1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Bệnh tay chân miệng ở trẻ: dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ: dấu hiệu và phương pháp điều trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ: dấu hiệu và phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh tay chân miệng - một bệnh nhiễm vi rút nhẹ, dễ lây lan, thường gặp ở trẻ nhỏ - được đặc trưng bởi các vết loét trong miệng và phát ban trên bàn tay và bàn chân. Bệnh tay chân miệng thường do coxsackievirus gây ra. [1]

1 Tổng quan về bệnh chân tay miệng

1.1 Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay-chân-miệng là một bệnh lây nhiễm từ người sang người và dễ phát thành dịch. Bệnh khởi phát do virus đường ruột, trong đó 2 nguồn gây bệnh phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh này không liên quan đến bệnh  lở mồm long móng ở động vật.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng ai cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan. Nó lây lan nhanh chóng tại các trường học và trung tâm chăm sóc ban ngày. [2]

Chân tay miệng là bệnh do virus gây ra.

1.2 Biểu hiện của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng có các biểu hiện trên da và niêm mạc. Ban đầu, trên da và niêm mạc sẽ xuất hiện các vết tổn thương dưới dạng các nốt bỏng nước. Các mụn này mọc ở các vị trí như niêm mạc miệng, lòng bàn tay - chân, mông và đầu gối.

Không chỉ gây biểu hiện và khó chịu trên da, niêm mạc, bệnh chân tay miệng có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não và màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Thậm chí bệnh có thể gây tử vong nếu không biết sớm và điều trị kịp thời. Các nghiên cứu thấy rằng những trường hợp bị biến chứng nặng chủ yếu là do Enterovirus.

2 Làm sao để biết trẻ bị chân tay miệng

Trước hết để chẩn đoán xác định trẻ bị chân tay miệng chúng ta căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh và yếu tố dịch tễ.

Bệnh thường gặp ở đối tượng là trẻ em dưới 10 tuổi, có thể xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. Đồng thời, khi chẩn đoán cũng cần dựa theo ở khu vực địa lý này có nhiều trẻ mắc chân tay miệng không nữa.

Trẻ bị chân tay miệng có các mụn nước đỏ, sần, không đau ngứa. Các nốt mụn mọc ở các vị trí điển hình ở tay, chân và miệng, người bệnh có thể có sốt hoặc không.

Sau khi chẩn đoán xác định cần làm xét nghiệm phù hợp để tìm virus gây bệnh.

Bệnh chân tay miệng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có nổi ban tương tự như thủy đậu, zona, herpes, viêm da mủ...

3 Bệnh chân tay miệng ở trẻ có nguy hiểm không?

Một trong các tai biến nguy hiểm nhất của chân tay miệng là các bệnh trên hệ thần kinh như viêm não, viêm màng não… Khi có biến chứng thần kinh trẻ có thể bị rung cơ, giật mình từng cơn, rối loạn trương lực cơ. Đồng thời trẻ có biểu hiện ngủ gà, chân run, mắt nhìn ngược, và rung giật nhãn cầu. Không những thế, trẻ còn có thể bị liệt dây thần kinh sọ não, co giật và hôn mê.

Biến chứng cảnh báo nguy hiểm nữa là viêm cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi. Lúc này, mạch của bệnh nhi có thể lên đến trên 150 lần một phút, rối loạn vận mạch dẫn đến vã mồ hôi, lạnh tay chân. Ở giai đoạn đầu trẻ sẽ bị tăng huyết áp còn đo được, nhưng giai đoạn sau đó thì mạch và huyết áp không còn đo được nữa. Trẻ xuất hiện các triệu chứng khó thở, rút lõm lồng ngực, thở nông và phù phổi cấp.

Chân tay miệng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không điều trị đúng.

4 Các mức độ bệnh chân tay miệng ở trẻ

Dựa theo các biểu hiện của bệnh mà các chuyên gia chia bệnh chân tay miệng ở trẻ làm 4 mức độ sau:

  • Bệnh chân tay miệng mức độ 1, lúc này trẻ chỉ bị loét miệng, có thể có thêm các tổn thương da.
  • Trẻ bị chân tay miệng độ 2 lại chia làm 2 nhóm nhỏ. Khi trẻ có các biểu hiện giật mình dưới 2 lần trong 30 phút và lúc khám không có biểu hiện này. Đồng thời với đó là trẻ bị sốt từ 2 ngày trở lên, hoặc sốt trên 38oC và nôn, mệt lờ đờ, không ngủ được và quấy khóc gọi là độ 2a. Còn bệnh ở mức độ 2b khi trẻ bị giật mình lúc khám, tiền sử giật mình trong 30 phút từ 2 lần trở lên kèm theo ngủ gà hoặc mạch nhanh trên 130 lần/phút. Nếu trẻ sốt cao từ 39,5oC trở lên, không hiệu quả với thuốc hạ sốt hoặc mạch nhanh trên 150 lần/phút hoặc thất điều hay rung giật nhãn cầu cũng được xếp vào độ 2b.
  • Khi trẻ có mạch nhanh trên 170 lần/phút, hoặc mạch chậm, vã mồ hôi lạnh, huyết áp tâm thu cao, thở nhanh, rối loạn tri giác hoặc tăng trương lực cơ là độ 3.
  • Mức độ nặng nhất của bệnh chân tay miệng là độ 4. Khi đó trẻ có biểu hiện sốc, phù phổi cấp, ngưng thở hoặc tím tái.

5 Cách chữa bệnh tay chân miệng 

5.1 Nguyên tắc điều trị bệnh chân tay miệng

Không có thuốc chữa hoặc vắc xin cho bệnh tay chân miệng. Do vi rút gây ra, nên thuốc kháng sinh sẽ không điều trị được bệnh. Bệnh thường tự biến mất sau 7 đến 10 ngày. [3]

Để điều trị cho trẻ nhanh khỏi, trước hết cần phát hiện bệnh sớm, phân mức độ bệnh đúng và điều trị phù hợp.

Với những trường hợp bệnh nhân bị nặng phải đảm bảo cấp cứu đúng quy trình và phù hợp cho từng đối tượng.

Một nguyên tắc không thể thiếu nữa trong điều trị chân tay miệng là phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng.

5.2 Phương pháp điều trị chân tay miệng

Với các bé bị chân tay miệng độ 1 thì có thể điều trị tại nhà và theo dõi ở cơ sở y tế như sau:

  • Cho bệnh nhi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp theo từng lứa tuổi, riêng trẻ còn bú mẹ thì vẫn phải cho trẻ bú tiếp.
  • Nếu trẻ bị sốt cao thì hạ sốt bằng thuốc có thành phần Paracetamol theo đúng hướng dẫn được khuyến cáo cho trẻ.
  • Cho trẻ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là răng miệng sạch sẽ. Đồng thời phải nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các tác động từ môi trường xung quanh.
  • Trong vòng 8 đến 10 ngày đầu tiên kể từ khi bệnh khởi phát, cha mẹ cần cho trẻ đi tái khám định kỳ 1 đến 2 ngày 1 lần. Nếu trẻ có sốt thì ngày nào cũng cần phải khám lại cho đến khi hết sốt tròn ít nhất 2 ngày.

Khi bệnh chân tay miệng ở trẻ đã tiến triển đến độ 2, cần cho trẻ nhập viện điều trị:

  • Các bé bị chân tay miệng độ 2a thì điều trị tương tự như độ 1. Nếu trẻ sốt cao mà dùng paracetamol không có hiệu quả thì phối hợp thêm với Ibuprofen hoặc xen kẽ với ibuprofen phù hợp cho trẻ. Trong đó liều tối đa của ibuprofen trong 1 ngày là 40mg/kg. Không được cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt nhóm Aspirin. Đồng thời cho bệnh nhi uống Phenobarbital  với liều 5 đến 7 mg/kg mỗi ngày.
  • Với các bé bị chân tay miệng độ 2b thì cần điều trị cấp cứu. Trước hết cần đảm bảo thông khí, cho trẻ nằm phần thân trên cao lên 30°, hỗ trợ thở oxy và hạ sốt cho trẻ. Sau đó trẻ dùng Phenobarbital để truyền tĩnh mạch 10 đến 20 mg/kg, có thể nhắc lại sau 8 đến 12 giờ. Nếu sau 6 giờ mà không giảm, thì cho trẻ dùng Immunoglobulin liều truyền tĩnh mạch chậm trong 6 đến 8 giờ mỗi ngày là 1g/kg, nhắc lại lần 2 nếu sau 1 ngày mà không giảm.
  • Trong quá trình điều trị cần theo dõi nhiệt độ, huyết áp, các triệu chứng bệnh từ 1 đến 3 giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo dõi liên tục sau 4 đến 5 giờ.

Với các đối tượng trẻ bị chân tay miệng mức độ 3 thì cần điều trị nội trú tại tại khoa hồi sức tích cực trong bệnh viện:

  • Cho trẻ thở oxy bằng các liệu pháp hỗ trợ phù hợp hoặc đặt nội khí quản khi không hỗ trợ thở oxy được. Đồng thời làm biện pháp chống phù não, hạ sốt và cân bằng điện giải cho trẻ.
  • Cho trẻ truyền tĩnh mạch Phenobarbital mỗi lần 10 đến 20 mg/kg, có thế nhắc lại sau 8 đến 12 giờ khi cần.Mỗi ngày không được dùng quá 30mg/kg.
  • Kết hợp truyền tĩnh chậm Immunoglobulin trong 2 ngày liên tục với liều 1g/kg một ngày
  • Khi trẻ có suy tim mạch thì dùng Dobutamin, ban đầu truyền tĩnh mạch mỗi phút 5µg/kg, sau tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút đến khi cải thiện triệu chứng. Lưu ý không được dùng quá liều khuyến cáo cho một ngày..
  • Trường hợp trẻ bị huyết áp cao thì truyền tĩnh mạch Milrinone liều 0,4 – 0,75 µg/kg mỗi phút. Nếu huyết áp ổn định trong 12 đến 24 giờ thì giảm liều dẫn xuống theo hướng dẫn đến khi huyết áp ổn định ít nhất 6 giờ thì ngừng lại.
  • Nếu thấy trẻ xuất hiện co giật thì dùng Midazolam hoặc Diazepam truyền tĩnh mạch chậm theo hướng dẫn.
  • Trong quá trình điều trị cần theo dõi các thông số của trẻ.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Trường hợp trẻ bị chân tay miệng độ 4 cũng cần điều trị hồi sức tích cực.

  • Làm các liệu pháp hạ sốt, hỗ trợ thở, chống phù não và cân bằng điện giải cho trẻ như hướng dẫn.
  • Chống sốc cho trẻ bằng Dobutamin với liều ban đầu là 5µg/kg mỗi phút, sau đó nâng dần 2- 3µg/kg/phút mỗi 15 phút khi trẻ cải thiện được triệu chứng này. Không được dùng Dobutamin vượt 20 µg/kg/phút.
  • Nếu trẻ bị phù phổi cấp bạn phải dừng dịch truyền ngay và tiêm truyền tĩnh mạch chậm Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút. Nếu có hiện tượng quá tái dịch thì tiêm tĩnh mạch Furosemide với liều 1 đến 2 mg/kg/lần.
  • Nếu trẻ bị chân tay miệng phát hiện có nhiễm khuẩn thì kê thêm kháng sinh.

6 Làm sao để phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ

Để phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ nguyên tắc chính là không cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây.

Ở các cơ sở y tế, thì cần phân loại bệnh nhân theo từng nhóm bệnh để cách ly. Đồng thời nhân viên y tế làm các biện pháp khử khuẩn, đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với người bệnh. Đặc biệt là chân tay miệng có thể lây qua đường tiêu hóa.

Hướng dẫn mọi trẻ em đều phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt khi tiếp xúc với nguồn nguy cơ và trước khi ăn. Sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. 

Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, cốc chung.

Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa và đồ chơi của trẻ.

Nếu trẻ có nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh chân tay miệng phải cho trẻ tự cách ly ở nhà, không đến nơi đông người đặc biệt trong 10 đến 14 ngày đầu của bệnh. [4]

Chân tay miệng là bệnh lý có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời, nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đề phòng và phát hiện kịp thời bệnh chân tay miệng ở trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Hand-foot-and-mouth disease, Mayoclinic. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD), cdc.gov, Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Rachel Reiff Ellis, Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD), WebMD, Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Hand, foot and mouth disease, NHS.UK. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Biến chứng của bệnh chân tay miệng là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh tay chân miệng ở trẻ: dấu hiệu và phương pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ: dấu hiệu và phương pháp điều trị
    DT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633