Bệnh sùi mào gà: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Sùi mào gà là bệnh phụ khoa rất dễ lây truyền qua đường tình dục có tác nhân gây bệnh chính là virus HPV. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh này qua bài viết dưới đây!
1 Sùi mào gà là bệnh gì?
Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục có tác nhân gây bệnh là virus human papilloma (HPV). Bệnh này có biểu hiện đặc trưng bởi các nốt u nhú giống như mào gà đứng riêng lẻ hoặc tập hợp thành từng đám trên bộ phận sinh dục vùng miệng lưỡi và hậu môn. [1]

Bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính Tuy nhiên thường gặp nhất là ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (20-45 tuổi). Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, làm tăng khả năng mắc một số bệnh phụ khoa khác.
2 Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Virus HPV là tác nhân trực tiếp gây bệnh, có cấu trúc gồm một vỏ protein bao ở ngoài cái quanh phân tử ADN kép đối xứng ảnh hình khối.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 100 chủng virus HPV. Tuy nhiên loại thường gây ra mụn cóc sinh học chủ yếu là HPV 6 và HPV 11.
HPV khi xâm nhập vào các tế bào biểu bì có thể tồn tại rất lâu câu từ 2 đến 9 tháng mà không hề biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Do đó bệnh rất dễ bị lây lan khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.
3 Sùi mào gà lây truyền qua đường nào?
Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh sùi mào gà là lây truyền qua đường tình dục. Khi quan hệ tình dục nhiều luồng, không sử dụng bao Cao Su, quan hệ bằng miệng hoặc đường hậu môn,... rất dễ bị lây truyền bệnh.
Ngoài ra bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con: nếu người mẹ bị mắc bệnh sùi mào gà thì sẽ lây cho người con trong quá trình sinh nở.
Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc gián tiếp với các dịch nhầy, máu chứa virus gây bệnh,... Tuy nhiên trường hợp này thường ít gặp.

Nếu người có thể trạng khỏe mạnh thì thời gian phát bệnh sẽ lâu hơn và cơ thể có thể tự đào thải tiêu diệt virus. Tuy nhiên với những người sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ nhanh chóng phát và dễ dàng bị tái nhiễm hơn.
4 Triệu chứng bệnh sùi mào gà
4.1 Triệu chứng lâm sàng
Mụn cóc sinh dục phát triển trên da và niêm mạc ở vùng sinh dục hoặc hậu môn, cụ thể:
- Ở nam giới trên dương vật, bìu và hậu môn.
- Ở phụ nữ ở âm hộ, bề mặt bên trong của âm đạo, cổ tử cung và hậu môn. [2]
Các nốt nhỏ màu hồng nhạt hoặc trắng mềm, xòe rộng giống mào gà hoặc súp lơ, không đau, không ngứa, và có thể tập trung thành đám.
Có thể bị tổn thương ở vùng bán niêm mạc, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, tinh hoàn, hậu môn, miệng, họng,...
Sùi mào gà khổng lồ ồ thường có kích thước lớn, ồ có thể chiếm cả vùng hậu môn sinh dục, có mùi hôi. Thường là do virus HPV 11 hoặc 16 gây nên.
Các tổn thương ở niêm mạc họng, hầu thường gặp ở trẻ sơ sinh bị lây từ mẹ sang con hoặc những người có quan hệ tình dục bằng miệng.
4.2 Cận lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng không điển hình cần phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh:
Mô bệnh học cho hình ảnh ảnh tăng sừng, tăng gai và có u nhú.
Xét nghiệm PCR để xác định loại HPV gây bệnh (độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 98-100%).
Soi cổ tử cung để phát hiện những tổn thương nếu có.
5 Điều trị bệnh sùi mào gà
Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà được chia thành hai loại chính là điều trị nội khoa bằng thuốc và điều trị bằng can thiệp ngoại khoa.Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. [3]
5.1 Điều trị nội khoa
5.1.1 Các loại thuốc bôi tại chỗ
Acid Trichloracetic 33%: làm đông vón protein, gây hoại tử tế bào sừng. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây đau và loét do bôi quá nhiều thuốc.
Podophyllotoxine 0,5% hoặc podophyllin 25%: thuốc dạng dung dịch keo có tác dụng chống phân bào. Bôi thuốc trong thời gian 3 ngày mỗi ngày 2 lần sau đó ngừng thuốc 4 ngày. Nếu vẫn còn thương tổn thì tiếp tục điều trị như trên. Thời gian dùng thuốc tối đa là 5 tuần. Lưu ý thuốc có thể gây kích ứng ở da và niêm mạc do đó cần cẩn trọng khi sử dụng, phải rửa thật sạch tay sau khi sau khi bôi thuốc. Thuốc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, do đó nếu đang mang thai thì không nên dùng.
Nitrat bạc 10%: thuốc này được nghiên cứu là có tác dụng bạt sừng.
5- aminolevulinic acid: bôi thuốc lên vùng bị tổn thương sau đó chiếu tia UV sẽ có tác dụng tiêu diệt tế bào chứa virus.
Kem Imiquimod 5%: thuốc có tác dụng kích thích miễn dịch virus. Bôi thuốc ngày 2 lần trong 6 đến 12 tuần.
.jpg)
5.1.2 Các loại thuốc toàn thân
Interferon alpha-2a: công dụng chính là ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào. Đồng thời kích hoạt động của các đại thực bào đến và tiêu diệt virus. Sử dụng thuốc bằng cách tiêm trong thương tổn. tuy nhiên khi ngừng thuốc thì bệnh dễ tái phát.
Cimetidine: thuốc có tác dụng kích thích miễn dịch tăng khả năng đại thực bào và diệt virus. Liều dùng khuyến cáo là uống trong 24 ngày với liều 20-40mg/kg.
Levamisole: thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc bôi khác. Liều dùng khuyến cáo là mỗi lần 1mg/kg, 1 tuần uống 2 lần liên tục trong 3-6 tháng.
Sulfat kẽm: liều sử dụng mỗi ngày là 10mg/kg. Tối đa là 600mg/ngày.
5.2 Điều trị bằng thủ thuật
5.2.1 Phẫu thuật bằng Laser
Loại được sử dụng nhiều nhất là laser CO2 có bước sóng 10600 nm. Lịch chiếu tia laser nước ở ở quanh tế bào nhanh chóng hấp thu năng lượng và chuyển sang trạng thái hơi, các tế bào bị phá vỡ và làm làm tiêu biến toàn bộ tổ chức các u nhú.
Loại laser màu có bước sóng 585nm cũng được sử dụng trong điều trị các hạt cơm. Loại này có tác dụng tắc mạch máu, cắt nguồn nuôi dưỡng các tế bào chứa virus. Tuy nhiên nó ít được sử dụng hơn vì có đắt tiền
5.2.2 Liệu pháp áp lạnh
Liệu pháp lệnh với nitơ lỏng: dùng nitơ ở nhiệt độ -196 độ C gây bỏng lạnh để làm bong các mụn sùi. Phương pháp này chữa khỏi đến 70% bệnh và không để lại sẹo tự nhiên có thể gây đau và sưng.
5.2.3 Dùng dao mổ điện
Cho dòng điện cao tần đốt nóng các mụn sùi. Tuy nhiên vùng da sau khi đốt khó phục hồi và dễ để lại sẹo.
5.2.4 Phẫu thuật cắt bỏ thương tổn
Pháp được áp dụng khi những thương tổn trên bộ phận sinh dục có kích thước lớn. Phẫu thuật cắt bỏ cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân. Thủ pháp này thường sẽ gây đau và mất nhiều thời gian hồi phục.
6 Tiến triển và biến chứng
Bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị từ sớm thì các thương tổn sẽ sẽ tăng dần. Đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc những người có hệ miễn dịch kém thì bệnh phát triển rất nhanh, là nguyên nhân ung thư cổ tử cung. [4]
Người mẹ mang thai bị sùi mào gà mà không điều trị bệnh có thể lý lây truyền cho con.
Sùi mào gà làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, chứng loạn sản.
Trong trường hợp sùi mào gà khổng lồ thậm chí có thể dẫn đến ung thư tế bào vảy và tử vong.
7 Cách phòng bệnh sùi mào gà
Để phòng bệnh sùi mào gà hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn đời duy nhất.
Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học.
Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
Có thể tiêm vắc xin phòng HPV để dự phòng bệnh hiệu quả. Tiêm phòng HPV được khuyến cáo ở tuổi 11 hoặc 12 (hoặc có thể bắt đầu từ 9 tuổi) và cho tất cả mọi người đến 26 tuổi. [5]

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh sùi mào gà. Hãy chủ động phòng tránh và đi khám để được tư vấn điều trị bệnh sớm nhất.
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên viên NHS Inform (Ngày đăng 18 tháng 11 năm 2021). Genital warts, NHS Inform. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021
- ^ Yvette Brazier (Ngày đăng 12 tháng 8 năm 2020). What to know about genital warts, medical News Today. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021
- ^ Mayo Clinic (Ngày đăng 20 tháng 11 năm 2019). Genital warts, Mayo Clinic. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021
- ^ Rachel Nall (Ngày đăng 21 tháng 1 năm 2020). Genital Warts, Healthline. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021
- ^ CDC (Ngày đăng 19 tháng 1 năm 2021). Genital HPV Infection - Fact Sheet, CDC. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021