Viêm quầng và viêm mô tế bào: triệu chứng và cách điều trị
Trungtamthuoc.com - Viêm quầng và viêm mô tế bào là hai bệnh nhiễm trùng da có các triệu chứng khá giống nhau. Bệnh thường tái phát lại gây khó chịu cho người bệnh. Cùng trung tâm thuốc tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng của bệnh qua bài viết sau.
1 Định nghĩa viêm quầng, viêm mô tế bào
Viêm quầng là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp trên của da, gây ra bởi chủng Str. pyogenes.
Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da gây ra bởi vi khuẩn Str. pyogenes hay S. aureus. Vị trí nhiễm trùng thường xảy ra trên bề mặt da, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các mô bên dưới, lan đến các hạch bạch huyết và máu.
Viêm mô tế bào: nguyên nhân do vi khuẩn Streptococcus nhóm A tan huyết p và S. aureus.
2 Nguyên nhân gây bệnh
2.1 Nguyên nhân gây viêm quầng
Viêm quầng thường do liên cầu khuẩn β -hemolytic nhóm A ( S. pyogenes, GAS) và có liên quan với cả liên cầu khuẩn không thuộc nhóm A như S. aureus. [1] [2]
Viêm quầng xảy ra khi vi khuẩn Streptococcus nhóm A xâm nhập vào hàng rào bên ngoài của da. Những vi khuẩn này thường sống trên da và các bề mặt khác mà không gây ra bất kỳ tác hại nào. Tuy nhiên, chúng có thể xâm nhập vào da thông qua vết cắt hoặc vết đau và gây nhiễm trùng. Các điều kiện gây ra tổn thương da, đôi khi có thể dẫn đến ban đỏ. Viêm quầng cũng có thể xảy ra khi vi khuẩn lây lan qua đường mũi sau khi bị nhiễm trùng ở mũi và cổ họng.
Các yếu tố nguy cơ của viêm quầng
- Đã bị viêm quầng.
- Hàng rào bảo vệ da bị tổn thương: do côn trùng cắn, loét và các tình trạng bệnh da mãn tính như bệnh vẩy nến, bệnh chàm,...
- Chấn thương, vết thương phẫu thuật, xạ trị.
- Ở trẻ sơ sinh, tiếp xúc của dây rốn và tiêm phòng chấn thương tại chỗ.
- Nhiễm trùng mũi họng.
- Bệnh tĩnh mạch như chàm, loét chân và phù bạch huyết.
- Người gặp vấn đề miễn dịch suy giảm: bệnh tiểu đường, nghiện rượu, béo phì.
- Hội chứng thận hư.
- Phụ nữ mang thai.
2.2 Nguyên nhân gây viêm tế bào
Liên cầu tan huyết beta thường gây viêm mô tế bào, thường là liên cầu nhóm A (tức là Streptococcus pyogenes) [3] sau đó là tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin. Viêm tế bào xảy ra do vi khuẩn, phổ biến nhất là liên cầu khuẩn và tụ cầu, xâm nhập qua vết nứt hoặc vết xước trên da. Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus nghiêm trọng hơn được gọi là Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin đang gia tăng. Mặc dù viêm mô tế bào có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, vị trí phổ biến nhất là chân dưới. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vùng da bị phá tổn thương, chẳng hạn như vị trí đã phẫu thuật gần đây, vết cắt, vết thương thủng, vết loét, hoặc viêm da..
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mô tế bào
- Da bị tổn thương: bất kỳ vết cắt, gãy, bỏng cũng tạo cho vi khuẩn một điểm xâm nhập. Vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua các vùng da khô, bong tróc hoặc da sưng.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: các điều kiện làm suy yếu hệ thống miễn dịch chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu và HIV/AIDS, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Một số loại thuốc như thuốc chống thải ghép, dùng corticoid dài ngày,... làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
- Bệnh lý da: các tình trạng như chàm, chân và bệnh Zona có thể gây ra xước da, khiến vi khuẩn xâm nhập.
- Sưng mãn tính của cánh tay hoặc chân (phù bạch huyết). Tình trạng này đôi khi xuất hiện sau phẫu thuật.
- Tiền sử viêm mô tế bào.: bị viêm mô tế bào trước đây khiến dễ bị phát triển trở lại.
- Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ phát triển viêm mô tế bào.
3 Triệu chứng viêm quầng, viêm mô tế bào
3.1 Triệu chứng của viêm quầng
Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm quầng thường đột ngột khi khởi phát và kèm theo sốt, ớn lạnh và run rẩy.
Viêm quầng chủ yếu ảnh hưởng đến da của chi dưới, nhưng khi liên quan đến khuôn mặt có sự phân bố hình cánh bướm đặc trưng trên má và qua sống mũi.
Da bị tổn thương có một đường viền rất sắc nét.
Phần tổn thương có màu đỏ tươi, chắc và sưng. Có thể bị lúm đồng tiền. Vị trí viêm có thể bị phồng rộp, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị hoại tử .
Chảy máu trong da có thể gây ra ban xuất huyết.
Viêm mô tế bào thường không biểu hiện sưng như vậy nhưng chia sẻ các đặc điểm khác với hồng ban, chẳng hạn như đau và tăng độ ấm của da bị ảnh hưởng.
Ở trẻ sơ sinh, viêm quầng thường xảy ra ở vùng rốn hoặc nơi mặc tã.
3.2 Triệu chứng của viêm mô tế bào
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mô tế bào, thường xảy ra ở một bên của cơ thể, biểu hiện chậm không đột ngột như viêm quầng. Mặc dù có những đặc điểm như viêm quầng nhưng ranh giới sang thương không rõ ràng. Có thể xuất hiện mủ. Vùng da tổn thương thường là chi dưới, quanh mắt, thành bụng, mông, quanh hậu môn. Tổn thương sưng, gây đau, da đỏ có xu hướng mở rộng. Lớp thượng bì có thể hình thành bóng nước hay bị hoại tử.
4 Điều trị viêm quầng, viêm mô tế bào
Điều trị nguyên nhân chính gây ra bệnh là tiêu diệt Streptococcus và S. aureus.
Lựa chọn thuốc uống hay tiêm tùy vào các dấu hiệu nhiễm trùng. Những trường hợp nhẹ, điều trị 10 ngày kháng sinh bao phủ vi khuẩn Gr(+).
Thuốc Penicillin tring điều trị viêm quầng.
4.1 Điều trị viêm quầng.
- Penicillin V 500mg x 4 lần mỗi ngày.
- Dicloxacillin 500mg x 4 lần mỗi ngày.
- Amoxicillin + clavulanic acid 25mg/kg x 3 lần/ngày.
Với bệnh nhân dị ứng penicillin, thay bằng:
- Clindamycin 15mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
- Erythromycin 250 - 500mg x 4 lần/ngày.
4.2 Điều trị viêm mô tế bào.
Với các trường hợp nhẹ.
Cephalexin, Oxacillin.
- Người lớn: 500mg/lần, uống 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em > 28 ngày tuổi: dùng 25 - 50 mg/kg/ngày chia 4 lần.
Cloxacillin.
- Người lớn: 500mg/lần x 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em > 28 ngày tuổi: dùng 15 mg/kg/ngày chia 4 lần.
Clindamycin.
- Người lớn: 300 - 400mg/lần x 3 - 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em > 28 ngày tuổi: dùng 20 - 30mg/kg/ngày chia 4 lần.
Azithromycin
- 500mg ngày đầu, 250mg trong 4 ngày tiếp theo.
Các trường hợp nặng, bệnh nhân nội trú.
- Ampicillin/sulbactam (Sulbactam) liều 25-50mg/kg/ngày chia làm 2 lần. Ticarcillin/clavulanate (Timentin) 3,1g tiêm tĩnh mạch cách nhau mỗi 4-6 giờ.
Imipenem/cilastatin (Primaxin)
- 500mg tiêm tĩnh mạch tĩnh mạch cách nhau mỗi 6-8 giờ.
Meropenem
- 500mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Cephazolin
- tiêm tĩnh mạch 1g mỗi 8 giờ
Các trường hợp kháng kháng sinh nghi nhiễm tụ cầu kháng methicillin (MRSA) dùng:
Vancomycin
- Người lớn 15 - 20mg tiêm tĩnh mạch 2 lần/ngày.
- Trẻ em > 28 ngày tuổi: 40 - 60 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 3 - 4 lần trong ngày.
Linezolid 600.
- Người lớn: 600mg tiêm tĩnh mạch 2 lần/ngày.
- Trẻ em > 28 ngày tuổi: 10 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch mỗi 8 - 12h. [4]
Diễn tiến và tiên lượng
Hầu hết các trường hợp hồi phục hoàn toàn bằng liệu trình dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, có thể mất nhiều hơn một tuần để da trở lại bình thường và bong tróc có thể xảy ra ở các khu vực bị ảnh hưởng. Điều trị dự phòng lâu dài bằng penicillin thường được chỉ định cho những lần tái phát của viêm quầng. Cả viêm quầng và viêm mô tế bào có xu hướng tái phát ở một phần ba số bệnh nhân. Do sự tồn tại của các yếu tố nguy cơ và cũng vì bệnh này gây tổn thương bạch huyết.
5 Phòng ngừa viêm quầng, viêm mô tế bào
Nếu viêm mô tế bào tái phát, bác sĩ có thể đề nghị dùng kháng sinh phòng ngừa. Để giúp ngăn ngừa viêm mô tế bào và các bệnh nhiễm trùng khác, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi có vết thương ngoài da:
- Rửa vết thương hàng ngày bằng xà phòng và nước.
- Sử dụng một loại kem bảo vệ hoặc thuốc mỡ. Đối với hầu hết các vết thương trên bề mặt da có thể dùng thuốc mỡ không kê đơn: Vaseline, Polysporin… bảo vệ lớp da.
- Có thể che vết thương bằng băng y tế. Thay băng ít nhất mỗi ngày.
- Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Đỏ, đau và tất cả các tín hiệu có thể bị nhiễm trùng cần đến các cơ sở y tế.
- Những người mắc bệnh tiểu đường và những người có tuần hoàn kém cần phải có biện pháp phòng ngừa thêm để ngăn ngừa tổn thương da. Các biện pháp chăm sóc da tốt bao gồm:
- Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày, để tìm dấu hiệu chấn thương phát hiện nguy cơ có thể bị nhiễm trùng sớm.
- Giữ ẩm cho làn da thường xuyên, giúp ngăn ngừa nứt nẻ và bong tróc. Không thoa kem dưỡng ẩm cho vết loét mở.
- Cắt móng tay và móng chân cẩn thận, không làm tổn thương vùng da xung quanh.
- Bảo vệ tay và chân mang giày dép và găng tay thích hợp.
- Kịp thời điều trị nhiễm trùng trên bề mặt da để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Madeleine W. Cunningham, Ngày đăng: tháng 7 năm 2020, Pathogenesis of Group A Streptococcal Infections, ResearchGate. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Fatma Jendoubi, Manfred Rohde, Joerg Prinz, Ngày đăng: Tháng 1 năm 2019, Intracellular Streptococcal Uptake and Persistence: A Potential Cause of Erysipelas Recurrence, ResearchGate. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Brandon D. Brown ; Kristen L. Hood Watson, Cellulitis, NCBI. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Bộ Y tế, Ngày đăng: 13 tháng 1 năm 2015, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, Bộ Y tế