1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân

Trungtamthuoc.com - Người bệnh viêm khớp thiếu niên thể viêm điểm bám gân bị viêm cứng khớp vào buổi sáng, thỉnh thoảng thấy đau về đêm. Người bệnh có thể viêm các khớp đối xứng nhau hoặc không, viêm ít hay nhiều khớp, chủ yếu là viêm các khớp lớn ở chi dưới. Một số trường hợp bệnh nhân, có thể bị viêm một hoặc cả 2 bên của khớp cùng chậu.

1 Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân là gì?

Viêm khớp thiếu niên thể viêm điểm bám gân là một dạng bệnh của viêm khớp thiếu niên tự phát có thể coi là viêm cột sống dính khớp tuổi thiếu niên. Bệnh chiếm khoảng 4 - 15% trong bệnh viêm khớp mạn thiếu niên, với các triệu chứng viêm khớp và viêm điểm bám gân. Bệnh viêm khớp này thường gặp ở bé trai với tỷ lệ gấp khoảng 9 lần bé gái và thường khởi phát sau 6 tuổi.[1]

2 Nguyên nhân gây viêm khớp thiếu niên thể viêm điểm bám gân

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm khớp thiếu niên thể viêm điểm bám gân vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, xét về mặt lâm sàng, bệnh có có liên quan đến gen HLA-B27, chứng tỏ các nhiễm trùng ngoài khớp có nguy cơ gây viêm khớp.

Các nguyên nhân có vai trò như những kích thích ban đầu của bệnh như Yersinia, Chlamydia, Samonella, Shigella…

Đồng thời, những yếu tố cơ địa, giới tính và đặc biệt là kháng nguyên HLA-B27 được xem như là tiền đề của bệnh.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân là gì?
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân là gì?

3 Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên thể viêm điểm bám gân như thế nào?

Người bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân có thể được chẩn đoán căn cứ vào các yêu cầu là người bệnh có các biểu hiện viêm khớp và viêm điểm bám gân hoặc một trong 2 trường hợp trên cùng với tối thiểu trên 2 nhóm dấu hiệu sau:

Hiện tại hoặc tiền sử người bệnh bị đau khớp cùng chậu, viêm đau cột sống:

  • Có sự xuất hiện của yếu tố HLA-B27.
  • Trong gia đình người bệnh có bệnh khớp liên quan đến yếu tố HLA-B27.
  • Người bệnh có biểu hiện viêm màng bồ đào trước mang tính chất cấp tính.
  • Các triệu chứng của viêm khớp xuất hiện sau 6 tuổi.

Các triệu chứng của viêm điểm bám gân hay gặp ở bàn chân và gối:

  • Người bệnh bị viêm cứng khớp vào buổi sáng, thỉnh thoảng thấy đau về đêm. Người bệnh có thể viêm các khớp đối xứng nhau hoặc không, viêm ít hay nhiều khớp, chủ yếu là viêm các khớp lớn ở chi dưới. Một số trường hợp bệnh nhân, có thể bị viêm một hoặc cả 2 bên của khớp cùng chậu. Thời gian bệnh khởi phát, thường chưa xuất hiện các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu. Khi bệnh tiến triển, ở giai đoạn toàn phát người bệnh thường bị viêm đốt sống cổ C1 và C2, đau xương thắt lưng chậu và giảm độ dãn cột sống. Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của tổn thương trục thường ít khi biểu hiện rõ và xuất hiện muộn.
  • Có thể có một số biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, sụt cân, mệt mỏi. Hiếm khi thấy trường hợp bệnh nhân có gan, lá lách và hạch to. Nếu trẻ bị viêm khớp phản ứng trong hội chứng Reiter có thể gặp tình trạng phát ban. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm mống mắt cấp, hở van động mạch chủ, đôi khi có cả viêm ruột mạn.
  • Kết quả chụp X-quang cho hình ảnh khuyết xương hay hình cựa Sắt ở nơi gân bám, ít khi thấy viêm khớp cùng chậu, khớp thân trục khi bệnh khởi phát.[2]
Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân như thế nào?
Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân như thế nào?

Cần loại bỏ thể bệnh viêm điểm bám gân, nếu trẻ có một trong các biểu hiện sau: 

  • Có kết quả có sự xuất hiện của yếu tố RF trong 2 lần xét nhiệm cách nhau ba tháng.
  • Người bệnh có các triệu chứng của viêm khớp thiếu niên hệ thống.
  • Bệnh nhân hoặc người thân trong gia đình của họ đã từng mắc bệnh vẩy nến trước đó hay hiện tại.

4 ​Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân như thế nào?

Trong giai đoạn sớm của những bệnh nhân này, ta sử dụng các thuốc chống viêm không steroid -NSAIDs, corticoids tại chỗ như sau:

  • Ban đầu cho người bệnh sử dụng thuốc NSAIDs như: Naproxen với liều mỗi ngày từ 15 đến 20mg/kg hoặc Ibuprofen với liều mỗi ngày từ 30 đến 50mg/kg.
  • Nếu bệnh tiển triển nặng hơn thì uống Prednisone mỗi ngày 1mg/kg, chia làm 2 lần. Hoặc có thể cho người bệnh truyền tĩnh mạch Methylprednisolone 5mg/kg/ngày từ 3 đến 5 ngày, rồi duy trì bằng Prednisone đường uống với liều 0,5 mg/kg/ngày. Các Corticoids được giảm liều từ 2 đến 4 tuần, rồi thay thế bằng NSAIDs.[3]

Với những bệnh nhân mà bệnh viêm khớp thể viêm điểm bám gân tiến triển thì điều trị như sau:

  • Nếu người bệnh viêm khớp không đáp ứng với NSAIDs đơn thuần từ 2 đến 4 tháng hoặc hơn, thì uống thêm Sulfasalazine liều 25 mg/kg/ngày chia 2 lần. Nếu trẻ dung nạp thuốc tốt thì tăng liều lên là mỗi ngày uống 50 mg/kg.
  • Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trên mà bệnh vẫn tiến triển thì uống thêm methotrexat với liều 10 mg/m2, mỗi tuần 1 lần. Người bệnh được dùng kết hợp với Sulfasalazine hoặc không.
Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân.
Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân.

​Khi bệnh bước vào giai đoạn thoái lui, người bệnh có thể ngừng NSAIDs rồi duy trì bằng Sulfasalazine từ 6 tháng tới 1 năm. Đồng thời phải theo dõi phòng trường hợp bệnh tái phát trở lại. Nếu bệnh tái phát trở lại thì dùng các thuốc phối hợp khi đạt được sự lui bệnh.

Hàng tháng, trẻ cần được tái khám để kiểm tra chức năng khớp và theo dõi xem bệnh có dấu hiệu tái phát trở lại không.

Trên đây là các thông tin về viêm khớp thiếu niên thể viêm điểm bám gân, hy vọng sẽ giúp bạn đọc phát hiện và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: nhân viên phòng khám Mayo (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 11 năm 2020). Juvenile idiopathic arthritis, Mayo Clinic. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Tác giả: Lil-Sofie Ording Muller, Paul Humphries và Karen Rosendahl (Ngày đăng: tháng 6 năm 2015). The joints in juvenile idiopathic arthritis, NCBI. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Tác giả: David D Sherry, MD (Ngày đăng: ngày 5 tháng 1 năm 2021). Juvenile Idiopathic Arthritis Medication, Medscape. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân
      PL
      Điểm đánh giá: 5/5

      Cảm ơn nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

      Trả lời Cảm ơn (0)
    • Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm điểm bám gân
      PA
      Điểm đánh giá: 5/5

      Sử dụng thuốc nào điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát?

      Trả lời Cảm ơn (0)
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633