ bao gồm sinh non, sinh bằng dụng cụ, chuyển dạ kéo dài và mổ lấy thai. Trong một nghiên cứu với hơn 3.300 ca, những phụ nữ được gây tê ngoài màng cứng có nguy cơ bị bí tiểu cao hơn đáng kể so với những người không được gây tê ngoài màng cứng. 

Chấn thương: chấn thương ở niệu đạo, dương vật hoặc bàng quang có thể gây bí tiểu. Vỡ bàng quang và đứt niệu đạo có thể xảy ra với gãy xương chậu. 

5 Chẩn đoán 

Khai thác đầy đủ bệnh sử, khám lâm sàng đặc biệt cơ quan tiết niệu và thực hiện các khảo sát cần thiết là chìa khóa để chẩn đoán ban đầu và là cơ sở để điều trị phù hợp cho bệnh nhân bí tiểu. Bí tiểu cấp thường gặp ở nam giới gấp 10 lần so với phụ nữ với đặc trưng là trạng thái không thể tiểu được kèm biểu hiện đau trong khi bí tiểu mạn có thể không đau dù bàng quang dãn lớn. 

Ở những bệnh nhân cao tuổi kèm tình trạng rối loạn chức năng bàng quang hay rối loạn nhận thức, triệu chứng bí tiểu có thể kéo dài nhiều ngày hay chỉ được phát hiện bởi những người chăm sóc họ. Quan trọng hơn, không chỉ đánh giá đơn thuần một triệu chứng bí tiểu mà cần nhìn toàn cảnh bệnh nhân cao tuổi với những bệnh lý đồng mắc khác” và Bảng 4 tóm tắt những yếu tố quan trọng trong đánh giá bệnh nhân bí tiểu. 

Bảng 4. Các nguyên nhân thần kinh gây bí tiểu 
Bệnh nhânTiền cănLâm sàngNguyên nhân
Đàn ôngTiền căn bí tiểu trước đây Tuyến tiền liệt lớn, săn chắc, không lồi lõm khi khám trực tràng bằng ngón tay; kiểm tra tuyến tiền liệt có thể bình thường Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Sốt; tiểu khó; đau lưng, đáy chậu, trực tràngTuyến tiền liệt mềm mại, ấm; có thể chảy mủ dương vậtViêm tuyến tiền liệt cấp

Sụt cân; các dấu hiệu 

và triệu chứng nghi ngờ 

Phì đại tuyến tiền liệt dạng nốt sần; kiểm tra tuyến tiền liệt có thể bình thường Ung thư tuyến tiền liệt
Đau; sưng bao quy đầu hoặc dương vậtPhù dương vật với bao quy đầu không thể co dãn đượcHẹp bao quy đầu, paraphimosis hoặc phù nề do dụng cụ co thắt đặt bên ngoài
Phụ nữTăng áp lực vùng chậu; sa cơ quan vùng chậu từ âm đạoSa bàng quang, trực tràng hoặc tử cung khi khám vùng chậu Sa bàng quang /tử cung/trực tràng
Đau vùng xương chậu; đau bụng kinh; khó chịu vùng bụng dưới; đầy hơiTử cung, buồng trứng hoặc phần phụ to khi khám vùng chậuKhối vùng chậu; u xơ tử cung; bệnh ác tính phụ khoa
Tiết dịch âm đạo; tiểu khó; ngứa âm đạoViêm âm hộ và âm đạo; tiết dịch âm đạoViêm âm đạo
Nam hoặc nữTiểu khó; tiểu máu; sốt; đau lưng; tiết dịch niệu đạo; phát ban ở bộ phận sinh dục; hoạt động tình dục gần đây Đau trên xương mu; đau góc xương sống; tiết dịch niệu đạo; mụn nước sinh dụcViêm bàng quang; viêm niệu đạo; nhiễm khuẩn đường tiết niệu; bệnh lây truyền qua đường tinh dục; nhiễm herpes
Tiểu máu không đauTiểu máu đại thể kèm theo cục máu đôngBướu bàng quang
Táo bónTrướng bụng; trực tràng toU phân
Đau bụng hoặc chướng bụng; chảy máu trực tràng

Có thể sờ thấy khối ở bụng; xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính 

Khối u hoặc bệnh ác tính ở đường tiểu hóa tiến triển 
Bệnh thần kinh hiện có hoặc mới được chẩn đoán; đa xơ cứng; bệnh Parkinson; bệnh thần kinh đái tháo đường Các khiếm khuyết thần kinh toàn thân hoặc khu trú

Bàng quang hỗn loạn thần kinh 

*Hầu hết bệnh nhân sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng đường tiết niệu dưới. Các triệu chứng bao gồm tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, tia nước tiểu yếu, cảm giác tiểu không hết.

Bệnh nhân có 150 đến 200 mL nước tiểu bị giữ lại có thể sờ thấy bàng quang 

Khai thác các triệu chứng thông qua bệnh sử là chìa khóa để phân biệt bí tiểu với tăng thể tích nước tiểu tồn lưu có hay không có tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiểu không kiểm soát hay triệu chứng đường tiết niệu dưới. Ngoài ra, còn phải khai thác kỹ về thời gian, loại và lượng nước uống, tiền căn phẫu thuật, tiền căn đái tháo đường, các bệnh lý thần kinh, xơ cứng lan tỏa hay Parkinson. 

Thăm khám lâm sàng toàn diện trong đó chú trọng khám tổng thể đánh giá khả năng tự vận động - sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Chú ý thăm khám vùng bụng đánh giá cầu bàng quang, khối vùng bụng hay thắt lưng kèm khám trực tràng, âm đạo và cơ quan sinh dục, nhất là niệu đạo. Ngoài ra, đánh giá chức năng cơ sàn chậu nhằm phần nào thăm dò chức năng đi tiểu của bệnh nhân. Bên cạnh đó, các xét nghiệm hỗ trợ cũng cần thiết để chẩn đoán bệnh. 

Bảng 5. Đề nghị cận lâm sàng dựa trên thăm khám
Loại cận lâm sàngTên cận lâm sàngMục đích
Sinh hóaTPTNTĐánh giá tình trạng nhiễm trùng, tiểu máu, protein niệu, glucose niệu
BUN, creatinin, ion đồ

Đánh giá suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu dưới 

Glucose máuĐánh giá bệnh đái tháo đường không được chắn đoán hoặc không kiểm soát được ở bàng quang thần kinh
PSATăng cao trong ung thư tuyến tiền liệt, có thể tăng cao trong tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và trong tình trạng bí tiểu cấp tính
Hình ảnh họcSiêu âm thận và bàng quangĐo lượng nước tiểu tồn lưu; đánh giá sỏi bàng quang và niệu đạo, thận ứ nước và bệnh đường tiết niệu trên
Siêu âm vùng chậu; CT bụng và khung chậuĐánh giá các khối u vùng chậu, ổ bụng, sau phúc mạc nghi ngờ hoặc bệnh lý ác tính gây chèn ép cổ bàng quang từ bên ngoài
MRI hoặc CT nãoĐánh giá tổn thương nội sọ, bao gồm khối u, đột quỵ, bệnh đa xơ cứng (MRI được ưu tiên trong bệnh đa xơ cứng)
MRI tủy sốngĐánh giá thoát vị đĩa đệm, hội chứng chùm đuôi ngữa, khối u cột sống, chèn ép tủy sống, bệnh đa xơ cứng
KhácSoi bàng quang, chụp niệu đạo bàng quang ngược dòngĐánh giá khối u bàng quang nghi ngờ và sỏi bàng quang hoặc hẹp niệu đạo
Niệu động học

Đánh giá chức năng bàng quang (cơ detrusor và cơ vòng) ở bệnh nhân bàng quang hỗn loạn thần kinh để giúp hướng dẫn xử trí 

LƯU Ý: Các phương pháp hình ảnh học và lâm sàng và các quy trình chẩn đoán được hướng dẫn bởi bối cảnh nghi ngờ.

CT = chụp cắt lớp vi tính; MRI = chụp cộng hưởng từ.

5.1 Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt 

Một bệnh cảnh lâm sàng phổ biến của bí tiểu là tắc nghẽn đường ra bàng quang do BPH. Nhìn chung, bệnh nhân sẽ có tiền căn triệu chứng đường tiết niệu dưới bao gồm tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu đau, tia nước tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, cảm giác đi tiểu không hết. Tiền căn cũng có thể bao gồm các đợt đặt thông niệu đạo trước đó. Bác sĩ nên hỏi về các yếu tố nguy cơ như uống rượu, phẫu thuật gần đây, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, táo bón, uống nhiều nước. Cần có tiền căn dùng thuốc chi tiết đối với các loại thuốc kê đơn và không kê đơn, đặc biệt chú ý đến những thuốc có thể gây bí tiểu (Bảng 1). 

Khám bụng nên thực hiện gõ và sờ bàng quang. Bàng quang có thể cảm nhận khi gõ nếu nó chứa ít nhất 150 mL nước tiểu; nó có thể sở được khi có hơn 200 mL. Thăm khám trực tràng nên được thực hiện để ước tính kích thước tuyến tiền liệt và kiểm tra các nhân tuyến tiền liệt cũng như sự tống phân. Tổng phân tích nước tiểu nên được thực hiện để đánh giá khả năng nhiễm khuẩn. Nếu chẩn đoán vẫn còn nghi ngờ, có thể đo chính xác lượng nước tiểu tồn lưu bằng siêu âm hoặc đặt ống thông. Nếu sẵn có, ưu tiên siêu âm bàng quang hơn vì không xâm lấn, có thể tránh được các biến chứng và thoải mái hơn cho bệnh nhân (Hình 1). Ngưỡng thể tích nước tiểu tồn lưu rất khác nhau trong y văn, dao động từ 50 đến 300 mL31. Bởi vì PSA có thể sẽ tăng lên trong bí tiểu cấp, nên nó không hữu ích trong trường hợp này. 

bí tiểu
Hình 1. Siêu âm bàng quang với thể tích hơn 450 mL nước tiểu.

5.2 Bàng quang hỗn loạn thần kinh 

Một nguyên nhân khác gây bí tiểu mà các bác sĩ có thể sẽ gặp phải đó là bàng quang hỗn loạn thần kinh. Bệnh nhẫn có thể bị tiểu tràn đầy hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát. Cần lưu ý tiền căn bệnh thần kinh, chấn thương cột sống hoặc khối u, đái tháo đường típ 2 và bất kỳ thay đổi nào về tình trạng thần kinh. Những bệnh nhân có bàng quang nghi ngờ do thần kinh nên được khám thần kinh tổng quát, cũng như khám thần kinh khu trú liên quan đến chức năng của bàng quang. Bao gồm phản xạ bulbocavernosus (cọ cơ khi quy đầu dương vật bị ép chặt), phản xạ hậu môn (co thắt cơ vòng hậu môn khi vuốt vùng da xung quanh), co thắt tự nhiên của sàn chậu, trương lực cơ vòng hậu môn và cảm giác ở phân bố da từ S2 đến S5 (Hình 2), ở vùng quanh hậu môn và vùng “chùm đuôi ngựa”. Hình ảnh học tìm kiếm khối u hoặc các tổn thương khác trong não và tủy sống cũng có thể cần thiết. Sau khi chẩn đoán bàng quang hỗn loạn thần kinh, bệnh nhân nên được thực hiện các xét nghiệm về niệu động học để có hướng xử trí tiếp theo. 

bí tiểu
Hình 2. Phân bổ cảm giác da từ S2-S5.

6 Điều trị

Mục tiêu điều trị ban đầu cần hướng đến giảm triệu chứng của bí tiểu, dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và ngăn chặn tổn thương của đường tiết niệu trên. Bệnh nhân cần nhập viện nếu có tình trạng suy thận, nhiễm khuẩn huyết, bệnh nguyên từ ung thư hay không thể chăm sóc ống thông niệu đạo tại nhà. 

6.1 Dẫn lưu nước tiểu qua thông niệu đạo 

Bí tiểu cấp cần được xử trí bằng cách giải áp bàng quang ngay lập tức và hoàn toàn qua thông niệu đạo. Ông thông tiêu chuẩn thường có thể được đưa vào dễ dàng. Nếu việc đặt thông niệu đạo không thành công hoặc có chống chỉ định, bệnh nhân nên được chuyển ngay đến nơi có thể thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật chuyên sâu như đặt thông Coude cúng. Tiểu máu, hạ huyết áp, lợi tiểu sau giải quyết tắc nghẽn là những biến chứng tiềm ẩn của quá trình giảm áp nhanh chóng; tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc giải áp bàng quang từ từ sẽ làm giảm các biến chứng này. Do đó, nên làm trống bàng quang nhanh chóng và hoàn toàn. 

Ở những bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ BPH, khoảng thời gian tối ưu để rút thông niệu đạo là không rõ ràng. Có đến 70% nam giới sẽ bị bí tiểu tái phát trong vòng một tuần nếu không được xử trí gì thêm sau khi đặt và rút thông niệu đạo bàng quang”. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người đàn ông bị BPH có thể tự tiểu trở lại sau khi rút ống thông niệu đạo sau hai đến ba ngày điều trị nếu họ được điều trị bằng thuốc chẹn alpha-adrenergic (ví dụ: alfuzosin, tamsulosin) trong ba ngày bắt đầu từ thời điểm đặt ống thông.. Các hướng dẫn của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA) khuyến cáo nên thử đánh giá khả năng tự tiểu sau khi rút thông niệu đạo trước khi xem xét can thiệp phẫu thuật. Phòng ngừa bí tiểu cấp ở BPH có thể đạt được bằng cách điều trị lâu dài (bốn đến sáu năm) với nhóm 5-alpha-reductase (dutasteride, Finasteride) hoặc kết hợp Finasteride và doxazosin. Các hướng dẫn của AUA, EAU khuyến cáo chỉ sử dụng các chất ức chế 5-alpha reductase như Finasteride và Dutasteride ở nam giới bị BPH sau khi được xác nhận bằng cách thăm khám hậu môn trực tràng với thể tích tuyến tiền liệt >40 mL3. Đối với những bệnh nhân nhập viện cần đặt ống thông niệu đạo trong 14 ngày hoặc ít hơn, một tổng quan của Cochrane cho thấy thông niệu đạo tẩm hợp kim bạc có liên đến việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu so với ống thông tiêu chuẩn. Một tổng khác của Cochrane kết luận rằng những bệnh nhân cần đặt thông niệu đạo trong lên tới 14 ngày thường ít khó chịu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và không cần đặt lại thông khi sử dụng thông bàng quang trên xương mu so với thông niệu đạo. Trong một phân tích tổng hợp gần đây về các bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng, các thông bàng quang trên xương mu được phát hiện làm giảm vi khuẩn và cảm giác khó chịu và được bệnh nhân ưa thích hơn“. Mặc dù các bằng chứng đã cho thấy lợi ích ngắn hạn từ các thông ngâm tẩm hợp kim bạc và thông bàng quang trên xương mu nhưng việc sử dụng chúng vẫn còn gây tranh cãi. 

Nếu có thể, nên tránh sử dụng thông niệu đạo kéo dài. Các biến chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, chấn thương, sỏi, rách hoặc thủng niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt và khả năng phát triển của ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong một nghiên cứu tiền cứu kéo dài một năm trên các bệnh nhân ở viện dưỡng lão, việc sử dụng catheter có liên quan độc lập với việc tăng tỷ lệ tử vong. Từ đó, việc đặt thông niệu đạo sạch ngắt quãng được chỉ định đặc biệt ở những bệnh nhân thể trạng tốt, có thể tự thực hiện được. 

Những bệnh nhân bị bí tiểu mạn tính, đặc biệt là những người có bàng quang hỗn loạn thần kinh, nên kiểm soát tình trạng của mình bằng phương pháp tự đặt thông niệu đạo sạch ngắt quãng. Kỹ thuật này được coi là phương pháp điều trị đầu tiên để kiểm soát bí tiểu do bàng quang hỗn loạn thần kinh và có thể làm giảm các biến chứng, chẳng hạn như suy thận, ảnh hưởng đường tiết niệu trên và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hai thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy ở những người đàn ông có bàng quang hỗn loạn thần kinh do tổn thương tủy sống được đặt loại thông nhỏ, ưa nước làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiểu máu vi thể và làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân ở những người phải thực hiện phương pháp đặt thông niệu đạo sạch ngắt quãng. 

Bệnh nhân đặt thông niệu đạo có nguy cơ vào hội chứng đa niệu sau đặt thông, do đó cần đánh giá điện giải đồ mỗi 2-3 ngày và bồi hoàn dịch điện giải qua đường uống hoặc truyền. 

6.2 Điều trị bằng thuốc 

Với bí tiểu do BPH, thuốc chẹn thụ thể alpha 1 giao cảm có thể nhanh chóng cải thiện triệu chứng bế tắc nhưng không đồng nghĩa với giảm nguy cơ phẫu thuật hay bí tiểu trong tương lai. Duy trì các thuốc nhóm này 2-3 ngày trước khi thử rút thông niệu đạo có thể tăng khả năng có thể tự tiểu trở lại của bệnh nhân. Tác dụng phụ thường gặp như hạ áp tư thế, chóng mặt cần được tư vấn ở bệnh nhân cao tuổi bởi nguy cơ té ngã. 

Tamsulosin và Alfuzosin là hai hoạt chất được sử dụng phổ biến. Với tuyến tiền liệt kích thước lớn >40mL, phối hợp thêm thuốc chẹn alpha 1 giao cảm với thuốc ức chế men 5 alpha reductase có thể đồng thời giảm nguy cơ tái phát bí tiểu trong tương lai và nguy cơ phải điều trị phẫu thuật.

6.3 Điều trị phẫu thuật 

Điều trị ngoại khoa có thể phải đặt ra ở tình huống bệnh nhân không đáp ứng hoặc không đồng ý với các phương pháp điều trị bảo tồn. Những bệnh nhân BPH đã được điều trị nội khoa nhưng bí tiểu tái diễn, tiểu máu tái diễn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát, có sỏi hay túi thừa bàng quang, thận ứ nước do ngược dòng hay suy thận do bế tắc cần cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Cắt đốt tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo được xem là kỹ thuật tiêu chuẩn bên cạnh những phương pháp mới được phát triển gần đây như bốc hơi tuyến tiền liệt, bóc nhân tuyến tiền liệt… Phẫu thuật mở bàng quang ra da có thể cân nhắc ở bệnh nhân cần đặt thông niệu đạo kéo dài nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo sỏi hay biến chứng hẹp niệu đạo, cổ bàng quang. Xử trí dứt điểm bí tiểu sẽ phụ thuộc vào căn nguyên và có thể liên quan đến điều trị phẫu thuật hoặc nội khoa. Với phụ nữ bí tiểu do hẹp niệu đạo có thể nong niệu đạo bằng dụng cụ chuyên dụng. Xẻ cổ bàng quang trong tình huống bí tiểu có bằng chứng do giảm hoạt cơ chóp bàng quang có thể mang lại lợi ích. Những phương án điều trị bí tiểu do bàng quang hỗn loạn thần kinh bằng điều hòa thần kinh cùng và kích thích thần kinh chày cho thấy có hiệu quả. 

7 Kết luận

Bí tiểu cấp tính ở người cao tuổi là một trường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải nhanh chóng giải áp bàng quang và xác định nguyên nhân. Việc điều trị phải được cá nhân hóa, cân nhắc đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ, sự hỗ trợ của người chăm sóc và sự hiện diện của các tình trạng bệnh mạn tính khác. Sự tham gia của bác sĩ tiết niệu phối hợp với bác sĩ lão khoa là cần thiết trong cả chẩn đoán và xử trí bệnh trong các trường hợp phức tạp. 

8 Tài liệu tham khảo 

  1. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Thanh Huân (2023). “Bí tiểu ở người cao tuổi”, Cấp cứu các bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nhà xuất bản Y học, trang 446-460. Tải bản PDF tại đây.
  2. Resnick NM, Marcantonio ER.(1997) How should clinical care of the aged differ? The Lancet.
  3. Rosenstein D, McAninch JW.(2004) Urologic emergencies. Med Clin North Am.
  4. Deane AM, Worth PH.(1985) Female chronic urinary retention. Br J Urol.
  5. Jacobsen SJ, Jacobson DJ, Girman CJ, et al.(1997) Natural history of prostatism: risk factors for acute urinary retention. J Urol.
  6. Meigs JB, Barry MJ, Giovannucci E, Rimm EB, Stampfer MJ, Kawachi I.(1999) Incidence rates and risk factors for acute urinary retention: the health professionals follow up study. J Urol. Klarskov P, Andersen J, Asmussen C, et al. (1987) Acute urinary retention in women: a prospective study of 18 consecutive cases. Scandinavian journal of urology and nephrology. 
  7. Choong S, Emberton M. (2000) Acute urinary retention. BJU Int. 
  8. Curtis LA, Dolan TS, Cespedes RD. (2001) Acute urinary retention and urinary incontinence. Emerg Med Clin North Am.
  9. Malik RD, Cohn JA, Bales GT.(2014)  Urinary retention in elderly women: diagnosis & manage- 
  10. ment. Current urology reports.
  11. Selius BA, Subedi R.(2008)  Urinary retention in adults: diagnosis and initial management. American family physician. 
  12. II. Guthrie EW.(2004) Drugs that can aggravate benign prostatic hypertrophy (BPH). Prescriber's Letter.
  13. Fuselier HA.(1993) Etiology and management of acute urinary retention. Compr Ther.
  14. Meyrier A, Fekete T.(2007) Acute and chronic bacterial prostatitis. In: Rose BD, Ed. UpToDate 2007. http://www.uptodate.com. Accessed July 13, 2007. 
  15. Hemrika DJ, Schutte MF, Bleker OP. (1986) Elsberg syndrome: a neurologic basis for acute urinary retention in patients with genital herpes. Obstet Gynecol. 
  16. Drake MJ, Nixon PM, Crew JP. (1998) Drug-induced bladder and urinary disorders. Incidence, prevention and management. Drug Saf.
  17. Verhamme KM, Dieleman JP, Van Wijk MA, et al.(2005) Nonsteroidal antiinflammatory drugs and increased risk of acute urinary retention. Arch Intern Med. 
  18. Stedman's online medical dictionary. (2007) Lippincottt Williams & Wilkins. 
  19. Fowler CJ, O'Malle KJ.(2003)  Investigation and management of neurogenic bladder dysfunction. J Neurol Neurosurg Psychiatry.
  20. Kong KH, Young S.(2000) Incidence and outcome of poststroke urinary retention: a prospective study. Arch Phys Med Rehabil.
  21. Sasaki K, Yoshimura N, Chancellor MB. (2003)Implications of diabetes mellitus in urology. Urol Clin North Am.
  22. Barbalias GA, Nikiforidis G, Liatsikos EN. (1998) Vesicourethral dysfunction associated with multiple sclerosis: clinical and urodynamic perspectives. J Urol. 
  23. Tintinalli JE. (1986) Acute urinary retention as a presenting sign of spinal cord compression. Ann Emerg Med. 
  24. Kim J, Lee DS, Jang SM, Shim MC, Jee DL. (2005) The effect of pudendal block on voiding after hemorrhoidectomy. Dis Colon Rectum. 
  25. Hershberger JM, Milad MP. (2003) A randomized clinical trial of lorazepam for the reduction of postoperative urinary retention. Obstet Gynecol.
  26. Iorio R, Whang W, Healy WL, Patch DA, Najibi S, Appleby D.(2005) The utility of bladder catheterization in total hip arthroplasty. Clin Orthop Relat Res.
  27. Gonullu NN, Dulger M, Utkan NZ, Canturk NZ, Alponat A.(1999) Prevention of postherniorrhaphy urinary retention with prazosin. Am Surg.
  28. Cardozo L, Cutner A.(1997) Lower urinary tract symptoms in pregnancy. Br J Urol.
  29. Glavind K, Bjork J.(2003) Incidence and treatment of urinary retention postpartum. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct.. 
  30. Yip SK, Sahota D, Pang MW, Day L.(2005) Postpartum urinary retention. Obstet Gynecol.
  31. Olofsson CI, Ekblom AO, Ekman-Ordeberg GE, Irestedt LE. (1997) Postpartum urinary retention: a comparison between two methods of epidural analgesia. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol.. 
  32. Stevens E. (2005) Bladder ultrasound: avoiding unnecessary catheterizations. Medsurg Nurs. 
  33. Stohrer M, Goepel M, Kondo A, et al.(1999) The standardization of terminology in neurogenic lower urinary tract dysfunction: with suggestions for diagnostic procedures. International Continence Society Standardization Committee. Neurourol Urodyn.. 
  34. Curtis LA, Dolan TS, Cespedes RD. (2001) Acute urinary retention and urinary incontinence. Emergency medicine clinics of North America.. 
  35. Nyman MA, Schwenk NM, Silverstein MD. (1997) Management of urinary retention: rapid versus gradual decompression and risk of complications. Mayo Clin Proc. Breum L, Klarskov P, Munck LK, Nielsen TH, Nordestgaard AG. (1982)Significance of acute urinary retention due to intravesical obstruction. Scand J Urol Nephrol. 
  36. Lucas MG, Stephenson TP, Nargund V. (2005) Tamsulosin in the management of patients in acute urinary retention from benign prostatic hyperplasia. BJU Int. 
  37. McNeill SA, Hargreave TB, for the Members of the Alfaur Study Group. (2004) Alfuzosin once daily facilitates return to voiding in patients in acute urinary retention. J Urol.  
  38. AUA Practice Guidelines Committee. (2003) AUA guidelines on management of benign prostatic hyperplasia (2003). Chapter 1: Diagnosis and treatment recommendations. J Urol.. 
  39. McConnell JD, Roehrborn CG, Bautista OM, et al., for the Medical Therapy of Prostatic Symptoms (MTOPS) Research Group. (2003) The long term effect of Doxazosin, finasteride, and combination therapy on the clinical progression of benign prostatic hyperplasia. N Engl J Med.. 
  40. O'Leary MP, Roehrborn C, Andriole G, Nickel C, Boyle P, Hofner K.(2003)  Improvements in benign prostatic hyperplasia-specific quality of life with dutasteride, the novel dual 5alpha-reductase inhibitor. BJU Int. . 
  41. Roehrborn CG, Bruskewitz R, Nickel JC, et al. (2004) Sustained decrease in incidence of acute urinary retention and surgery with finasteride for 6 years in men with benign prostatic hyperplasia. J Urol.. 
  42. Brosnahan J, Jull A, Tracy C. (2004) Types of urethral catheters for management of short-term void- ing problems in hospitalized adults. Cochrane Database Syst Rev.. 
  43. Niel-Weise BS, van den Broek PJ. (2005) Urinary catheter policies for short term bladder drainage in adults. Cochrane Database Syst Rev.. 
  44. McPhail MJ, Abu-Hilal M, Johnson CD. (2006) A meta-analysis comparing suprapubic and transurethral catheterization for bladder drainage after abdominal surgery. Br J Surg. 
  45. Delnay KM, Stonehill WH, Goldman H, Jukkola AF, Dmochowski RR. (1999) Bladder histological changes associated with chronic indwelling urinary catheter. J Urol.. 
  46. Drinka PJ. (2006) Complications of chronic indwelling urinary catheters. J Am Med Dir Assoc. 
  47. Kunin CM, Douthitt S, Dancing J, Anderson J, Moeschberger M. (1992) The association between the use of urinary catheters and morbidity and mortality among elderly patients in nursing homes. Am J Epidemiol. 
  48. De Ridder DJ, Everaert K, Fernandez LG, et al. (2005) Intermittent catheterisation with hydro- philic-coated catheters (SpeediCath) reduces the risk of clinical urinary tract infection in spinal cord injured patients: a prospective randomised parallel comparative trial. Eur Urol.. 
  49. Vapnek JM, Maynard FM, Kim J. (2003) A prospective randomized trial of the LoFric hydrophilic coated catheter versus conventional plastic catheter for clean intermittent catheterization. J Urol.. 
  50. Edwards JL. (2008)Diagnosis and management of benign prostatic hyperplasia. Am Fam Physician.. 
  51. Thorne MB, Geraci SA. (2009) Acute urinary retention in elderly men. The American journal of medicine. 
  52. Urology EAo. (2022) Management of Non-Neurogenic Male Lower Urinary Tract Symptoms 
  53. (LUTS), incl. Benign Prostatic Obstruction (BPO). 
  54. Lerner LB, McVary KT, Barry MJ, et al. (2021) Management of Lower Urinary Tract Symptoms Attributed to benign prostatic hyperplasia: AUA GUIDELINE PART I—initial work-up and medical management. The Journal of urology. 
  55. EAU Guidelines on Neuro Urology. Edn. presented at the EAU Annual Congress Amsterdam 2022.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633