1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Bệnh tăng nhãn áp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh tăng nhãn áp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh tăng nhãn áp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - tăng nhãn áp là bệnh thường gặp về mắt. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn ngắm mọi vật, thậm chí có thể gây mù lòa. Cùng tìm hiểu thêm về bệnh và cách điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.

1 Đại cương về bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp glocom (hay còn được gọi là thiên đầu thống) là bệnh về mắt thường liên quan đến áp lực nội nhãn cao, trong đó tổn thương dây thần kinh mắt có thể dẫn đến mất thị giác và thậm chí là mù lòa. Bệnh gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. [1] 

Bệnh tăng nhãn áp thường không gây ra triệu chứng sớm trong suốt thời gian mắc bệnh, nó chỉ có thể được chẩn đoán bằng khám mắt định kỳ. Bệnh xuất hiện khi áp lực nội nhãn tăng lên khi quá nhiều chất lỏng được tạo ra ở mắt hoặc các kênh thoát nước mắt bị tắc nghẽn.

Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp

2 Phân loại tăng nhãn áp

Glocom góc mở nguyên phát: đây là loại bệnh tăng nhãn áp tiến triển từ từ và không đau đớn thường gặp ở người độ tuổi trung niên, chiếm tỉ lệ lớn trong số các ca bệnh về tăng nhãn áp. vì vậy bạn có thể không nhận thấy tầm nhìn của mình đang bị suy giảm. Triệu chứng điển hình đó là người bệnh bị suy giảm tầm nhìn ngoại vi, khi nhìn vào ban đêm sẽ bị ảnh hưởng.

Glocom góc đóng nguyên phát: đây là trường hợp bệnh thường gặp ở Việt Nam, bệnh xuất hiện thường xuyên các cơn đau nhức quanh mắt.

Glocom góc đóng cấp tính:bệnh khởi phát đột ngột, nhãn áp tăng lên nhanh chóng dẫn đến các phản ứng cấp tính như đau mắt, đỏ mắt, đau đầu và buồn nôn, mờ mắt,...

Glocom góc đóng mạn tính: bệnh có tiến triển chậm, thường không được phát hiện từ sớm. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn dịch lỏng trong nhãn cầu. 

Glocom thứ phát: nguyên nhân thường là do viêm trong nhãn cầu, đục thủy tinh thể, khối u, chấn thương mắt,... gây nên. [2] 

3 Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp

3.1 Nguyên nhân chính gây bệnh

Nguyên nhân gâu bệnh thường là do áp suất của dịch lỏng trong nhãn cầu tăng quá mức. Việc mất cân bằng giữa thoát dịch và sản xuất dịch bên trong nhãn cầu là nguyên nhân chính gây ra thay đổi áp suất. Bệnh tăng nhãn áp là “kẻ trộm thị giác thầm lặng”, 90% bệnh nhân không ý thức được mình mắc bệnh. Bệnh tăng nhãn áp có tính di truyền cao và tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ cần được chú ý.

3.2 Yếu tố nguy cơ

Bệnh tăng nhãn áp thường được gọi là "tên trộm lén lút." Điều này là do, như đã đề cập, trong hầu hết các trường hợp, áp lực nội nhãn có thể tích tụ và tiêu diệt thị lực mà không gây ra các triệu chứng rõ ràng.

Do đó, nhận thức và phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp là cực kỳ quan trọng vì bệnh này thường có thể được điều trị thành công khi được chẩn đoán sớm. Trong khi tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp, một số người có nguy cơ cao hơn nhiều và cần được bác sĩ nhãn khoa kiểm tra thường xuyên hơn. Các yếu tố nguy cơ chính gây tăng nhãn áp bao gồm:

Người độ tuổi trung niên (thường trên 45 tuổi).

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng nhãn áp.

Người da đen dễ mắc bệnh hơn người da trắng.

Người mắc bệnh tiểu đường.

Người áp lực nội nhãn cao.

Cận thị nặng.

Chấn thương mắt do tai nạn. 

Sử dụng cortisone (steroid) nhỏ mắt hoặc toàn thân (uống/tiêm).

Viễn thị nặng.

4 Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

4.1 Triệu chứng glocom góc đóng nguyên phát

Đây là bệnh loại tăng nhãn áp mà người Việt Nam thường mắc phải, có triệu chứng cụ thể như sau:

4.1.1 Triệu chứng cơ năng

Đau nhức quanh hố mắt, có thể đau lan sang nửa đầu, nhìn mờ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, sốt,...Bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến bệnh cấp tính, do đó cần nhận biết và điều trị kịp thời bệnh.

4.1.2 Dấu hiệu thực thể

Suy giảm thị lực, nhãn áp tăng cao. Cụ thể hơn khi khám: mi mắt xưng nề, mắt cương tụ đỏ, giác mạc phù mờ có thể có bọng biểu mô, đồng tử giãn méo, giảm hoặc mất phản xạ với ánh sáng,... [3]

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

4.2 Triệu chứng glocom góc mở nguyên phát

4.2.1 Triệu chứng cơ năng

Các triệu chứng thường biểu hiện rất kín đáo trừ trường hợp có tổn thương nặng trên thị trường. Vì vậy người bệnh khó tự phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm, thường chỉ được phát hiện trong những hoàn cảnh tình cờ. Đa số người bệnh chỉ có cảm giác hơi căng tức mắt, mắt mờ khi làm việc bằng mắt nhiều, mắt mờ khi căng thẳng thần kinh hoặc lo lắng nhiều, đôi khi thấy có màn sương mỏng trước mắt vào buổi sáng.

4.2.2 Dấu hiệu thực thể

Thị lực: thường chỉ giảm ở giai đoạn muộn của bệnh. 

Thị trường: biến đổi tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh.

Nhãn áp có thể tăng cao. Tuy nhiên cần lưu ý có hình thái glôcôm nhãn áp không cao.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như giác mạc trong, tiềm phòng sâu, có thể mất phản xạ ánh sáng,...

5 Điều trị bệnh tăng nhãn áp

Mặc dù bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi, điều trị bệnh để ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng thêm, ngăn ngừa mù lòa. Phương pháp điều sẽ trị tùy thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp.

5.1 Điều trị bằng thuốc

Các chất đối kháng beta-adrenergic làm giảm sản xuất chất dịch nước trong nhãn cầu. Một vài trong số những thuốc này là Timolol (Timoptic), levobunolol (Betagan), carteolol (Ocupress), và metipranolol (Optipranolol).

Các chất tương tự Prostaglandin về cấu trúc hóa học (prostaglandin tăng dòng chảy (thoát nước) của dịch từ mắt). Các chất tương tự prostaglandin đã thay thế thuốc chẹn bêta như là thuốc giảm nhãn áp thường được kê đơn phổ biến nhất. Ví dụ về các loại thuốc này bao gồm latanoprost (Xalata ), Travoprost (Travata ),bimatoprost (Lumigan), và tafluprost (Zioptan).

Thuốc chủ vận Adrenergic là một loại thuốc nhỏ mắt hoạt động như adrenaline giảm sản xuất chất lỏng ở mắt và tăng dòng chảy (thoát nước). Chất chủ vận adrenergic phổ biến nhất là brimonidine (Alphagan), epinephrine, dipivefrin (Propine), và apraclonidine ( Iopidine ).

Thuốc điều trị tăng nhãn áp
Thuốc điều trị tăng nhãn áp

Các chất ức chế anhydrase carbonic hoạt động trong bệnh tăng nhãn áp bằng cách giảm sản xuất chất lỏng trong mắt. Hình thức nhỏ mắt của loại thuốc bao gồm dorzolamide ( Trusopt ) và Brinzolamide ( Azopt). Các dạng uống của nhóm này được sử dụng cho bệnh tăng nhãn áp bao gồm Acetazolamide ( Diamox ) và methazolamide ( Neptazane).

Chất thẩm thấu là một loại thuốc bổ sung được sử dụng để điều trị các dạng tăng nhãn áp đột ngột (cấp tính) , nơi áp lực mắt vẫn còn rất cao mặc dù đã dùng các phương pháp điều trị khác. Các loại thuốc này bao gồm isosorbide (Ismotic, uống) và mannitol ( Osmitrol, tĩnh mạch).

5.2 Phẫu thuật laser

Phẫu thuật bằng tia laser là phương pháp điều trị không cần dùng đến dao kéo. Tia laser từ máy phát laser được sử dụng chiếu vào vùng bè của giác mạc. Tạo ra lỗ nhỏ giúp thoát thủy dịch ở mắt, giúp điều trị tình trạng ứ dịch gây tăng áp lực trong nhãn cầu.

5.3 Phẫu thuật lọc

Phẫu thuật lọc có thể được áp dụng nếu thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật laser không có hiệu quả trong. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật tạo ra một lỗ thoát trong tròng trắng mắt bằng cách cắt bỏ một mảnh mô nhỏ. Nhờ đó cải thiện thoát dịch trong mắt, làm giảm nhãn áp. Bề mặt của lỗ hổng sau đó sẽ được che bằng kết mạc.

5.4 Cấy đường dẫn

Đây là thủ thuật sử dụng ống Silicon nhỏ chèn vào trong mắt để dẫn thoát dịch lỏng dư thừa. Sau khi bác sĩ thực hiện, người bệnh cần đeo băng mắt để bảo vệ mắt trong 24 giờ, đồng thời dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.

6 Phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp 

Đi khám mắt giãn thường xuyên. Kiểm tra mắt toàn diện thường xuyên có thể giúp phát hiện bệnh tăng nhãn áp trong giai đoạn đầu của nó, trước khi xảy ra tổn thương đáng kể. 

Biết tiền sử sức khỏe mắt của gia đình.

Tập thể dục một cách an toàn.

Đeo kính bảo vệ mắt. [4] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 23 tháng 10 năm 2020). Glaucoma, Mayo Clinic. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Whitney Seltman (Ngày đăng 08 tháng 12 năm 2020). Glaucoma, WebMD. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Kierstan Boyd  (Ngày đăng 22 tháng 9 năm 2021). What Is Glaucoma? Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment,  American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  4. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 23 tháng 10 năm 2020). Glaucoma, Mayo Clinic. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 4 Thích

    Sử dụng các thuốc giảm sản xuất dịch nhãn cầu bao lâu để điều trị tăng nhãn áp?


    Thích (4) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh tăng nhãn áp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh tăng nhãn áp: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    LT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (10)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633