1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc: nguyên nhân và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Tắc tĩnh mạch võng mạc là bệnh lý thường xuất hiện do rối loạn mạch máu võng mạc. Nguyên nhân chính gây nên bệnh thường do xuất hiện cục máu đông, bệnh làm suy yếu chức năng của võng mạc và ảnh hưởng lớn tới thị lực của người bệnh. 

1 Đại cương về bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Võng mạc là bộ phận ở mắt có vai trò chuyển thông tin ánh sáng nhìn thấy lên não. Tại võng mạc, có hệ thống tĩnh mạch võng mạc, bao gồm tĩnh mạch trung tâm võng mạc và tĩnh mạch võng mạc nhánh. 

Tắc tĩnh mạch võng mạc là bệnh lý mạch máu võng mạc do huyết khối làm ngưng trệ tuần hoàn, thường xảy ra ở tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Nếu tắc ở tĩnh mạch nửa võng mạc hoặc tắc ở nơi bắt chéo động – tĩnh mạch gọi là tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc. [1] 

Tắc tĩnh mạch võng mạc là bệnh tương đối phổ biến, những người có vấn đề về mạch máu thường có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Xu hướng của các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,... đang ngày càng gia tăng cũng làm tăng cao tỷ lệ mắc căn bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc. 

Hệ thống tĩnh mạch võng mạc
Hệ thống tĩnh mạch võng mạc

2 Nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch võng mạc

2.1  Các nguyên nhân toàn thân

Tăng huyết áp: là nguyên nhân thường gặp nhất.

Xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch,...

Tắc hay hẹp động mạch cảnh trong: do bẩm sinh hoặc do mảng xơ vữa động mạch gây nên.

Bệnh tiểu đường.

Rối loạn mỡ máu: tăng cholesterol và triglycerid. 

Bệnh lý ở thận. 

Các bệnh về máu: thiếu máu, bệnh lý hồng cầu, rối loạn globulin máu,...

Các bệnh lý mạch máu: viêm tĩnh mạch, viêm thành mạch mãn tính,...

2.2 Các nguyên nhân tại chỗ

Các bệnh tại mắt có thể gây nên tắc tĩnh mạch võng mạc là: 

Tăng áp lực hố mắt: gây áp lực làm giãn các tĩnh mạch võng mạc. 

Bệnh glocom mạn tính gây tăng nhãn áp

Viêm tổ chức hốc mắt mãn tính.

Tắc tĩnh mạch võng mạc 
Tắc tĩnh mạch võng mạc 

3 Triệu chứng bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Bệnh thường chỉ xảy ra ở một mắt, bên mắt bị bệnh có triệu chứng suy giảm thị lực, không đau nhức, không đỏ mắt.

Nếu tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc khi khám đáy mắt có các dấu hiệu sau: 

  • Mờ hoặc mất thị lực ở một phần hoặc toàn bộ mắt.
  • Điểm tối hoặc đường nổi trong tầm nhìn của bạn.
  • Đau và áp lực trong mắt. [2]
  • Tĩnh mạch bị giãn, to và ngoằn ngoèo.
  • Phù đĩa thị, phù võng mạc,...
  • Xuất huyết võng mạc.
  • Vết dạng bông (xuất tiết mềm) tập trung quanh đĩa thị.
  • Tắc tĩnh mạch nửa võng mạc hay tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc: các triệu chứng khu trú ở vùng võng mạc bị tắc. 
  • Bệnh có thể gây nên các biến chứng như tân mạch, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc.

3.2 Cận lâm sàng tắc tĩnh mạch võng mạc

Chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc.

OCT võng mạc (Optical Coherence Tomography): giúp đo chính xác được chiều dày võng mạc và thể tích hoàng điểm.

Điện võng mạc: có giá trị tiên lượng bệnh.

Siêu âm màu Doppler: đo tốc độ dòng chảy động – tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

Các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán các bệnh toàn thân như: sinh hóa máu, huyết học,...

Phân loại tắc tĩnh mạch võng mạc
Phân loại tắc tĩnh mạch võng mạc

4 Phân loại tắc tĩnh mạch võng mạc

4.1 Vị trí tắc trong giải phẫu

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc: tắc ở thân tĩnh mạch võng mạc.

Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc: vị trí tắc có thể ở nơi bắt chéo động tĩnh mạch võng mạc, tĩnh mạch thái dương trên, thái dương dưới,...

Tắc tĩnh mạch nửa võng mạc: tắc tĩnh mạch nửa võng mạc trên (bao gồm tĩnh mạch thái dương trên và mũi trên), tắc tĩnh mạch nửa võng mạc dưới (bao gồm tĩnh mạch thái dương dưới và mũi dưới).

4.2 Phân loại theo lâm sàng

Tắc tĩnh mạch võng mạc thể thiếu máu: triệu chứng điển hình đó là thị lực của bệnh nhân bị giảm đột ngột và trầm trọng, thị trường bị thu hẹp, người bệnh nhìn mờ, khó nhìn. 

Tắc tĩnh mạch võng mạc thể không thiếu máu: thị lực giảm vừa, hoặc có thể trầm trọng.

Tắc tĩnh mạch thể lành tính ở người trẻ: thường gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi, triệu chứng không điển hình như thị lực giảm ít, không biến đổi thị trường,...

5 Điều trị bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

5.1 Điều trị bằng thuốc

Để điều trị bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc, cần dùng đến các thuốc tiêu huyết khối, thuốc tiêu máu, chống thiếu máu. Bên cạnh đó cần điều trị ngừa biến chứng bệnh, và cần phẫu thuật khi cần thiết. 

Điều trị nguyên nhân gây ra bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu...

Tắc tĩnh mạch thể lành tính: triệu chứng không mấy điển hình, thị lực chỉ giảm ít, thường gặp ở người trẻ. Lúc này, chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc:

  • Thuốc tăng cường tuần hoàn.
  • Thuốc giảm phù nề.
  • Thuốc chống kết tụ tiểu cầu.
  • Thuốc tăng cường bền vững thành mạch máu.
  • Thuốc chống viêm.
  • Thuốc tiêu huyết khối.

Các thuốc trên được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân tùy trường hợp. 

Ngoài ra, cũng cần điều trị toàn thân: 

Điều trị nguyên nhân như: xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường,...

Điều trị các triệu chứng bệnh hoặc biến chứng bệnh. [3] 

5.2 Điều trị khác

Liệu pháp laser tiêu điểm: Phương pháp điều trị này cung cấp tia laser đến các khu vực bị sưng để giảm phù nề.

Liệu pháp quang đông võng mạc: Dùng khi bệnh nhân có sự hình thành mạch máu mới sau tắc tĩnh mạch võng mạc. [4]

Điều trị tắc tĩnh mạch võng mạc
Điều trị tắc tĩnh mạch võng mạc

6 Phòng bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Để phòng ngừa bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc, cần phòng ngừa các nguy cơ gây ra bệnh như: 

Hạn chế rượu bia, thuốc lá: đây là nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, làm tăng xuất hiện huyết khối. 

Không nên ăn các đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, càng làm cho mỡ máu tăng cao. Người bị bệnh béo phì là người có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. 

Điều trị kịp thời các bệnh như xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận,...

Ăn các thực phẩm tốt cho mỡ máu, tim mạch. 

Sử dụng các thực phẩm bổ sung sức khỏe giúp hoạt huyết, tăng lưu thông mạch máu, ví dụ Ginkgo Biloba (Bạch Quả),... 

Trên đây là bài viết về bệnh lý tắc tĩnh mạch võng mạc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh cũng như cách để phòng bệnh này. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  M Rehak, P Wiedemann. Retinal vein thrombosis: pathogenesis and management, Pubmed. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Sharon Liao (Ngày đăng 15 tháng 9 năm 2021). What Is Retinal Vein Occlusion?, WebMD. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Jason Hsu (Ngày đăng 6 tháng 9 năm 2021). Retinal Vein Occlusion, EyeWiki. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Chuyên gia của Cleveland Clinic (Ngày đăng 17 tháng 07 năm 2019). Retinal Vein Occlusion (RVO), Cleveland Clinic. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Những thuốc tiêu huyết khối nào có thể dùng chữa bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc: nguyên nhân và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc: nguyên nhân và cách điều trị
    ML
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633