1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Bệnh thận mạn tính: triệu chứng và điều trị bệnh

Bệnh thận mạn tính: triệu chứng và điều trị bệnh

Bệnh thận mạn tính: triệu chứng và điều trị bệnh

1 Bệnh thận mạn là gì?

Bệnh thận mạn (CKD) là tình trạng chức năng thận bị suy giảm như đào thải chất độc kém, lọc máu kém,...Thời gian bị suy chức năng thận kéo dài trên 3 tháng được gọi là suy thận mạn tính. 

Bệnh thận mạn triệu chứng ban đầu không rõ ràng, thường khi chức năng thận bị suy giảm đáng kể người mới được phát hiện bệnh.  Do đó, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để kiểm tra chức năng thận giúp phát hiện bệnh, đôi khi phát hiện kịp thời sẽ giúp bệnh không tiến triển thành bệnh thận mạn. 

Hình ảnh minh họa thận
Hình ảnh minh họa thận

2 Nguyên nhân gây nên bệnh thận mạn

Hai nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mãn tính là tiểu đường và cao huyết áp , hai nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mãn tính đến 2/3 số trường hợp. [1] 

Nguyên nhân gây bệnh thận mạn có thể là nguyên nhân nguyên phát sau các bệnh ở thận như: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, thiểu sản thân, nang thận,...

Nguyên nhân thứ phát sau các bệnh toàn thân như: đái tháo đường, dùng thuốc độc trên thận, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thuyên tắc do cholesterol,...

3 Hậu quả của bệnh thận mạn

Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp.

Tăng sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng.

Mức Canxi thấp, mức Kali cao và lượng phốt pho cao trong máu.

Chán ăn hoặc ăn ít.

Trầm cảm hoặc chất lượng cuộc sống thấp hơn.

Bệnh thận mạn có thể tiến triển thành suy thận và bệnh tim mạch sớm. Khi thận ngừng hoạt động, cần lọc máu hoặc ghép thận để tồn tại. Suy thận được điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). [2] 

4 Triệu chứng bệnh thận mạn

Hầu hết các bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng của bệnh suy thận mạn khi bệnh ở giai đoạn đầu. Do đó bệnh khó phát hiện và gây nguy hiểm cho người bệnh. Một số dấu hiệu chung thường gặp (tuy nhiên không mấy rõ ràng) ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính như: 

Đi tiểu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.

Bị nôn hoặc cảm thấy buồn nôn. 

Cảm thấy mệt mỏi, khó thở, ủ rũ, ăn ngủ kém. 

Bị chuột rút, co giật cơ bắp.

Da khô và ngứa, ngủ kém, sụt cân.

Sưng bàn chân và mắt cá chân.

Đau ngực, tăng huyết áp,...

Các triệu chứng của bệnh không đặc trưng, đôi khi lại lẫn với các triệu chứng bệnh khác là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn.

Triệu chứng bệnh thận mạn
Triệu chứng bệnh thận mạn

5 Chẩn đoán bệnh thận mạn

5.1 Chẩn đoán xác định

Do triệu chứng lâm sàng không điển hình, chẩn đoán bệnh thận mạn cần dựa vào cận lâm sàng là chủ yếu. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn (BTM) theo KDIGO 2012 (Kidney Disease Improving Global Outcomes) dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn dưới đây: 

  • Triệu chứng tổn thương thận (có biểu hiện 1 hoặc nhiều)

Có Albumine nước tiểu (tỷ lệ Albumin creatinine nước tiểu> 30mg/g hoặc albumine nước tiểu 24 giờ >30mg/24giờ). 

Bất thường nước tiểu, điện giải hoặc bất thường khác.

Bất thường trong cấu trúc thận, phát hiện hình ảnh xét nghiệm thận bất thường. 

Có ghép thận.

  • Giảm mức lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR) < 60ml/ph/1,73 m2 (xếp lọai G3a-G5)

Với mức lọc cầu thận được đánh giá dựa vào độ thanh lọc creatinine, khi các xét nghiệm vẫn bất thường trong những lần xét nghiệm lập lại sau trong vòng 3 tháng thì chẩn đoán bệnh thận mạn. 

5.2 Chẩn đoán phân biệt với tổn thương thận cấp

Dựa vào creatinin huyết thanh nền trong vòng 3 tháng trước đây

Nếu ở mức bình thường thì có thể nghĩ đến tổn thương thận cấp.

Creatinin huyết thanh nền tăng mạn tính trên 3 tháng là dấu hiệu quan trọng chẩn đoán bệnh thận mạn. 

Tổn thương thận cấp vẫn có thể xuất hiện trên nền bệnh thận mạn khi có tác động của các yếu tố bất lợi. 

Người bệnh tổn thương thận cấp: siêu âm đo kích thước hai thận có kích thước bình thường hoặc to.

Sinh thiết thận khi chưa chẩn đoán phân biệt được với tổn thương thận cấp

5.3 Chẩn đoán các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy thận

Các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy thận đó là: 

Mất dịch, mất máu (do tai nạn,...), bệnh suy tim sung huyết,... làm giảm thể tích máu lưu thông. 

Thuốc hạ áp, thuốc độc cho thận (aminoglycoside, kháng viêm non steroid, thuốc cản quang)

Nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu.

Thuyên tắc động mạch thận do cục máu đông.

Bệnh thận mạn gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh thận mạn gây nhiều biến chứng nguy hiểm

5.4 Chẩn đoán biến chứng của bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn có thể là do nguyên nhân nguyên phát tại thận hoặc các bệnh thứ phát khác gây ra. Do đó cần đánh giá biến chứng của bệnh thận mạn khi bệnh nhân có mức lọc cầu thận ≤60 ml/ph/1,73 m2da. 

Tăng huyết áp: làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. 

Thiếu máu mạn.

Tình trạng suy dinh dưỡng.

​Biến chứng tim mạch.

Rối loạn chuyển hóa calcium và phospho.

Bệnh lý thần kinh: ngoại biên, trung ương, hệ thần kinh thực vật.

6 Điều trị bệnh thận mạn

Điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai đọan của phân độ bệnh thận mạn:

Giai đoạn 1: Chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây bệnh, điều trị nguyên nhân và làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch. Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận.

Giai đoạn 2: Đánh giá biến chứng và điều trị biến chứng. 

Giai đoạn 3: Lọc máu và xem xét ghép thận. 

Giai đoạn 4: Ghép thận khi bị suy thận giai đoạn cuối. 

Lưu ý: giai đoạn sau tiếp tục việc của giai đọan trước.

Lọc máu khi cần thiết
Lọc máu khi cần thiết

6.1 Hướng dẫn thực hành lâm sàng thuốc SGLT2-I ở người trưởng thành mắc bệnh thận mạn

Thuốc ức chế SGLT2 đã chứng minh được lợi ích trên tim mạch và thận ở người lớn mắc bệnh thận mạn (CKD) có hoặc không có đái tháo đường typ 2. Hướng dẫn này đã xem xét bằng chứng liên quan đến lợi ích - tác hại của SGLT-2i đối với người lớn mắc CKD trong thời gian 5 năm và đưa ra các khuyến cáo cho đối tượng bệnh nhân này và được xuất bản trên tạp chí The BMJ ngày 01/10/2024.

Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2-i) ở người lớn mắc bệnh thận mạn
Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2-i) ở người lớn mắc bệnh thận mạn

7 Dự phòng bệnh thận mạn

Đối tượng nguy cơ cao như người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người bệnh thận cần tầm soát thường xuyên chức năng thận để phát hiện sớm bệnh. 

Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn hợp lý, tránh quá liều như Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và Acetaminophen... 

Duy trì cân nặng hợp lý.

Không hút thuốc. Hút thuốc lá có thể làm hỏng thận của bạn và làm cho tình trạng tổn thương thận hiện tại trở nên tồi tệ hơn. [3] 

Bạn đọc có thể tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn theo KDIGO 2012 dưới đây:

Tài liệu tham khảo

  1. ^ National Kidney Foundation (Ngày đăng 15 tháng 2 năm 2017). Chronic Kidney Disease (CKD) Symptoms and causes, National Kidney Foundation. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021
  2. ^ CDC (Ngày đăng 19 tháng 8 năm 2021). Chronic Kidney Disease Basics, CDC. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021
  3. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 3 tháng 9 năm 2021). Chronic kidney disease. Mayo Clinic. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    yếu tố nào làm nặng thêm tình trạng suy thận?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh thận mạn tính: triệu chứng và điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh thận mạn tính: triệu chứng và điều trị bệnh
    MD
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên nhà thuốc an huy phản hồi tin nhắn nhanh, tư vấn nhiệt tình, thuốc chất lượng, tôi rất hài lòng

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633