Bị ném đá vì xuất khẩu máu hiến, BV Truyền máu Huyết học TP HCM phản ứng
Trungtamthuoc.com - Ngân hàng máu của bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Và sau 5 năm nỗ lực, bệnh viện đã được cấp chứng nhận GMP châu Âu.
1 Vì sao phải xuất khẩu huyết tương sang nước châu Âu?
Máu sau được hiến tặng ít khi được truyền trực tiếp cho người bệnh mà được tách chiết thành nhiều chế phẩm, được sử dụng nhiều nhất là hồng cầu, tiểu cầu. Vì vậy phần huyết tương bị tách ra không sử dụng hết được các nước phát triển tận dụng để tách và sản xuất các thành phần có trong huyết tương gồm: Yếu tố đông máu là yếu tố VIII điều trị cho bệnh nhân máu khó đông – Hemophilia A và yếu tố IX điều trị cho bệnh nhân máu khó đông nhóm Hemophilia B để phục vụ cho bệnh nhân cần truyền. Hiện nay Việt Nam chưa tự sản xuất được do đó cần nhập khẩu từ các nước khác với giá thành cao.
Do đó, bệnh viện Truyền máu có ý định xây dựng Ngân hàng máu đạt chuẩn GMP EU. Khi đó, bệnh viện chuyển nguồn huyết tương đạt chuẩn sang nhờ các nước châu Âu “gia công” rồi chuyển về Việt Nam sử dụng. Trước đây khi chưa có ngân hàng máu đạt chuẩn GMP EU, các nước châu Âu không nhận huyết tương thô từ Việt Nam để sản xuất chế phẩm này.
2 Xây dựng ngân hàng máu đạt chuẩn GMP EU để xuất khẩu huyết tương.
Ngân hàng máu của bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Và sau 5 năm nỗ lực, bệnh viện đã được cấp chứng nhận GMP châu Âu. Bác sĩ Phùng Chí Dũng – giám đốc bệnh viện cho biết bệnh viện đã nỗ lực hết sức, có nhiều lúc khó khăn tưởng như không thể tiếp tục vì yêu cầu Châu Âu quá nghiêm ngặt. Kho đông lạnh nếu không đảm bảo nhiệt độ được trong một khoảng thời gian ngắn thì tiêu chuẩn châu Âu sẽ không chấp nhận sử dụng huyết tương đó.
GMP đã khó, theo tiêu chuẩn EU càng khó hơn, đòi hỏi quy trình thực hành sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu lấy máu, vận chuyển, điều chế, lưu trữ, cấp phát, sử dụng.
Với chứng nhận GMP EU, ngân hàng máu Việt Nam có thể xuất khẩu huyết tương dư thừa. Và như vậy ngân hàng máu nhập khẩu các sản phẩm điều trị với giá thành rẻ hơn, tiết kiệm tiền bạc cho bệnh nhân Việt Nam rất nhiều. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho bệnh nhân Việt Nam, đặc biệt những bệnh nhân rối loạn đông máu, phụ thuộc nguồn bên ngoài.
Đồng thời sản phẩm nước ngoài được đóng trong lọ, tiện lợi khi sử dụng, thậm chí có thể dụng tại nhà, còn với chế phẩm trong nước truyền thống thường truyền với thể tích lớn, lãng phí những thành phần khác và
Theo báo phụ nữ