1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Bệnh tay chân lạnh: dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh tay chân lạnh: dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh tay chân lạnh: dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Trungtamthuoc.com - Dù không ở trong môi trường lạnh, chúng ta vẫn có khả năng bị lạnh tay chân. Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh tay chân liên tục, đặc biệt là sắc da bị thay đổi, thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh lạnh tay chân. 

1 Bệnh chân tay lạnh là gì?

Tay và chân, những bộ phận thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, chính vì tại các bộ phận này, nhiệt độ thường thấp hơn các bộ phận khác. Điều này giải thích cho hiện tượng, tại sao có những người, mặc dù trùm chăn kín mít, chân đi tất mà tay chân vẫn lạnh toát.

Các chuyên gia y tế cho rằng, nếu bệnh tay chân tay lạnh chỉ xảy ra khi thời tiết lạnh thì phần lớn không đáng lo ngại, chỉ cần giữ ấm cơ thể là ổn. Nhưng ngược lại, có một số trường hợp, chân tay lạnh ngay cả khi trời không lạnh, thậm chí là giữa mùa hè nóng bức, đó không còn là hiện tượng sinh lý bình thường nữa, đó có thể cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe, dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Hình ảnh Bệnh chân tay lạnh
Hình ảnh Bệnh chân tay lạnh

2 Nguyên nhân gây chân tay lạnh là gì?

Khi tay chân lạnh bất thường, nó có thể biểu hiện của một số tình trạng bệnh lý như sau:

2.1 Bệnh suy tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, hormon tuyến giáp thực hiện nhiều chức năng, trong đó có tăng cường chuyển hóa chất để tạo năng lượng, sinh nhiệt để điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Khi suy giáp, chức năng tuyến giáp bị suy giảm, dẫn đến thân nhiệt giảm, dễ bị nhiễm lạnh.

2.2 Hiện tượng Raynaud

Đối với một người bình thường, phản xạ tự nhiên của cơ thể khi gặp lạnh là co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt cho vùng trung tâm. Biểu hiện sẽ là chân tay sẽ lạnh. Tuy nhiên, trong chứng Raynauld, cơ thể trở nên quá nhạy cảm, chỉ cần nhiệt độ hơi lạnh một chút, các ngón tay chân đã trở nên tím tái. [1]

Hiện tượng Raynaud
Hiện tượng Raynaud

2.3 Tình trạng mệt mỏi, lo âu quá sức

Khi cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, lo âu quá mức, sẽ không còn đủ năng lượng để thực hiện các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đồng nghĩa với việc quá trình sinh nhiệt không tạo đủ nhiệt lượng để sưởi ấm cho cơ thể, dẫn đến chân tay lạnh.

2.4 Người gầy, nhẹ cân

 Ở những người đầy đặn, nhờ có lớp mỡ bảo vệ, che phủ, giống như bức tường chắn gió mà họ cảm thấy đỡ lạnh hơn, nhưng với người gầy, lớp mỡ này rất mỏng, không đủ giúp cơ thể chống lạnh. Bên cạnh đó, ở người gầy, khối cơ bắp cũng ít hơn, mà khối cơ bắp lại là nơi phụ trách phát nhiệt chống lạnh.

2.5 Biếng ăn

Khi kén ăn, ăn ít các chất có tác dụng cung cấp calo cho cơ thể như tinh bột, mỡ... sẽ không tạo được nhiệt lượng cần thiết để giúp cơ thể chống lạnh.

2.6 Thiếu máu

Trong một số báo cáo, người ta chỉ ra rằng, những người thiếu máu, thiếu Sắt, cơ thẻ của họ cũng sẽ dễ bị lạnh hơn những người khác. Có thể làm xét nghiệm để biết có bị thiếu máu hay không để có biện pháp khắc phục bằng chế độ ăn và dùng thuốc bổ sung sắt. [2]

2.7 Rối loạn giấc ngủ

Các bác sĩ và giới chuyên gia cho rằng vùng Thalamus trong não vừa phụ trách giấc ngủ sinh lý (chu kỳ ngủ -thức), vừa chịu trách nhiệm trong điều hòa thân nhiệt. Với những người bị rối loạn giấc ngủ, vùng này rối loạn sẽ kéo theo thân nhiệt giảm.

2.8 Nhiệt độ môi trường

Khi cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh quá lâu, chân tay sẽ trở nên lạnh cóng. Do đó để tăng sức chịu lạnh cho cơ thể, cần có chế độ ăn uống đầy đủ, nâng cao sức đề kháng, tập luyện thể dục thể thao...

Thời tiết là nguyên nhân dẫn đến tay chân lạnh
Thời tiết là nguyên nhân dẫn đến tay chân lạnh

2.9 Khí huyết không lưu thông

Khi khí huyết không lưu thông, các cơ quan trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng, như tắc nghẽn mạch, không đủ máu đi nuôi dưỡng các tế bào, sức đề kháng của cơ thể giảm sút... Những điều này dẫn đến chân tay lạnh.

2.10 Do rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết tham gia điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thẻ, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể. Khi hệ thống nội tiết bị rối loạn, thân nhiệt sẽ bị ảnh hưởng.

3 Cách khắc phục bệnh tay chân lạnh như thế nào?

3.1 Cách giữ ấm chân tay trong mùa lạnh

Luôn giữ ấm chân tay: Khi trời bước vào mùa lạnh, cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân bằng cách đeo tất, nên chọn những loại tất có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, cần giảm thiểu tiếp xúc với môi trường lạnh, không tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh, không đi chân trần trên nền gạch. [3]

Ngâm nước ấm trước khi đi ngủ: Nước ấm nên pha chút muối hoặc tinh dầu để ngâm chân tay trước khi đi ngủ, đảm bảo sẽ có một giấc ngủ ngon, thư thái với chân tay giảm cảm giác buốt lạnh. Nên lưu ý không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì sẽ cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

Uống một cốc trà gừng: Ngậm một vài lát Gừng hoặc uống một cốc trà gừng sẽ giúp cơ thể ấm lên vì gừng có vị cay, tính nóng, cải thiện và kích thích sự tuần hoàn máu, làm cho các chức năng của cơ thể hoạt động tốt hơn, thậm chí còn cải thiện khả năng tình dục.

Uống một cốc trà gừng giúp cơ thể ấm hơn
Uống một cốc trà gừng giúp cơ thể ấm hơn

3.2 Tập thể dục giúp tay chân lưu thông khí huyết

Bên cạnh việc giữ ấm cho cơ thể, một chế độ tập luyện hợp lý nên được thiết lập. Vận động sẽ làm cơ thể nóng lên, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. Đồng thời tập thể dục giúp lưu thông khí huyết, giãn nở các mạch máu ở tay chân, làm giảm tình trạng buốt lạnh.

3.3 Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Vào mùa đông, thời tiết trở lạnh, nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều lượng “sưởi ấm” cơ thể.

Khẩu phần ăn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung nguồn thực phẩm chứa vitamin nhóm B, Vitamin C, E và các axit amin. Bởi vì các thành phần này có tác dụng giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Uống nhiều nước là cách tốt để duy trì sức khỏe, và đặc biệt có tác dụng đẩy mạnh lưu thông máu. Vì vậy, dù là mùa đông, bạn vẫn nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.

4 Phòng và chữa trị bệnh chân tay lạnh

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể để giữ ấm chân, tay, sau đây là một số phương pháp có thể áp dụng:

Ngâm chân tay với nước ấm, pha chút tinh dầu Bạc HàOải Hương vừa tạo cảm giác thư thái dễ chịu, vừa giúp giữu ấm chân tay hiệu quả, lưu thông khí huyết.

Ngâm chân tay với nước ấm giúp tay chân bớt lạnh
Ngâm chân tay với nước ấm giúp tay chân bớt lạnh

Nên có thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày để tuần hoàn lưu thông. Nước còn là môi trường cho nhiều phản ứng chuyển hóa, do đó góp phần vào điều hòa thân nhiệt.

Nên có chế độ tập luyện phù hợp, giúp khởi động cơ thể giải phóng năng lượng, sinh nhiệt, điều hòa khí huyết.

Không cần thiết lúc nào cũng đeo bao tay, bao chân, nếu ở trong nhà có thể mở ra, xoa bóp để tăng cường lưu thông máu tốt hơn.

Cần chú ý cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, bổ sung các vitamin từ hoa quả, có thể định kỳ bổ sung sắt.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Mayo Clinic (Ngày đăng 06 tháng 11 năm 2020). Raynaud's disease,  Mayo Clinic. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Healthline (Ngày đăng 19 tháng 6 năm 2017).  What Can I Do About Cold Feet and Hands?, Healthline. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Healthline (Ngày đăng 1 tháng 4 năm 2019).  What Can I Do About Cold Feet and Hands?, Healthline. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633