1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh Thủy Đậu: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị Và Dự Phòng

Bệnh Thủy Đậu: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị Và Dự Phòng

Bệnh Thủy Đậu: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị Và Dự Phòng

Trungtamthuoc.com - Bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều ở thời gian cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Thủy đậu rất dễ lây, nó lây giữa các thành viên trong gia đình chưa có miễn dịch và bạn cùng lớp khi tiếp xúc với dịch mụn nước, vết loét. Nó cũng có thể được truyền gián tiếp bằng cách tiếp xúc vết thương hở với quần áo và các vật dụng khác của bệnh nhân.

1 Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV), các virus này có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp, và thường thấy ở trẻ em. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều ở thời gian cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Nếu người bệnh đã từng nhiễm Varicella Zoster và gây ra bệnh thủy đậu, thì lần phát tiếp theo của virus này sẽ gây ra bệnh zona được gọi là  truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.

Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu

2 Cách thức lây lan của bệnh thủy đậu

Thủy đậu rất dễ lây, nó lây giữa các thành viên trong gia đình chưa có miễn dịch và bạn cùng lớp khi tiếp xúc với dịch mụn nước, vết loét. Nó cũng có thể được truyền gián tiếp bằng cách tiếp xúc vết thương hở với quần áo và các vật dụng khác của bệnh nhân.

Người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm đến 5 ngày trước và sau khi phát ban xuất hiện. Điều quan trọng là người bị nhiễm phải ở cách ly những người khác trong khi có mụn nước và vết loét ướt. Khi tất cả các vết loét bị vỡ và khô, thường mất khoảng một tuần, bệnh nhân được coi là không còn dễ lây bệnh.

Sàng lọc và tiêm chủng cho thủy đậu được khuyến khích mạnh mẽ cho những người sẽ làm việc trong các ngành nghề chăm sóc sức khỏe.

Virus Varicella trở về trạng thái không hoạt động hoặc tiềm ẩn sau hội chứng thủy đậu cấp tính. Chúng đôi khi có thể tái phát như một phát ban các mụn nước trông giống như thủy đậu, hội chứng này được gọi là bệnh zona hoặc herpes zoster. Bệnh Zona ít lây nhiễm hơn bệnh thủy đậu, nó không lây truyền qua virus trong không khí mà là do tiếp xúc trực tiếp với mụn nước.

Miễn dịch thu được đối với thủy đậu thường là suốt đời, nghĩa là thông thường chúng ta chỉ bị thủy đậu một lần trong đời.

3 Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do vi rút varicella-zoster gây ra. Con đường lân lan có thể:

  • Trực tiếp với vùng thủy đậu.
  • Hít phải giọt bắn của người thủy đậu khi họ ho hoặc hắt hơi. 

4 Các triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh trong khoảng 10 đến 21 ngày, đa số là từ 14-17 ngày. Trước khi có xuất hiện nổi ban 1 đến 2 ngày, người bệnh thường mệt mỏi, sốt khoảng 3 đến 5 ngày khoảng 37,8° - 39,4°C.

Sau đó, người nhiễm bệnh xuất hiện các nốt ban trên da, bắt đầu từ mặt và thân rồi lây lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Các nốt ban mới đầu dạng dát sẩn, sau vài giờ đến vài ngày hình thành các nốt phỏng nước, đa phần chúng nhỏ 5-10 mm, có viền đỏ xung quanh. Các ban da có hình tròn hay bầu dục, ở giữa các nốt phỏng dần dần lõm xuống khi các tổn thương bắt đầu thoái triển.

Các nốt phỏng ở người bệnh thủy đậu, ban đầu có dịch trong, dạng giọt sương, rồi dần trở nên đục. Sau đó các nốt phỏng này bị vỡ  ra hay thoái triển, hình thành vảy, chúng sẽ rụng sau 1 đến 2 tuần, để lại sẹo lõm nông.

Nốt ban phồng nổi lên các đợt liên tiếp trong 2-4 ngày, có vùng da có thể có tất cả giai đoạn ban bao gồm dát sẩn, phỏng nước và vảy.

Các vết thương do bệnh thủy đậu có thể thấy ở mọi vùng da, cả kể niêm mạc hầu họng và âm đạo.

Mỗi người bệnh có số lượng và mức độ ban da khác nhau, thường trẻ càng nhỏ sẽ càng ít ban hơn, ban nhiều hơn ở bệnh thứ cấp hay tam cấp.

Ở những người suy giảm miễn dịch đặc biệt là người bệnh ung thư máu, các tổn thương thường nhiều và nặng hơn. Họ có thể có tình trạng xuất huyết ở các nốt phỏng, thời gian liền các tổn thương thường chậm hơn. Ở những đối tượng này, biến chứng nội tạng và nguy cơ tử vong cũng sẽ cao hơn đặc biệt khi không điều trị kháng virus.

Bị thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm
Bị thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm

5 Các biến chứng của bệnh thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu có thể gặp các biến chứng trên hệ thần kinh, đây là một trong những biến chứng hay gặp nhất. Trẻ có thể bị viêm màng não vô khuẩn, viêm não hay hội chứng Guillain-Barre. Biến chứng viêm não, viêm màng não ở trẻ thủy đậu thường thấy từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 kể từ khi phát bệnh, muộn nhất là ở ngày thứ 21. Khi gặp phải biến chứng này, trẻ sốt cao đột ngột, li bì, co giật, có khi liệt.

Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng là người lớn bị thủy đậu hơn trẻ em. Biến chứng này thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh với triệu chứng ho, sốt cao, đau tức ngực và thở nhanh. Khi chụp X-quang phổi ở những người này thấy phổi bị thâm nhiễm.

Không những thế nếu không được vệ sinh sạch sẽ, gãi nhiều trẻ bị thủy đậu còn có thể bị viêm da bội nhiễm.

Ngoài ra, trẻ bị thủy đậu còn có thể gặp một số biến chứng khác như viêm giác mạc, viêm khớp, xuất huyết nội tạng…

Bệnh thủy đậu nếu không điều trị đúng có thể gây nhiều biến chứng. 

Phụ nữ bị phơi nhiễm khi mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh, bao gồm:

  • Tăng trưởng kém.
  • Kích thước đầu nhỏ.
  • Những vấn đề về mắt.
  • Thiểu năng trí tuệ. 

6 Thuốc uống điều trị thủy đậu

Điều trị thủy đậu chủ yếu là làm giảm các triệu chứng gồm hạ sốt và chăm sóc tổn thương da. Điều trị kháng virus Herpes để làm giảm nghiêm trọng và thời gian bị bệnh, đặc biệt với những trường hợp suy giảm miễn dịch.

 

6.1 Chữa thủy đậu nhanh nhất ở người lớn bằng cách sử dụng Acyclovir

Thuốc uống điều trị thủy đậu
Thuốc uống điều trị thủy đậu

Acyclovirthuốc kháng virus thông qua việc ức chế hoạt động của cả HSV -1 và HSV-2.

Liều dùng - Cách dùng:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 800mg, ngày uống 5 lần, thời gian điều trị kéo dài từ 5-7 ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 20mg/kg/lần, cách 6 giờ uống một lần.
  • Thời gian điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi người bệnh có dấu hiệu phát ban.
  • Đối với các trường hợp suy giảm miễn dịch nặng, cần ưu tiên acyclovir theo đường tiêm tĩnh mạch, ít nhất là giai đoạn đầu sau khi khởi phát bệnh. Liều dùng được khuyến cáo là 10-12,5mg/kg, cách 8 tiếng tiêm lại một lần nhằm mục đích giảm thiểu tối đa những biến chứng liên quan đến nội tạng có thể xảy ra đối với người bệnh. Thời gian điều trị là 7 ngày.
  • Đối với những trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhưng có nguy cơ thấp thì có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc acyclovir theo đường uống.

Một số tác dụng không mong muốn người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bệnh bao gồm:

  • Buồn nôn, tiêu chảy.
  • Ngứa, phát ban.
  • Mệt mỏi, sốt.
  • Tăng enzym gan có hồi phục.
  • Đối với các trường hợp sử dụng acyclovir theo đường tiêm có thể xuất hiện phản ứng phụ là đau tại chỗ tiêm, kích ứng,...
  • Cần theo dõi bệnh nhân để có thể xử trí kịp thời.

Chế phẩm trên thị trường: Acyclovir Stella 800mg, Medskin Clovir 800, Acyclovir Boston 800mg,...

MedSkin Clovir 800
medskin acyclovir 3 I3048 130x130Xem tất cả ảnh
MedSkin Clovir 800

105.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Số đăng kýVD-18200-13
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmth71

6.2 Thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol

Thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol
Thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol

Đối với các trường hợp mắc thủy đậu, cần tránh sử dụng Aspirin trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu sốt hoặc đau để ngăn ngừa hội chứng Reye.

Thuốc hạ sốt giảm đau có thể sử dụng là paracetamol. Thuốc có tác dụng hạ sốt giảm đau nhưng không có tác dụng chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc là tác động lên vùng dưới đồi từ đó gây tăng lưu lượng máu, giãn mạch từ đó hạ nhiệt. Tuy nhiên, Paracetamol hiếm khi làm hạ nhiệt ở người bình thường.

Liều dùng - Cách dùng:

  • Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 10-15mg/kg cân nặng/lần, cách 4-6 giờ uống một lần. Liều tối đa là 4000mg/ngày.
  • Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình điều trị bao gồm: Ban da, hội chứng Stevens-Johnson,...

Chế phẩm trên thị trường: Panadol, Panadol Extra, Hapacol,....

Panadol Extra
thuoc panadol extra 1 C0255 130x130Xem tất cả ảnh
Panadol Extra

335.000Còn hàng

Công ty đăng kýGlaxosmithkline Pte. Ltd.
Số đăng kýVD-21189-14
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 15 vỉ x 12 viên
Mã sản phẩmA641

6.3 Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin

Thủy đậu thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong trường hợp này là thuốc kháng histamin thế hệ 1 và thuốc kháng histamin thế hệ 2.

Thuốc kháng histamin thế hệ 1 thường gây buồn ngủ, ngủ gà do khả năng đi qua hàng rào máu não.

Thuốc kháng histamin thế hệ 2 ít có khả năng vượt qua hàng rào máu não, do đó khắc phục được những nhược điểm của thế hệ 1.

Chế phẩm trên thị trường: Clorpheniramin, Telfast 180mg, Allor-10,...

Telfast HD 180mg
telfast hd 2 N5283 130x130Xem tất cả ảnh
Telfast HD 180mg

150.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Sanofi
Số đăng kýVD-28324-17
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 30 viên
Mã sản phẩmhm5061

7 Thuốc bôi thủy đậu tốt nhất hiện nay

7.1 Thuốc bôi thủy đậu chứa Acyclovir

Thuốc bôi thủy đậu chứa Acyclovir
Thuốc bôi thủy đậu chứa Acyclovir

Ngoài việc sử dụng theo đường uống, bệnh nhân thủy đậu có thể sử dụng acyclovir theo đường bôi ngoài da để tăng hiệu quả điều trị.

Liều dùng - Cách dùng:

  • Thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương và vùng da lân cận, mỗi lần bôi cách nhau 4 giờ, bôi từ 4-5 lần/ngày.
  • Điều trị liên tục trong vòng 5 ngày và có thể điều trị tiếp nếu các thương tổn chưa lành hẳn.
  • Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình điều trị bao gồm: Ban đỏ, ngứa, đau, nóng rát thoáng qua tại vùng bôi thuốc.

Chế phẩm trên thị trường: Acyclovir STELLA Cream, Mediclovir, Zonaarme,...

7.2 Thuốc bôi thủy đậu màu xanh methylen

Thuốc bôi thủy đậu màu xanh methylen
Thuốc bôi thủy đậu màu xanh methylen

Xanh methylen được bào chế dưới dạng Dung dịch bôi ngoài da với công dụng sát khuẩn nhẹ. Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm da mủ, thủy đậu (virus ngoài da), hỗ trợ làm lành vết thương thông qua đặc tính kháng khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm,...

Cách bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu: Vệ sinh vùng da có thương tổn, để khô và dùng tăm bông để thoa thuốc, mỗi ngày nên thoa từ 2-3 lần.

Lưu ý:

  • Không được uống, không nên bôi lên các vùng da nhạy cảm, đặc biệt là vùng da gần mắt.
  • Do xanh methylen có đặc tính oxy hóa mạnh do đó không nên sử dụng cùng với các chế phẩm chứa iod, chất kiềm, chất khử, chất oxy hóa.
  • Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú trừ khi có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Một số chế phẩm trên thị trường như: Xanh methylen 1% HDPharma, Xanh methylen 1% Hóa Dược,...

Xanh Methylen 1% Hóa Dược (lọ 17ml)
xanh methylen 1 N5632 130x130Xem tất cả ảnh
Xanh Methylen 1% Hóa Dược (lọ 17ml)

5.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần hóa dược Việt Nam
Số đăng kýVS-4972-16
Dạng bào chếDung dịch
Quy cách đóng góiHộp 10 lọ x 17ml
Mã sản phẩmA856

7.3 Thuốc bôi thủy đậu Castellani

Thuốc bôi thủy đậu Castellani
Thuốc bôi thủy đậu Castellani

Castellani với thành phần chứa resocin, Acid Boric, tím gentian có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, được chỉ định trong các trường hợp như chốc lở, mụn mủ. Đối với bệnh nhân bị thủy đậu, Castellani có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế tình trạng bội nhiễm, hỗ trợ giúp thương tổn nhanh lành, mau khô.

Liều dùng - Cách dùng: Mỗi ngày bôi từ 1-2 lần hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Castellani Da Liễu
castelani7 B0404 130x130Xem tất cả ảnh
Castellani Da Liễu

70.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH Dược mỹ phẩm Quang Xanh
Dạng bào chếDung dịch bôi ngoài
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 17ml
Mã sản phẩmhm1998

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng:

  • Chỉ sử dụng để bôi ngoài da, không được uống.
  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi bôi thuốc để tránh tình trạng vết thương lan rộng hơn.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh cọ xát vào vết thương gây đau đớn.
  • Khi bôi thuốc cần tránh những vùng da nhạy cảm như gần mắt, gần miệng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng Castellani bao gồm: Phản ứng dị ứng, mày đay, ngứa.

7.4 Thuốc bôi trị thủy đậu Aluminum acetate

Aluminum acetate có tên gọi khác là nhôm acetat. Aluminum acetate được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc thuốc bôi da. Tác dụng của Aluminum acetate là làm giảm tình trạng khó chịu, giảm ngứa, giúp người bệnh dễ chịu trong các trường hợp côn trùng đốt, thủy đậu,... Bên cạnh đó, Aluminum acetate còn đặc biệt thích hợp đối với các trường hợp vết thương bị chảy nước, các vết bầm tím có kích thước nhỏ.

Cách sử dụng:

  • Thoa/bôi trực tiếp dung dịch Aluminum acetate lên vùng da bị tổn thương.
  • Sau đó, sử dụng một miếng vải sạch thấm nước rồi đắp lên vùng da vừa bôi thuốc.
  • Để khoảng 10-15 phút, sau đó gỡ miếng vải và để vết thương khô tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên đắp miếng vải trên da quá lâu vì có thể gây khô da nghiêm trọng.
  • Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế bôi thuốc lên những vùng da nhạy cảm.
  • Phần dung dịch hoặc băng ướt đã qua sử dụng cần được vứt bỏ.
  • Không sử dụng đồng thời với xà phòng vì có thể làm giảm tác dụng của Aluminum acetate.

7.5 Thuốc tím bôi thủy đậu Milian

Milian OPC 20ml
milian opc 20ml 1 J3455 130x130Xem tất cả ảnh
Milian OPC 20ml

12.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược phẩm OPC
Số đăng kýVD-18977-13
Dạng bào chếDung dịch dùng ngoài
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 20ml
Mã sản phẩma1518

Thuốc tím chứa thành phần Kali Pemanganat có màu tím đặc trưng thường được sử dụng cùng với các loại thuốc bôi khác để điều trị cho bệnh nhân thủy đậu với mục đích sát khuẩn, làm cho vết thương mau khô và chóng lành.

Nhược điểm của loại thuốc này là có màu tím do đó gây ra những khó khăn nhất định trong việc theo dõi tình trạng cho người bệnh.

Cách sử dụng:

  • Rửa tay thật sạch và vệ sinh vết thương, sau đó để khô và tiến hành bôi thuốc.
  • Mỗi ngày bôi từ 2-3 lần, thời gian điều trị kéo dài 3 ngày hoặc hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế bôi lên những vùng da hở hoặc những vùng da nhạy cảm.

7.6 Thuốc bôi thủy đậu không màu Subạc

Subạc (gel)
subacttt1 Q6308 130x130Xem tất cả ảnh
Subạc (gel)

168.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar
Dạng bào chếGel bôi da
Quy cách đóng góiHộp 1 tuýp 25g
Mã sản phẩma891

Kem bôi thủy đậu Subạc với thành phần chứa Nano bạc (Nano Silver), dịch chiết xoan Ấn Độ (Neem extract), Chitosan có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, kích thích sản sinh tế bào da mới trong nhiều trường hợp khác nhau như herpes, thủy đậu, viêm da, mụn nhọt, côn trùng cắn đốt,...

Subạc có ưu điểm là sử dụng được cho mọi đối tượng, ngoài tác dụng kháng khuẩn, kích thích sản sinh da mới, sản phẩm này có có công dụng hỗ trợ ngừa sẹo, mờ thâm.

Liều dùng - Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng 3-4 lần hoặc hơn, thoa trực tiếp vào vùng da bị thương tổn sau khi đã vệ sinh sạch và để khô.

7.7 Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi thủy đậu

Để tăng hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc.
  • Vùng da bị thương tổn cũng cần làm sạch và để khô trước khi bôi thuốc.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định và liều lượng đã được khuyến cáo.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh tình trạng bị trôi mất thuốc.
  • Nên bôi thuốc càng sớm càng tốt.

Biện pháp hỗ trợ với người bệnh thủy đậu

Người bệnh thủy đậu phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nhiều nước và các vitamin nhóm B, C.

Bệnh nhân cần được vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng nước sạch, không sử dụng xà bông và chà sát da khiến mụn nước bị vỡ ra.

Có thể vệ sinh các vùng da tổn thương, mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn gồm Betadin, Xanh Methylene, thuốc mỡ acyclovir...

Trường hợp người bệnh thủy đậu bị sốt cao thì sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, Acetaminophen nhưng không được sử dụng chế phẩm Aspirin.

Người bệnh thủy đậu cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao hệ thống miễn dịch, thức ăn mềm, dễ tiêu, nước hoa quả.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu
Phòng ngừa bệnh thủy đậu

8 Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu là tiêm 2 mũi vaccine ngừa bệnh thủy đậu. Tất cả mọi người, kể cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn nên tiêm ngừa hai liều vắc-xin thủy đậu nếu họ chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa bao giờ được chủng ngừa. [1]  

Tiêm phòng có thể ngăn ngừa được hơn 90% bệnh thủy đậu. Tuy nhiên các đối tượng sau đây không được khuyến cáo tiêm: 

  • Phụ nữ mang thai.
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (nhiễm HIV hoặc những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch).
  • Những người bị dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh Neomycin.

Bên cạnh đó, tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu, tránh để nước mủ dính vào da. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  CDC (Ngày đăng 28 tháng 4 năm 2021). About Chickenpox, CDC. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cần kiêng gì cho trẻ khi bị bệnh thuỷ đậu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh Thủy Đậu: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị Và Dự Phòng 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh Thủy Đậu: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị Và Dự Phòng
    XT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595