1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Uốn ván: triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị

Uốn ván: triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị

Uốn ván: triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Các đặc điểm lâm sàng của bệnh uốn ván bao gồm cứng hàm, mặt nhăn nhó, co thắt cơ toàn thân. Từ đó, người bệnh có cảm giác đau dữ dội, chảy nước dãi, tiểu tiện và đại tiện không kiểm soát, co thắt lưng có thể gây suy hô hấp. Đa số, cứng hàm là triệu chứng đầu tiên, sau đó người bệnh co thắt trên toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Phản xạ co thắt xảy ra ở hầu hết bệnh nhân và có thể xảy ra dưới tác động của tiếng ồn, va chạm hoặc ánh sáng.

1 Định nghĩa về bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng đặc trưng bởi tình trạng tăng trương lực toàn thân biểu hiện co thắt cơ bắp gây đau đớn ở hàm và cổ. Bệnh thường xảy ra ở những người không được tiêm phòng hoặc ở người già có miễn dịch suy yếu. Hiện nay, các chiến dịch tiêm phòng đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh uốn ván trên toàn thế giới. Các cơn co thắt từ uốn ván có thể kéo dài từ vài phút đến vài tuần, với các cơn co thắt bắt đầu ở mặt và sau đó giảm dần xuống phần còn lại của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh uốn ván được gây ra bởi độc tố do vi khuẩn Clostridium tetani.[1]

2 Uốn ván lây nhiễm như thế nào?

Uốn ván là do nhiễm trùng từ vi khuẩn Clostridium tetani, được tìm thấy trong đất, bụi hoặc phân động vật. Đây là một loài trực khuẩn kỵ khí gram dương, hình thành bào tử. Vi khuẩn này và bào tử của nó được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng thường thấy ở vùng khí hậu nóng và ẩm ướt, đất giàu chất hữu cơ.

Clostridium tetani lây truyền vào người qua các vết thương hở.
Clostridium tetani lây truyền vào người qua các vết thương hở.

C-tetani có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết thương hở, rách da, vỡ da hoặc dùng ống tiêm bị nhiễm trùng hoặc côn trùng cắn. Nguồn lây nhiễm phổ biến nhất là vết thương thường nhỏ như vết rách nhỏ từ mảnh vụn gỗ hoặc kim loại hoặc gai. Những người có nguy cơ cao bao gồm người chưa được tiêm phòng, người dùng thuốc tiêm tĩnh mạch và bị ức chế miễn dịch. Các nguyên nhân nhiễm trùng khác có thể gây uốn ván như phẫu thuật, tiêm bắp, gãy xương, nhiễm trùng răng và chó cắn.

Bào tử uốn ván rất bền và có thể tồn tại trong thời gian dài trong một số môi trường nhất định. Một nguyên nhân rất phổ biến của bệnh uốn ván là thiếu chủng ngừa, kể cả người được tiêm chủng cũng mất khả năng miễn dịch khi tuổi tăng lên.

Uốn ván cũng có thể phát triển do hậu quả của các tình trạng mãn tính như áp xe và hoại tử. Một số trường hợp bệnh nhân bỏng và bệnh nhân trải qua phẫu thuật cũng có thể bị nhiễm trùng.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh uốn ván sơ sinh bao gồm: Mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván, trẻ trước có bị uốn ván sơ sinh, khi cắt dây rốn bị nhiễm trùng...

3 Các triệu chứng của người bệnh uốn ván

Thời gian ủ bệnh trung bình là 7 ngày và trong hầu hết các trường hợp là từ 4 đến 14 ngày.

Các đặc điểm lâm sàng của uốn ván bao gồm cứng hàm, mặt nhăn nhó, co thắt cơ toàn thân. Từ đó, người bệnh có cảm giác đau dữ dội, chảy nước dãi, tiểu tiện và đại tiện không kiểm soát, co thắt lưng có thể gây suy hô hấp. Đa số, cứng hàm là triệu chứng đầu tiên, sau đó người bệnh co thắt trên toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Phản xạ co thắt xảy ra ở hầu hết bệnh nhân và có thể xảy ra dưới tác động của tiếng ồn, va chạm hoặc ánh sáng.[2]

Người bệnh uốn ván bị co cứng cơ toàn thể.
Người bệnh uốn ván bị co cứng cơ toàn thể.

Uốn ván tổng quát là dạng uốn ván phổ biến nhất, xảy ra trong khoảng 80% trường hợp. Bệnh nhân có biểu hiện co thắt cơ giảm dần, ban đầu sẽ có triệu chứng cứng hàm và co thắt kéo dài cơ mắt gây nụ cười méo mó. Sau đó, người bệnh có triệu chứng cổ cứng, khó nuốt, và cơ ngực và bắp chân cứng nhắc. Những cơn co thắt này có thể xảy ra trong tối đa 4 tuần, phải mất nhiều tháng người bệnh mới phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra ở một số người bệnh có thể bị sốt, rối loạn nhịp tim, huyết áp không ổn định, khó thở, bài tiết catecholamine, thậm chí tử vong sớm.

Uốn ván sơ sinh là một dạng uốn ván tổng quát xảy ra ở trẻ sơ sinh ở mẹ không được tiêm chủng hay nhiễm trùng khi cắt dây rốn. Trẻ sơ sinh nếu mẹ đã được tiêm chủng thường không bị uốn ván do miễn dịch thụ động từ người mẹ. Những người bị nhiễm bệnh, biểu hiện cáu kỉnh, kém ăn, nhăn mặt, cứng nhắc và co thắt nghiêm trọng. Một số trẻ sống sót bị kém phát triển thần kinh, có các vấn đề về hành vi và thiếu hụt trong phát triển vận động, nói và ngôn ngữ.

Uốn ván cục bộ là  dạng uốn ván hiếm nhất. Uốn ván cục bộ là sự co thắt dai dẳng của các cơ tại vị trí chấn thương có thể kéo dài hàng tuần. Ít khi người bệnh này bị tử vong tuy nhiên, nó có thể tiến triển thành dạng uốn ván tổng quát, nguy hiểm đến tính mạng hơn. Uốn ván xảy ra phổ biến nhất sau chấn thương đầu như gãy xương sọ, rách đầu, chấn thương mắt, thủ thuật nha khoa, viêm tai giữa. Người bệnh có biểu hiện cứng cổ, khó nuốt, cứng hàm, hẹp mí mắt, nhìn lệch và đau đớn. Người bệnh có thể có biến chứng xẹp phế quản, tê liệt cơ hô hấp và thanh quản, và suy hô hấp và tiến triển thành uốn ván tổng quát.

4 Bệnh uốn ván gây ra những biến chứng nguy hiểm

Biến chứng khi bị uốn ván có thể gặp phải bao gồm co thắt dây thanh âm và co thắt cơ hô hấp gây cản trở hô hấp. Bệnh nhân thường bị đau dữ dội trong mỗi cơn co thắt. Trong quá trình co thắt, đường hô hấp trên có thể bị tắc nghẽn, hoặc cơ hoành cũng có thể bị co thắt.

Biến chứng uốn ván sơ sinh sau khi nhiễm trùng gốc rốn, phổ biến nhất là do vô trùng kém ở người mẹ được tiêm chủng không đầy đủ. Tỷ lệ tử vong đối với uốn ván sơ sinh vượt quá 90%, còn những trẻ sống sót lại bị chậm phát triển.

Ngoài ra, người bệnh uốn ván có thể có nhiễm trùng thứ phát như nhiễm trùng huyết do loét, viêm phổi mắc phải và nhiễm trùng liên quan đến ống thông.

Các biến chứng khác của người bệnh uốn ván bao gồm: Gãy xương dài, trật khớp, chấn thương do thiếu oxy và viêm phổi, đông máu trong các mạch máu của phổi, tê liệt, suy dinh dưỡng, hôn mê, liệt thần kinh...

Bệnh uốn ván gây ra những biến chứng nguy hiểm
Bệnh uốn ván gây ra những biến chứng nguy hiểm

5 Liệu pháp điều trị bệnh uốn ván

Trong điều trị uốn ván cần điều trị hỗ trợ, loại bỏ vết thương và ngừng tạo độc tố tại vết thương, trung hóa độc tố có trong cơ thể. Đồng thời, người bệnh cần được điều trị triệu chứng, tránh bội nhiễm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

5.1 Trung hòa độc tố uốn ván đang có trong cơ thể

Bệnh nhân uốn ván được tiêm dung dịch SAT (serum anti tetani) đóng ống 1500 đơn vị, mỗi ngày tiêm từ 4 đến 6 ống. Người bệnh cần được test phản ứng trước khi tiêm.

Để trung hòa độc tố uốn ván chưa liên kết trong máu với hiệu quả cao nhất, người bệnh cần được dùng SAT càng sớm càng tốt, trong 48 tiếng kể từ khi nhiễm bệnh.

Phương pháp này không dùng cho người bệnh khi độc tố là liên kết vào các tế bào thần kinh.

5.2 Điều trị vết thương, đường lây truyền

Người bệnh được phẫu thuật, loại bỏ dị vật và không khâu kín vết thương. Tùy thuộc vào đường lây truyền của bệnh, mà bệnh nhân được sử dụng kháng sinh thích hợp.

Để làm giảm số lượng vi khuẩn uốn ván ở các vết thương có thể sử dụng Penicillin với liều 2 triệu đơn vị trong 1 ngày, trong 10 đến 14 ngày. Hoặc có thể uống hay tiêm tĩnh mạch bằng Metronidazol với liều 500mg/lần, mỗi ngày dùng 4 lần cách đều nhau, trong 7 đến 10 ngày.

Trường hợp người bệnh uốn ván có hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện thì điều trị theo kháng sinh đồ. Nếu chưa có kết quả kháng sinh đồ thì cho bệnh nhân uốn ván dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh từ 10 đến 14 ngày hoặc hơn.

5.3 Thuốc chống co giật cho bệnh nhân uốn ván

Bệnh nhân uốn ván cần sử dụng thuốc chống co giật để kiểm soát cơn. Thuốc được dùng phải có thời gian tác dụng và thải trừ nhanh, dung nạp tốt, không gây ức chế lên hô hấp và tuần hoàn. Đồng thời, thuốc được dùng cần làm mềm cơ, giảm đau, chống lo lắng cho bệnh nhân uốn ván.

Cần điều trị và dự phòng uốn ván như thế nào?
Cần điều trị và dự phòng uốn ván như thế nào?

Thuốc chống co giật được sử dụng với liều tối thiểu mà có thể khống chế được cơn giật mà không gây độc. Trong đó bệnh nhân uốn ván, được chỉ định đầu tiên là nhóm Benzodiazepin gồm Diazepam hay Midazolam. Hoặc cho người bệnh uốn ván sử dụng hỗn hợp Coctailytic bao gồm Aminazin, Pipolphen và Dolacgan.

Các thuốc giãn cơ được sử dụng cho người bệnh uốn ván gồm Pipecuronium, Aracurium, được dùng khi thuốc chống co giật trên không hiệu quả. Các thuốc này chỉ được sử dụng với liều tối thiểu để co thể khống chế được cơn co giật.[3]

Hoặc có thể sử dụng thuốc mê Thiopental hay propofol tương tự như dùng với thuốc giãn cơ cho người bệnh uốn ván. Hoặc sử dụng thuốc làm mềm cơ như Mydocalm.

Đồng thời, bệnh nhân uốn ván cần được bảo đảm thông khí để chống suy hô hấp, bù nước điện giải để chống hạ huyết áp. Song song với đó, tiến hành các phương pháp dự phòng xuất huyết tiêu hóa do stress, chống táo bón và biến chứng khác.

6 Cần làm gì để phòng ngừa uốn ván?

Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh uốn ván, tổng liều là 3 mũi, cách nhau mỗi 1 tháng và cứ 10 năm lại nhắc lại 1 liều.

Đồng thời, nếu có vết thương ở, chúng ta cần loại bỏ hết dị vật, vệ sinh và sát trùng vết thương sạch sẽ.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh uốn ván, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Crystal Bae, Daniele Bourget (Ngày đăng: ngày 12 tháng 5 năm 2021). Tetanus, NCBI. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Nayana Ambardekar, MD (Ngày đăng: ngày 21 tháng 4 năm 2021). Understanding Tetanus -- the Basics, WebMD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Deborah Weatherspoon, Ph.D., RN, CRNA (Ngày đăng: ngày 29 tháng 9 năm 2018). Tetanus (Lockjaw), Healthline. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Bị thủy tinh đâm vào triệu trứng khi bị uốn ván


    Thích (1) Trả lời
  • 1 Thích

    Liều dùng các thuốc chống co giật trong bệnh uốn ván?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Uốn ván: triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Uốn ván: triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị
    HT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595