1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Trungtamthuoc.com - Khi phát sởi, trên khắp cơ thể của trẻ nổi lên các nốt ban hồng, nhẵn, khi ấn vào biến mất tức thời. Các nốt này sẽ mọc theo thứ tự ở sau tai trước, sau đó lan sang hai bên má, rồi từ cổ, ngực xuống chi trên, sau lưng, chi dưới. Bệnh sởi có thể tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy cơ gây tử vong ở trẻ.

1 Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh cấp tính gây ra bởi virus thuộc họ Paramyxoviridae, loài virus này có thể lây lan từ người sang người bằng đường hô hấp. Bệnh sởi có thể tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy cơ gây tử vong ở trẻ.

2 Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ em

Để nhận biết bệnh sởi ta dựa vào các biểu hiện virus sởi gây ra trên trẻ và các xét nghiệm. Đồng thời phải căn cứ ở khu vực đó có nhiều trẻ mắc sởi hay bé chưa được tiêm phòng hoặc có tiếp xúc với trẻ mắc sởi không?

2.1 Các biểu hiện của bệnh sởi

Khi bị nhiễm virus sởi trẻ sẽ có biểu hiện sốt từ nhẹ đến cao.

Đồng thời, lúc này hầu hết trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng trên đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, ho, viêm mắt, chảy nước mắt. Song song với các triệu chứng này, trên niêm mạc má của trẻ sẽ có các hạt Koplik, các hạt này sẽ mất nhanh sau 12 đến 18 giờ.

Trẻ bị sởi có các nốt ban nổi theo thứ tự.
Trẻ bị sởi có các nốt ban nổi theo thứ tự.

Không những thế, trên khắp cơ thể của trẻ nổi lên các nốt ban hồng, nhẵn, khi ấn vào biến mất tức thời. Các nốt này sẽ mọc theo thứ tự ở sau tai trước, sau đó lan sang hai bên má, rồi từ cổ, ngực xuống chi trên, sau lưng, chi dưới. Sau khi đã lan khắp người, các nốt ban này sẽ từ từ mất đi theo thứ tự như lúc mọc và để lại các vết thâm do mụn trên da.

Ngoài các triệu chứng trên, ở trẻ còn có thể bị tiêu chảy do viêm đường hô hấp, và phát ban đường ruột.

Những trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, hay trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh lý kèm theo các triệu chứng sẽ biểu hiện nặng hơn.[1]

2.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh sởi

Tìm kháng thể IgM đặc hiệu: Ở những trẻ bị nhiễm virus sởi, sau khi phát ban 4 ngày sẽ cho kết quả kháng thể dương tính.

Xét nghiệm máu, dịch mũi, họng và kết mạc mắt để tìm virus sởi.

2.3 Các bệnh cần phân biệt với bệnh sởi

Cần phân biệt sởi với một số bệnh khác.
Cần phân biệt sởi với một số bệnh khác.

Có một số bệnh đều có dạng phát ban toàn thân như sởi khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn với sởi như:

  • Bệnh Rubella: Ở bệnh này thì các nốt phát ban trên da trẻ sẽ không theo một thứ tự nhất định, ít khi có viêm long đường hô hấp như sởi. Đồng thời trong bệnh Rubella trẻ thường thấy có hạch cổ.
  • Bệnh gây ra bởi Enterovirus: Ở đây thì các nốt ban trên da cũng không có trình tự, chứng thường là các nốt phỏng và trẻ rất hay bị rối loạn tiêu hóa.
  • Bệnh Kawasaki: Những trẻ mắc bệnh thường sốt cao khó giảm, môi lưỡi đỏ, các nốt phát ban mọc linh tinh và trẻ có thể thấy hạch ở cổ.

Đồng thời, cũng cần phân biệt bệnh sởi với phát ban gây ra bởi virus khác hay nổi ban do dị ứng.

3 Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh sởi hoàn toàn có thể chữa được, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng sẽ gây ra những biến chứng khác như nhiễm khuẩn da, mô mềm, hay niêm mạc miệng nếu như trẻ không được vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh sởi có thể gây ra biến chứng trên não, phổi như: Viêm phổi, viêm thanh quản, viêm não, màng não… Hoặc các biến chứng viêm tai giữa, viêm giác mạc dẫn đến mù lòa..

Hoặc do nổi ban đường ruột trong sởi khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, thiếu chất dinh dưỡng làm suy nhược cơ thể...[2]

4 Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Trong điều trị bệnh sởi ở trẻ, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng, phòng các bội nhiễm có thể xảy ra. Đồng thời cần lưu ý, không được dùng Corticoid cho trẻ nếu chưa loại trừ bệnh sởi.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp
Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp

4.1 Điều trị triệu chứng của bệnh sởi

Trước tiên, do khi nhiễm sởi trẻ sẽ có các biểu hiện trên da, niêm mạc nên trẻ cần được vệ sinh da, mắt, khoang miệng và họng. Nhưng lưu ý là không được dùng chế phẩm có chứa Corticoid. Đồng thời, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bị sởi để nâng cao sức đề kháng.

Nếu trẻ có sốt thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol theo liều hướng dẫn phù hợp cho trẻ để hạ sốt.

Cung cấp nước và điện giải cho trẻ qua đường uống, nếu trẻ nôn nhiều và có nguy cơ mất nước - điện giải thì mới dùng đường truyền tĩnh mạch.

Cho trẻ sử dụng Vitamin A trong 2 ngày phù hợp với lứa tuổi như sau: Các bé dưới 6 tháng tuổi uống mỗi ngày 50000đv, các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi dùng liều gấp đôi lên, còn các bé từ trên 12 tháng trở lên thì uống 20000 đv. Nếu trẻ còn có biểu hiện của thiếu hụt vitamin A thì dùng nhắc lại với liều như trên sau từ 4 đến 6 tuần.[3]

Nếu có biến chứng khác thì cho trẻ đến bệnh viện để điều trị các biến chứng theo phác đồ phù hợp.

4.2 Phòng bệnh sởi cho trẻ em

Hiện nay bệnh sởi đã có vacxin phòng bệnh, cha mẹ cần cho bé tiêm chủng theo đúng lịch và hướng dẫn của cán bộ y tế. Theo dự án tiêm chủng quốc gia mở rộng, lúc trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi vacxin sởi đơn - đây là mũi đầu tiên. Sau đó khi trẻ 18 tháng tuổi, cho trẻ tiêm mũi thứ 2 là vacxin phối hợp sởi và Rubella.

Tiêm phòng sởi cho trẻ theo hướng dẫn.
Tiêm phòng sởi cho trẻ theo hướng dẫn.

Nếu trẻ bị sởi, cha mẹ cần cho bé cách ly tại nhà, hoặc cách ly tại cơ sở y tế, do bệnh lây qua đường hô hấp.

Tích cực cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát trùng dành cho mũi họng. Đồng thời phải luôn giữ ấm cơ thể, đủ năng lượng để nâng cao sức đề kháng.

Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà trẻ bị phơi nhiễm hay tiếp xúc với người bị bệnh, thì tiêm bắp sớm trong vòng 3 đến 6 ngày sau đó cho trẻ bằng Immune Globulin (IG). Tiêm cho trẻ dung dịch IG với liều 0,25ml/kg, 1 vị trí tiêm không được vượt quá 3ml, tăng liều lên 2 lần với trẻ suy giảm miễn dịch.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh sởi ở trẻ em. Hy vọng sẽ giúp cho các cha mẹ trong quá trình điều trị và phòng bệnh cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: nhân viên phòng khám Mayo (Ngày đăng: Ngày 21 tháng 4 năm 2020). Measles, Mayo Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 5 tháng 11 năm 2020). Complications of Measles, CDC. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Karen Gill, MD (Ngày đăng: ngày 21 tháng 8 năm 2019). Everything You Need to Know About the Measles, Healthline. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 6 Thích

    Có những cách nào nâng cao sức miễn dịch cho trẻ để tránh bệnh sơi?


    Thích (6) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh sởi ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh sởi ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần lưu ý
    TM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (8)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633