Tổng quan về bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và các thuốc điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là một trong các bệnh lý về mắt xuất hiện phổ biến ở nước ta và có những thời điểm đau mắt đỏ bùng thành dịch. Vậy viêm kết mạc do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng ngừa viêm kết mạc như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1 Viêm kết mạc là gì?
Kết mạc là gì? Kết mạc là lớp màng rất mỏng, trong suốt lót mí mắt và che phủ phần trắng của nhãn cầu.
.jpg)
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là tình trạng xảy ra ở kết mạc gây viêm hoặc nhiễm trùng. Khi kết mạc bị viêm, lòng trắng sẽ dễ được nhìn thấy các mạch máu nhỏ, vì thế còn gọi là đau mắt đỏ. [1]
2 Nguyên nhân gây viêm kết mạc
Có ba nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm kết mạc là: viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc do vi khuẩn và viêm kết mạc dị ứng.
2.1 Viêm kết mạc do Virus
Virus Adenovirus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm kết mạc. Một số trường hợp đau mắt đỏ có thể gây ra do virus Herpes Simplex, virus Varicella-Zoster và nhiều loại virus khác, bao gồm cả virus gây bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19).
2.2 Viêm kết mạc do vi khuẩn
Vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể là Staphylococcus aureus , Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae , Moraxella catarrhalis.
Viêm kết mạc đôi khi là do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi Chlamydia trachomatis hoặc vi khuẩn gây bệnh lậu (Neisseria Gonorrhoeae).
Trong đó vi khuẩn gây bệnh lậu có thể gây ra một dạng viêm kết mạc do vi khuẩn hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến mất thị lực nếu không điều trị. Còn vi khuẩn Chlamydia đa số gây viêm kết mạc ở người lớn. [2]
.jpg)
2.3 Viêm kết mạc dị ứng
Các tác nhân kích ứng kết mạc có thể theo mùa như phấn hoa hoặc bùng phát quanh năm như bụi và lông động vật.
2.4 Viêm kết mạc kích ứng
Viêm kết mạc kích ứng có nguyên nhân do bắn hóa chất hoặc vật thể lạ vào mắt.
Trong trường hợp viêm kết mạc do kích ứng, việc cố gắng rửa và lau mắt để loại bỏ dị nguyên làm mắt đỏ, đau, rát, kích ứng. Các dấu hiệu và triệu chứng, có thể bao gồm chảy nước mắt và tiết dịch nhầy, thường tự hết trong vòng khoảng một ngày.
3 Đường lây truyền của viêm kết mạc
Ai cũng có thể bị viêm kết mạc. Viêm kết mạc do vi rút và vi khuẩn rất dễ lây lan. Đặc biệt với bệnh viêm kết mạc do virus và vi khuẩn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm chéo khi tiếp xúc gần. Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên đại học, giáo viên và nhân viên giữ trẻ đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh. Viêm kết mạc truyền nhiễm có thể lây lan rất nhanh trong môi trường lớp học.
Viêm kết mạc do dị ứng không lây nhiễm.
4 Dấu hiệu viêm kết mạc
Dấu hiệu nổi bật để phân biệt viêm kết mạc với các triệu chứng khác chính là lòng trắng mắt chuyển thành màu hồng nhạt hoặc đỏ. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các dấu hiệu kèm theo là:
- Sưng kết mạc và sưng mí mắt.
- Tăng sản xuất nước mắt và tăng tiết dịch mắt.
- Cảm giác như có dị vật trong mắt hoặc muốn dụi mắt.
- Ngứa, kích ứng và / hoặc bỏng.
- Tiết dịch (mủ hoặc chất nhầy).
- Nghiền mí mắt hoặc lông mi, đặc biệt là vào buổi sáng.
4.1 Viêm kết mạc do virus
Chảy nước, ngứa mắt.
Tiết dịch loãng, chảy nước, nhạy cảm với ánh sáng.
Có thể bị viêm một hay cả hai bên mắt.

4.2 Viêm kết mạc do vi khuẩn
Chảy nước, ngứa mắt.
Cảm giác bỏng rát hoặc châm chích, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
Dịch mắt dính, màu vàng hoặc vàng xanh có thể khiến hai mí mắt bị dính vào nhau khi thức dậy và có thể gây mờ mắt.

4.3 Viêm kết mạc dị ứng
Chảy nước, nóng rát.
Ngứa mắt, mí mắt sưng húp.
Thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và kèm theo nghẹt mũi và chảy nước mũi. Bệnh nhân có thể bị ngứa dữ dội, chảy nước mắt và viêm mắt - cũng như hắt hơi và chảy nước mũi.

Có thể khó phân biệt loại viêm kết mạc chỉ bằng các triệu chứng. Ngoài ra còn có nhiều tình trạng mắt khác với các triệu chứng có thể trông giống như viêm kết mạc. Chúng bao gồm các bệnh nhiễm trùng mắt khác, khô mắt và viêm bờ mi.
5 Viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh viêm kết mạc có thể gây viêm giác mạc ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau mắt, cảm giác có vật gì đó mắc kẹt trong mắt (cảm giác dị vật), mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
Một số loại viêm kết mạc có thể rất nghiêm trọng nếu không được điều trị. Các triệu chứng của viêm kết mạc cũng có thể trông gần giống với các triệu chứng của các bệnh lý về mắt khác.
Đôi khi lòng trắng của mắt xuất hiện tia máu màu màu đỏ là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng về mắt. Để được chẩn đoán chính xác, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa nếu bạn hoặc con bạn bị đỏ mắt, kích ứng hoặc các triệu chứng khác của nhiễm trùng mắt.
6 Thuốc điều trị viêm kết mạc
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Cách trị viêm kết mạc tại nhà được thực hiện chủ yếu, bệnh nhân ít khi phải vào bệnh viện để điều trị. Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu, nhưng bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Các phương pháp điều trị viêm kết mạc chủ yếu điều trị triệu chứng với mục đích giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. Vì viêm kết mạc có thể dễ dàng nhiễm chéo nên việc chẩn đoán, phát hiện nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm có thể giúp hạn chế sự lây lan của nó.
6.1 Điều trị viêm kết mạc do Vi rút
Nhiều trường hợp sử dụng kháng sinh, tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh là không cần thiết và không cho hiệu quả.
Không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh viêm kết mạc do virus. Viêm kết mạc do virus thường tự khỏi sau dài từ 4 đến 7 ngày. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
- Nhỏ nước mắt nhân tạo 4-6 lần /ngày: chú ý nhỏ thuốc cần tránh không cho đầu lọ thuốc chạm vào mi mắt (do có thể làm nhiễm khuẩn lọ thuốc). Sau khi dùng thuốc nhỏ mắt, cần đánh dấu tránh người khác lấy dùng và có thể bị lây bệnh do quá trình nhỏ có thể làm nhiễm khuẩn đầu lọ nhỏ.
- Cộm mắt dùng thuốc kháng histamin: các thuốc này giúp giảm các tình trạng như ngứa, cộm mắt, kích ứng mắt như Naphazoline, Pheniramine… 4 lần/ngày.
- Có thể dùng kháng viêm Steroid như: Fluorometholone hoặc prednisolon 1% nhỏ 1-2 lần/ngày trong tuần đầu.
- Nếu kết mạc có bội nhiễm vi khuẩn thì dùng thêm kháng sinh chống bội nhiễm như Tobramycine 0.3 % 1-2 giọt vào mỗi mắt 3-4 lần/ ngày,...
Viêm kết mạc do virus rất dễ lây lan, vì vậy hãy làm mọi cách để ngăn chặn sự lây lan của nó. [3]

6.2 Điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn
Nếu vi khuẩn, bao gồm cả những vi khuẩn liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục, kháng sinh sẽ được chỉ định. Thuốc điều trị viêm kết mạc là các kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc thuốc viên.
Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ vào bên trong mí mắt từ 3 đến 4 lần một ngày trong 5 đến 7 ngày kết hợp dùng kháng sinh đường uống. Thông thường, tình trạng nhiễm trùng sẽ cải thiện trong vòng một tuần. Uống hoặc sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng biến mất. [4]

6.3 Điều trị viêm kết mạc dị ứng
Trường hợp dị ứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định tránh xa tác nhân dị ứng. Cách loại bỏ được sử dụng là rửa mắt bằng dung dịch như nước muối sinh lý. Kinh nghiệm chữa viêm kết mạc dị ứng nhanh đó chính là sử dụng sử dụng thuốc kháng histamin (đường uống hoặc nhỏ mắt) như Ketotifen (Zaditen), Azelastine (Optivar), Emadine (Alcon)... Nếu bệnh nhân bị khô mắt, dùng thuốc kháng Histamin bằng đường uống có thể khiến mắt bạn khô hơn, do đó không được dùng.

6.4 Điều trị viêm kết mạc do chất kích ứng
Đối với đau mắt đỏ do chất gây kích ứng, việc loại bỏ nguyên nhân gây kích ứng là việc làm đầu tiên. Bệnh nhân dùng nước rửa sạch mắt này trong 5 phút. Mắt của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng 4 giờ.
Trường hợp viêm kết mạc là do hóa chất, chất có tính axit hoặc kiềm như thuốc tẩy, ngay lập tức rửa mắt với nhiều nước và gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
Nếu việc xả nước ban đầu không giải quyết được các triệu chứng hoặc nếu hóa chất là một chất ăn da như dung dịch kiềm. Hóa chất bắn vào mắt có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn.
Trường hợp được xử lý nhưng vẫn còn các triệu chứng dai dẳng mà mắt không được cải thiện thì có khả năng vẫn còn dị vật trong mắt.

7 Dự phòng viêm kết mạc
7.1 Dự phòng lây nhiễm viêm kết mạc
Nếu bạn bị viêm kết mạc, bạn có thể giúp hạn chế sự lây lan của nó sang người khác bằng cách làm theo các bước sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh, xà phòng.
- Tránh chạm hoặc dụi mắt, đặc biệt khi bị đau mắt đỏ 1 bên.
- Dùng tay sạch, rửa sạch dịch tiết quanh mắt nhiều lần trong ngày bằng khăn sạch, ướt hoặc bông gòn mới. Vứt bông gòn sau khi sử dụng và giặt khăn đã sử dụng bằng nước nóng và chất tẩy rửa, sau đó rửa tay lại bằng xà phòng và nước ấm.

- Không sử dụng cùng lọ thuốc nhỏ mắt.
- Thường xuyên giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn tắm…
- Vệ sinh kính mắt, làm sạch, bảo quản và thay kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, chẳng hạn như gối, khăn mặt, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng…
- Không sử dụng bể bơi.
7.2 Phòng ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
Trường hợp sinh thường, đôi mắt của trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm vi khuẩn có trong cổ tử cung và âm đạo của người mẹ. Mặc dù những vi khuẩn này không gây ra triệu chứng ở người mẹ nhưng có thể là căn nguyên bùng phát viêm kết mạc ở trẻ nhỏ.
Trong một số trường hợp, những vi khuẩn trong âm đạo của người mẹ tạo nên bệnh rất nguy hiểm, cần được điều trị nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ, gọi là bệnh mắt trẻ sơ sinh. Do đó, ngay sau khi sinh trẻ sẽ được bôi thuốc mỡ kháng sinh để đề phòng bệnh mắt trẻ sơ sinh.

7.3 Cách phòng viêm kết mạc
Nếu xung quanh bạn có người bị viêm kết mạc, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách làm theo các bước sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, chất sát trùng tay thường xuyên hoặc sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng mà người đó sử dụng.
- Tránh chạm vào mắt bằng tay chưa rửa.
- Không dùng chung đồ dùng với người bị bệnh.
7.4 Sử dụng vắc xin
Không có vắc xin nào ngăn ngừa tất cả các loại viêm kết mạc. Tuy nhiên, có những loại vắc xin để bảo vệ chống lại một số bệnh do vi rút và vi khuẩn có liên quan đến viêm kết mạc:
- Bệnh sởi.
- Thủy đậu.
- Bệnh zona.
- Phế cầu.
- Haemophilus Influenzae týp b (Hib).
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Amber McManes (Ngày cập nhật: tháng 06 năm 2019). Pink eye (conjunctivitis), All About Vision. Truy cập ngày 15 tháng 07 năm 2021
- ^ Chuyên gia của CDC (Ngày cập nhật: 4 tháng 1 năm 2019). Conjunctivitis (Pink Eye), CDC. Truy cập ngày 15 tháng 07 năm 2021
- ^ Chuyên gia của Mayo Clinic (Ngày đăng Ngày 16 tháng 6 năm 2020). Pink eye (conjunctivitis), Mayo Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 07 năm 2021
- ^ Chuyên gia của Mayo Clinic (Ngày đăng Ngày 16 tháng 6 năm 2020). Pink eye (conjunctivitis), Mayo Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 07 năm 2021