1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bệnh vảy cá: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Bệnh vảy cá: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Bệnh vảy cá: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Trungtamthuoc.com - Bệnh vảy cá do di truyền chiếm tới 95% số trường hợp bệnh, thường khởi phát sớm ngay từ khi mới sinh hoặc vài năm đầu sau khi sinh và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trẻ có 50% nguy cơ mắc bệnh vảy cá khi cha hoặc mẹ cũng mắc bệnh.

1 Bệnh vảy cá là gì?

Bệnh vảy cá là một bệnh da liễn mạn tính do da không thể tự đào thải các tế bào chết, các tế bào da chết này khô dần và tích tụ trên da theo từng mảng trông như vảy cá, đặc  biệt hay gặp ở vùng tay và cẳng chân. Bệnh vảy cá có thể là bệnh di truyền hoặc mắc phải.

Bệnh vảy cá

Bệnh vảy cá do di truyền chiếm tới 95% số trường hợp bệnh, thường khởi phát sớm ngay từ khi mới sinh hoặc vài năm đầu sau khi sinh và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trẻ có 50% nguy cơ mắc bệnh vảy cá khi cha hoặc mẹ cũng mắc bệnh.

Bệnh da vảy cá bẩm sinh là kết quả của đột biến mất chức năng trong gen mã hóa protein filaggrin (FLG), được lập bản đồ trên phức hợp biệt hóa biểu bì trên nhiễm sắc thể 1q21. Các đột biến dẫn đến sản xuất filaggrin bị lỗi.

Filaggrin là một protein biểu bì liên kết dạng sợi cần thiết để liên kết các sợi keratin trong tế bào biểu bì, tạo thành một hàng rào bảo vệ da hiệu quả. Nó giúp duy trì độ pH của da, giữ độ ẩm trong lớp sừng và giảm sự mất nước qua biểu bì (TEWL).

Xơ hoặc khô da là kết quả của việc da bị giảm độ ẩm do filaggrin bị lỗi. Sự phát triển quá mức khiến các vảy (tế bào da) không có khả năng giữ nước khi chúng di chuyển lên trên qua lớp sừng. Tăng sừng là kết quả của cơ chế sửa chữa bù trừ làm tăng sinh tế bào. [1]

Ngoài nguyên nhân do di truyền thì chúng ta cũng có thể bị mắc bệnh vảy da do một số nguyên nhân khác như:

  • Lớp thượng bì của da bị nhiễm trùng.
  • Rối loạn tuyến sinh dục và tuyến hung.
  • Chức năng của tuyến giáp bị suy giảm.
  • Thiếu hụt Vitamin A khiến nang lông bị dày sừng.

Trường hợp bệnh vảy cá mắc phải thường hiếm gặp hơn và chủ yếu là ở những người trưởng thành.

2 Các thể lâm sàng

2.1 Bệnh vảy cá do di truyền

2.1.1 Bệnh vảy cá thông thường (di truyền trội):

Đây là thể thường gặp nhất trong bệnh vảy cá do di truyền gen trội với các triệu chứng xuất hiện từ rất sớm ngay từ khi mới sinh hoặc vài năm sau đó.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở mặt ngoài các chi và đối xứng 2 bên, các vảy màu trắng hoặc xém mọc chi chít thành từng đám lớn trống giống vảy cá và bong ra. Nặng hơn là rụng tóc và dày sừng nang lông. Không ngứa da nhưng sờ rất thô ráp. Bệnh giảm nhẹ dần khi đến tuổi dậy thì.

Người mắc bệnh vảy cá bẩm sinh cũng thường hay bị các bệnh cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng.

2.1.2 Bệnh vảy cá di truyền lặn liên quan đến giới tính

Thể này thường liên quan đến nhiễm sắc thể X, nguyên nhân là do sự thiếu hụt steroid sulfatase có gen nằm trên nhiễm sắc thể X. Người bệnh bị dày sừng nhưng không mất đi lớp hạt. 

Tỷ lệ mắc bệnh vảy các di truyền lặn khoảng 1/2000 đến 1/6000 và hay gặp hơn ở nam giới với các triệu chứng xuất hiện gần như ngay sau khi sinh. 

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là vảy da màu nâu bẩn, to và dày, không thường kèm theo các bệnh dị ứng khác nhưng nặng hơn so với vảy cá thông thường.

Vảy cá bẩm sinh ở trẻ nhỏ

2.1.3 Đỏ da toàn thân dạng vảy cá bẩm sinh bọng nước

Thể này còn được gọi là bệnh dày sừng ly thượng bì, cũng do di truyền trội liên quan đến NST 12 và 17 do ở đó có các gen điều hòa tổng hợp chất sừng.

Triệu chứng khi mới sinh trông giống với người bị bỏng toàn thân, sau đó là đỏ da và có khuynh hướng biến thành các bọng nước mềm nhẽo, da bong từng mảng lớn.

Trường hợp bệnh này rất dễ bị nhiễm khuẩn gây mùi rất khó chịu, trường hợp nặng có nguy cơ tử vong cao.

Sau khoảng 2-4 tuổi, các bọng nước này biến mất dần thay bawnfgg lớp sừng màu vàng nâu hoặc hơi đen không đều khắp người. Các vùng nếp gấp dày sừng như da rắn.

2.1.4 Đỏ da toàn thân dạng vảy cá bẩm sinh không bọng nước

Thể này là do di truyền lặn liên quan tới vị trí nhiễm sắc thể 14q11 và 2q32.

Bệnh vảy cá bẩm sinh không bọng nước có biểu hiện là đỏ da toàn thân hoặc vảy lá. Những đứa trẻ mới sinh thì da bị đỏ toàn thân hoặc trông như một lớp màng keo. Sau đó một vài tuần thì biến thành các vảy lá lớn màu nâu sẫm hoặc đỏ da toàn thân không có bọng nước.với các vảy da nhỏ hơn, trắng xám, hơi dính da.

2.2 Bệnh vảy cá mắc phải

Biểu hiện lâm sàng của bệnh vảy cá mắc phải giống như bệnh vảy các thông thường tuy nhiêm các nếp gấp bị dày sừng hơn và có ngứa.

Bệnh vảy cá mắc phải rất hiểm gặp, nó có thể chỉ là triệu chứng của suy dinh dưỡng, phản ứng tạm thời của thuốc hay các bệnh hệ thống và có thể điều trị khỏi.

Bệnh vảy cá ở người lớn

3 Điều trị bệnh vảy cá

Hiện tại, vẫn chưa có cách trị cách trị da chân bị vảy cá dứt điểm. Nếu chỉ mắc bệnh nhẹ hoặc trung binh như vảy các thông thường hoặc vảy các liên quan đến NST X thì chỉ cần điều trị tại chỗ bằng các thuốc bôi ngoài da để làm bong lớp vảy do da chết tích tụ. [2]. Cụ thể là một số loại thuốc sau:

  • Mỡ axit salicylic 5% bôi ngày 1-3 lần. Lưu ý không dùng cho trẻ mới sinh.
  • Kem hoặc mỡ Urea 10-12% bôi ngày 2 lần/
  • Kem hoặc mỡ axit lactic 5-10%.
  • Nếu bị dày sừng khu trú thì dùng dung dịch Propylen Glycol 40% băng bịt ban đêm. Lưu ý cũng không dùng cách này cho trẻ em.

Những trường hợp nặng nhự vảy cá dạng vảy lá, đỏ da toàn thân có bọng nước,... có thể phải kết hợp với điều trị toàn thân bằng vitaminA acid liều 25-35mg/ngày cho người lớn và 0,5mg/kg/ngày cho trẻ em. Dùng theo đường uống hoặc đường tiêm để hạn chế quá trình tăng sinh của tế bào da, nhờ đó giảm rõ rệt lượng tế bào chết bị tích tụ lại.

Có thể dùng thêm Vitamin E để giữ ẩm, giảm khô da và tăng sinh Collagen cho lan da.

Bôi kem dưỡng ẩm cho da

Lưu ý những trường hợp bị bệnh vảy cá cần thực hiện các biện pháp chăm sóc da như:

  • Tắm với nước ấm.
  • Lựa chọn xà phòng dịu nhẹ có pH cân bằng.
  • Lau khô cơ thể ngay sau khi tắm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô.
  • Uống nhiều nước và bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ giúp giữ ẩm cho làn da.
  • Không tự ý gãi cạo cho bong da trước khi bôi thuốc.
  • Có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để tăng độ ẩm cho không khí trong nhà.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Natasha Lee BSc (Hons), 2014, Ichthyosis vulgaris, DermNet NZ. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Ichthyosis, NHS.UK. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Triệu chứng bệnh vảy cá là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh vảy cá: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị  5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh vảy cá: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633