1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Trungtamthuoc.com - Trào ngược dạ dày thực quản là một hội chứng đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể phát triển thành bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vậy làm sao để phòng tránh những biến chứng này xảy ra? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1 Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày đi ngược chiều từ dạ dày lên thực quản. Và khi hiện tượng này xảy ra  chúng gây các triệu chứng khó chịu, thậm chí là các biến chứng thì được coi là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ dạng sinh lý xảy ra ở 40% đến 65% tổng số trẻ sơ sinh khỏe mạnh trong độ tuổi từ một đến bốn tháng, khiến nó trở thành một tình trạng khá đặc trưng của giai đoạn đầu đời sau khi sinh. Do tỷ lệ trào ngược ở trẻ sơ sinh cao, điều quan trọng là phải phân biệt giữa dạng trào ngược sinh lý và bệnh lý. [1]

Cơ tâm vị mở bất thường gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2 Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Như chúng ta đã biết, dạ dày và thực quản được ngăn cách bởi cơ thắt thực quản dưới hay còn gọi là cơ tâm vị. Khi trẻ nuốt, cơ này sẽ giãn ra để thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Cơ này thường đóng lại, vì vậy các chất trong dạ dày không trào ngược lên thực quản. [2]

Như vậy, khi cơ thắt thực quản đóng mở bất bình thường có thể sẽ làm cho dịch trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Và các nguyên nhân tác động đến điều này, chính là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và cao hơn bình thường, đồng thời sự hoạt động của cơ tâm vị chưa hoàn thiện. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch dạ dày cùng với thức ăn tràn ngược lên thực quản của trẻ.

Hơn nữa, trẻ em khi bú hầu như đều ở tư thế nằm, đặc biệt là bú về đêm. Lúc này dạ dày nằm ngang có độ cao gần ngang bằng với thực quản, kèm theo thức ăn của trẻ ở dạng chất lỏng nên dễ tràn vào thực quản qua cơ thắt.

Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ còn có thể do mắc một số bệnh lý như: Thoát bị hoành làm cơ thắt thực quản không khít, biến chứng mổ teo thực quản hay một số bệnh lý thần kinh ở trẻ...

Hầu hết ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đều là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và các triệu chứng sẽ từ từ hết và tự khỏi. Chỉ có 1 phần nhỏ số trẻ, các triệu chứng này sẽ tiến triển nặng hơn, hình thành bệnh lý và gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

3 Các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Khi bị trào ngược, cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên đó chính là thực quản. Dịch dạ dày đưa theo thức ăn cùng rất nhiều thành phần khác lên thực quản trong đó có pepsin và axit dạ dày. Các chất này sẽ làm phá hủy niêm mạc thực quản gây viêm, và nguy hiểm hơn đó là biến chứng thực quản Barrett. Đây là một trong những di chứng nặng nề nhất của trào ngược dạ dày để lại, gây chít hẹp thực quản, cản trở lưu thông thức ăn.

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý có nhiều biến chứng cho trẻ.

Không những thế, trào ngược dạ dày thực quản còn có thể gây biến chứng lên đường hô hấp. Điều này là do dịch dạ dày trào ngược qua thực quản ảnh hưởng đến thanh quản và hầu họng. Triệu chứng điển hình của biến chứng này là trẻ bị ho, khàn tiếng kéo dài mà thuốc trị ho thông thường không có tác dụng.

Thậm chí, trào ngược dạ dày thực quản còn có thể gây biến chứng sâu răng, viêm tai, viêm xoang hay suy dinh dưỡng ở trẻ...

4 Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GER) và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khác nhau theo độ tuổi ở trẻ em. Các triệu chứng của GER và GERD ở trẻ lớn hơn và thiếu niên có thể tương tự như các triệu chứng ở người lớn . Các triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể giống với các triệu chứng ở trẻ sơ sinh. [3]

Chúng ta dựa vào các triệu chứng sau đây để nhận biết hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ:

Với các bé sơ sinh, nếu như bé có hiện tượng nôn trớ một vài lần trong ngày nhưng vẫn chơi đùa, ăn uống, ngủ nghỉ và phát triển bình thường thì đây có thể chỉ là hiện tượng trào ngược sinh lý.

Nếu tình trạng nôn lặp đi lặp lại nhiều lần, bé thường xuyên quấy khóc, đặc biệt khi ăn, nhẹ cân, ngủ không yên giấc, kèm theo các biểu hiện ho, khò khè tái diễn thì rất có thể bé đã bị trào ngược bệnh lý.

Trào ngược làm trẻ khó chịu, quấy khóc không chịu ăn.

Với các bé lớn hơn, khi bị bệnh lý trào ngược sẽ có hiện tượng ợ chua - nóng, nôn nhiều lần, khó nuốt, tức ngực, ho, khàn tiếng, thậm chí là hen...

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng ban đầu, người ta còn phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán trào ngược ở trẻ. Các phương pháp xét nghiệm này được áp dụng tùy từng trường hợp bệnh nhân như sau:

  • Dựa vào xét nghiệm đo độ pH thực quản trong 24 giờ: Khi số lần đo pH thực quản cho giá trị nhỏ hơn 4 chiếm 7% trở lên trong tổng số lần đo thì được xác định là bệnh lý trào ngược.
  • Phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên để xem thực quản có vấn đề gì bất thường không như: hẹp thực quản, phình vị…
  • Phương pháp xét nghiệm tế bào thực quản để loại bỏ bệnh lý gây nhầm lẫn như viêm thực quản do tăng bạch cầu, do nấm…
  • Chụp thực quản, dạ dày, tá tràng để xem có bất thường về giải phẫu của các bộ phận này không.
  • Ngoài ra còn một số phương pháp ít áp dụng khác như chụp phóng xạ, siêu âm...

5 Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

5.1 Nguyên tắc điều trị

  • Làm giảm các triệu chứng bệnh trào ngược để trẻ phát triển bình thường.
  • Giảm và chữa lành viêm loét thực quản.
  • Đề phòng các biến chứng có thể gặp phải, đặc biệt là biến chứng trên đường hô hấp.

5.2 Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Để cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, cả kể trào ngược sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Với trẻ còn đang ăn sữa, bạn cần chia nhỏ ra thành nhiều bữa cho trẻ. Khi trẻ bú xong, hoặc lúc nghỉ giữa các lần bú, mẹ cần giữ nguyên tư thế của trẻ, đầu hơi cao khoảng 300, vuốt lưng cho bé. Mẹ không được vác bé lên vai, như vậy sẽ làm dạ dày bị nén làm bé trớ sữa ra.
  • Làm sữa hoặc thức ăn của bé đặc hơn bằng cách thêm vào một chút bột gạo.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều Cafein, Bạc Hà, đồ uống có ga..
  • Nhắc trẻ không được nằm ngay sau khi ăn, đồng thời kê cao đầu giường cho bé. Lưu ý, không được chỉ kê nhiều gối chồng lên nhau, vì như vậy chỉ nâng cao phần đầu, không nâng thực quản lên, thậm chí có thể làm trẻ vẹo sống cổ.
  • Cha mẹ không nên cho bé ở gần nơi có khói thuốc lá, khói bụi...

Khi điều chỉnh lối sống mà trẻ không cải thiện được bệnh, hay bệnh tiến triển có nhiều triệu chứng nguy hại khác mẹ cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể. Lúc này bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc để điều trị bệnh.

5.3 Phác đồ điều trị trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Hiện nay, thuốc điều trị chính trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thuốc giảm bài tiết axit, bao gồm thuốc ức chế proton và thuốc kháng histamin H2. Trong đó thuốc ức chế bơm proton cho hiệu quả điều trị cao hơn thuốc kháng histamin H2. Thời gian điều trị  thường kéo dài trung bình từ 8-12 tuần, tùy thuộc vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ có chỉ định phù hợp.

Khi trẻ vừa ăn xong không bế vác trẻ.

Thuốc chứa thành phần là cimetidin, dùng cho trẻ từ 16 tuổi trở lên với liều mỗi ngày từ 30 đến 40 mg, chia làm 3 đến 4 lần dùng.

  • Thuốc có thành phần chính là Ranitidin, dùng được cho những trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi. Khi sử dụng các thuốc này, bé dùng liều mỗi ngày từ 5 đến 10mg, chia làm 2 đến 3 lần dùng trong ngày.
  • Thuốc chẹn bơm proton được dùng là các thuốc chứa omeprazole, lansoprazole, esomeprazole. Các thuốc này dùng được cho các đối tượng trẻ em từ 1 đến 17 tuổi, riêng omeprazole thì dùng cho trẻ từ 2 đến 17 tuổi. Thuốc được sử dụng với liều tính theo thể trọng của trẻ như sau:

OmeprazoleEsomeprazole mỗi ngày cho trẻ dùng từ 0,7 đến 3,3mg/kg.

Lansoprazole mỗi ngày cho trẻ dùng từ 0,7 đến 3mg/kg.

Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit và điều hòa nhu động ruột thì có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả với bệnh trào ngược dạ dày thực quản không rõ ràng.

Ngoài ra, với một số bé bị trào ngược dạ dày thực quản do dị tật cơ hoành, thoát vị hoành… bác sĩ có thể cần can thiệp ngoại khoa. Trong quy trình này, phần trên cùng của dạ dày được bao bọc xung quanh thực quản tạo thành một vòng bít co lại và đóng lại khỏi thực quản bất cứ khi nào dạ dày co bóp - ngăn ngừa trào ngược. [4]

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ. Thông qua đó, các bạn sẽ có cách chăm sóc trẻ tốt hơn để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Anna Rybak, Marcella Pesce, Nikhil Thapar, và Osvaldo Borrelli, Gastro-Esophageal Reflux in Children, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Reflux in Children, Medlineplus. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của NIH, Acid Reflux (GER & GERD) in Children, NIH. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) in Infants or Children, WebMD. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Tác dụng phụ của mấy thuốc điều trị Ranitidin như nào?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
    VM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình giúp mình.

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633