1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Bệnh thận đái tháo đường: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thận đái tháo đường: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thận đái tháo đường: nguyên nhân và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng của người bệnh tiểu đường. Vậy điều trị bệnh thận đái tháo đường như thế nào?

1 Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng tổn thương thận do bệnh tiểu đường. Đây là một tổn thương mạn tính các mạch máu nhỏ trong đái tháo đường, cả hai thận bắt đầu rò rỉ protein vào nước tiểu. Khi các mạch máu tiếp tục bị tổn thương, thận sẽ mất dần khả năng loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. [1] Biến chứng thận tiểu đường có thể xảy ra trên võng mạc, thần kinh ngọai biên và thần kinh thực vật.

Bệnh được xác định bởi Albumin niệu dai dẳng (> 300 mg/ngày hoặc >200 μg / phút) được xác nhận ít nhất 2 lần cách nhau 3-6 tháng. [2]

Đây là một tổn thương mạn tính các mạch máu nhỏ trong đái tháo đường, bên cạnh đó là biến chứng võng mạc, và biến chứng thần kinh ngọai biên và thần kinh thực vật.

Theo CDC, bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận.[3] Bệnh thận ở bệnh tiểu đường loại 1 hơi khác so với bệnh tiểu đường loại 2 . Ở bệnh tiểu đường loại 1 , bệnh thận hiếm khi bắt đầu trong 10 năm đầu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Trong bệnh tiểu đường loại 2 , một số bệnh nhân đã bị bệnh thận vào thời điểm họ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. [4] 

2 Nguyên nhân gây bệnh thận đái tháo đường

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh thận đái tháo đường hiện chưa được biết rõ nhưng các yếu tố được đề xuất khác nhau như: tăng đường huyết gây tăng huyết áp và chấn thương thận, các sản phẩm glycat hóa và kích hoạt cytokine.

Tăng đường huyết làm tăng biến đổi yếu tố tăng trưởng TGF-β trong cầu thận và protein được kích thích đặc biệt bởi cytokine này. TGF-β và yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) có thể gây phì đại tế bào và tăng cường tổng hợp Collagen và có thể gây ra những thay đổi mạch máu ở bệnh thận đái tháo đường. Tăng đường huyết cũng có thể kích hoạt protein kinase C, có thể góp phần gây ra bệnh thận và các biến chứng mạch máu khác của bệnh tiểu đường. Và khi không kiểm soát đường huyết đúng cách cũng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thận đái tháo đường.

Tăng huyết áp cũng được coi là một yếu tố gây tiến triển bệnh thận đái tháo đường. 

Người ra còn thấy răng những người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Ấn và người gốc Tây Ban Nha bị bệnh tiểu đường, bệnh thận và suy thận với tỷ lệ cao hơn người da trắng. Hay bệnh nhân bị đái tháo đường mà trong gia đình mà có người bị cao huyết áp, tim mạch cũng tăng nguy cơ bị bệnh thận tiểu đường.

3 Chẩn đoán xác định bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái thảo được được chẩn đoán xác định dựa trên chỉ số albumin niệu và độ lọc cầu thận, cụ thể:

Người bệnh đái tháo đường khi đi tiểu có albumin không kèm máu, và kết quả albumin/creatinine trên 300mg/g hoặc protein/creatinine trên 0,15, tình trạng này kéo dài và nặng thêm theo thời gian.

Hoặc người bệnh đái tháo đường lúc đi tiểu có albumin vi lượng tức là albumin/creatinine từ 30 đến 300mg/g ở ít nhất 2 lần trong 3 lần xét nghiệm ở 3 tháng và:

  • Có tổn thương võng mạc do đái tháo đường kèm theo.
  • Người bệnh bị đái tháo đường type 1 kéo dài hơn 10 năm.

4 Điều trị bệnh thận đái tháo đường như thế nào?

Chiến lược trong điều trị bệnh thận đái tháo đường bao gồm:

  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Thay đổi lối sống.
  • Kiểm soát đường huyết.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Kiểm soát mỡ máu.

4.1 Lựa chọn thuốc điều trị hạ đường huyết trong bệnh thận tiểu đường

Lựa chọn một thuốc hạ đường huyết trên bệnh nhân bệnh thận cần lưu ý:

  • Nguy cơ hạ đường huyết.
  • Giảm hiệu quả hạ đường huyết.
  • Tăng tích tụ thuốc.

Những bệnh nhân suy thận với chỉ số lọc cầu thận dưới 60ml/ph/1,73 m2da: Chúng ta phải điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết phù hợp chức năng thận, phương pháp điều trị thay thế thận và thể trạng của bệnh nhân. Với những bệnh nhân suy thận như vậy, không điều trị bằng Metformin, Insulin tác dụng kéo dài.

Nếu người bệnh đang điều trị thay thế thận: Những ngày bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần giảm liều insulin, có thể tăng chế độ dinh dưỡng hoặc không, do có nguy cơ bị hạ đường huyết. Còn trường hợp người bệnh điều trị thẩm phân phúc mạc với dịch lọc Glucose, thì cần tăng liều insulin tiêm hoặc vào dung dịch lọc. Người bệnh ghép thận cũng có nguy cơ đường huyết dễ tăng cao do điều trị tacrolimus, và steroid sau phẫu thuật.

4.2 Thuốc giảm albumine niệu điều trị bệnh thận đái tháo đường

Các thuốc ức chế hệ renin - angiotensin có tác dụng làm giảm albumine niệu, làm chậm sự tiến triển bệnh thận đái tháo đường có hoặc không có tăng huyết áp.

Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế men chuyển mà có triệu chứng ho thì có thể thay thế bằng thuốc chẹn thụ thể AT2 hoặc ngược lại. Mặc dù kết hợp  thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể AT2 có thể làm tăng tác dụng giảm protein niệu, nhưng kèm theo đó lại tăng tắc dụng phụ, do đó không nên dùng như vậy.

Các thuốc giảm albumin niệu, ban đầu dùng với liều thấp sau đó tăng liều dần lên. Đồng thời, trong quá trình điêu trị cần theo dõi đáp ứng và tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt với người bệnh GFR < 60ml/ph/1,73 m2 da như: tăng Kali máu, suy thận cấp, ho khan, phù mạch.

4.3 Bệnh thận đái tháo đường cần kiểm soát rối loạn lipid máu

Cần kiểm soát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân biến chứng thận để làm giảm biến chứng xơ mỡ động mạch, sao cho LDL dưới 100mg/dL, Non-HDL-cholesterol dưới 130mg/dL.

Sử dụng nhóm thuốc statin như Atorvastatin với liều mỗi ngày từ 10 đến 20 mg để làm giảm LDL- Cholesterol.

Những bệnh nhân chạy thận nhân tạo thì không bắt đầu điều trị Statin.

Nếu người bệnh bị protein niệu nhiều như hội chứng thận hư, gây tăng lipid máu thứ phát, cần làm giảm protein niệu trước khi điều trị thuốc hạ lipid máu.

Trong điều trị rối loạn lipid máu bằng nhóm thuốc Fibrate trừ Gemfibrozil cần giảm liều khi mức lọc cầu thận dưới 60 ml/ph/1,73m2 da và không dùng cho bệnh nhân có mức lọc cầu thận dưới 15 ml/ph/1,73m2.

Nếu dùng Niacin thì cần giảm liều với bệnh nhân có mức lọc cầu thận dưới 15 ml/ph/1,73m2.

Điều trị bệnh thận đái tháo đường như thể nào?

4.4 Kiểm soát huyết áp trong bệnh thận tiểu đường

Việc kiểm soát huyết áp rất quan trọng, nó có vai trò làm chậm tiến triển xẩu của bệnh thận do đái tháo đường. Mục tiêu của kiểm soát huyết áp để GFR trên 15ml/ph/1,73 m2 ở mức dưới 130/80mmHg.

Kiểm soát huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể AT2 cùng với lợi tiểu. Trong đó thường sử dụng một số  thuốc kiểm soát huyết áp như:

  • Enalapril được dùng với liều dùng từ 2,5 đến 10mg mỗi ngày.
  • Lisinopril dùng với liều từ 5 đến 10mg mỗi ngày.
  • Losartan dùng với liều mỗi ngày từ 50 đến 100mg.
  • Telmisartan mỗi ngày dùng từ 20 đến 80mg.

Nếu bệnh nhân không có đáp ứng với thuốc trên thì có thể thay thế bằng thuốc chẹn kênh calci, chẹn beta giao cảm, lợi tiểu.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc như trên, bệnh nhân cần được kiểm soát cân nặng, không để thừa cân đồng thời tập luyện thể dục thể thao hợp lý, và bỏ hút thuốc lá.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và điều trị bệnh thận đái tháo đường, hy vọng sẽ hữu ích với các bạn.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của drugcom, Diabetic Nephropathy, drug.com. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Vecihi Batuman, Diabetic Nephropathy, Medscape. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopkinsmedicine, Diabetic Nephropathy (Kidney Disease), Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Diabetic Nephropathy, WebMD. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh thận đái tháo đường: nguyên nhân và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh thận đái tháo đường: nguyên nhân và cách điều trị
    ML
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633