1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Bệnh sán dây lợn: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sán dây lợn: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sán dây lợn: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Hiện tại, Việt Nam tỷ lệ nhiễm sán dây lợn khá lớn do nguyên nhân chủ quan, đặc biệt tỷ lệ này nhiễm rất cao ở vùng núi. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu bệnh nhiễm sán dây lợn qua bài viết sau. 

1 Bệnh sán dây lợn là gì?

Bệnh sán dây lợn là một loại bệnh lý do kí sinh trùng gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa khi con người ăn phải thức ăn có mang ấu trùng sán.

Bệnh được chia thành hai loại đó là ấu trùng sán dây lợn và sán trưởng thành. Con người vừa là vật chủ chính, vừa là vật chủ phụ của sán dây lợn. [1] 

Hình ảnh sán dây lợn trưởng thành
Hình ảnh sán dây lợn trưởng thành

Theo ước tính, thế giới có khoảng 2,5 triệu người bị mắc sán dây lợn. Tỉ lệ mắc bệnh ở từng vùng địa lý có sự khác nhau do thói quen ăn uống khác nhau.

Hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 55 tỉnh thành có trường hợp mắc bệnh này. Tỷ lệ nhiễm sán dây lợn ở vùng đồng bằng là từ 0,5-2% trong khi miền núi và trung du lên tới 3,8-6%.

2 Con đường lây nhiễm sán dây lợn

Người mắc bệnh sán dây lợn thường là do ăn các loại đồ ăn có nhiễm ấu trùng trong đất, nước,... hoặc thịt động vật còn sống.

Hệ thống xử lý phân và nước thải kém cũng khiến nguồn bệnh lây lan ra môi trường bám vào các loại thực vật, giáp xác, cá,... Khi động vật ăn phải các loại rau cỏ này, các ấu trùng sán sẽ tồn tại trong cơ thể chúng. Khi ăn thịt các loại động vật này mà không được nấu chín kĩ để giết chết các ấu trùng sán, chúng sẽ xâm nhập và phát triển thành sán trưởng thành.

Phổ biến nhất là ở những nơi người dân có tập tục ăn thịt lợn không nấu chín kĩ, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt.

Ấu trùng sán heo chết ở dưới -2 độC hoắc trên 45-50oC. Ở 0 độ C đến âm 20 độ C nó sống được gần 2 tháng, ngâm trong nước muối bão hòa sống được 22 ngày. Nếu muốn sử dụng thịt heo sống, phải bảo quản thịt ở nhiệt độ -10oC trong 4 ngày. 

3 Cơ chế hoạt động sán dây lợn

Người là vật chủ chính của sán dây lợn khi ăn phải thịt lợn có chứa ấu trùng sán (lợn gạo). Khi người ăn thịt lợn gạo chưa nấu chín, các ấu trùng sán này thoát ra khỏi nang bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 67-72 ngày. Sán trưởng thành kí sinh trong ruột non và phát triển bằng cách nảy trồi. Chiều dài của chúng có thể tới 12m và thời gian kí sinh trong cơ thể người lên tới 10-20 năm.

Người là vật chủ phụ của sán dây lợn khi ăn phải trứng sán dây lợn bám trên các loại rau quả sống không được rửa sạch và nấu kĩ hay nước uống không được đun sôi. Khi trứng sán đi vào đường tiêu hóa sẽ nở ra ấu trùng sán, chúng xuyên qua thành ruột đi vào hệ thống tuần hoàn và di chuyển khắp cơ thể, cuối cùng  trú ngụ tại các tổ chức liên kết. Tại đây chúng không phát triển thành sán trưởng thành mà biến thành các nang ấu trùng. Người mang nang ấu trùng sán dây lợn được gọi là người gạo.

Người cũng có thể vừa là vật chủ chính và vật chủ phụ trong trường hợp người đó có sán trưởng thành kí sinh trong ruột non. Vì một lý do nào đó (say xe,...) người bệnh nôn ói khiến các đốt sán già ở ruột non di chuyển ngược lên dạ dày theo nhu động ruột. Tại đây các đốt sán mang trứng sán sẽ được giải phóng, nở thành ấu trùng và xâm nhập vào các tạng như khi trứng sán được đưa vào từ nguồn thực phẩm bên ngoài. [2] 

Con đường lây nhiễm sán dây lợn
Con đường lây nhiễm sán dây lợn

4 Triệu chứng nhiễm sán dây lợn

4.1 Bệnh sán dây lợn trưởng thành

Bệnh sán dây lợn trưởng thành thông thường không có biểu hiện hoặc chỉ rất nhẹ nên rất khó phát hiện.

Một số biểu hiện lâm sàng có thể gặp là: đau bụng ở vùng thượng vị, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa hoặc suy nhược thần kinh.

Trường hợp có nhiều sán và nhiễm sán lâu năm có thể nhìn thấy đốt sán bám trên phân là những đoạn nhỏ, dẹt màu trắng ngà. Đôi khi chúng tự bò ra ngoài hậu môn.

4.2 Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Các nang ấu trùng sán có thể tìm thấy ở bất kì đâu nào trong cơ thể vật chủ. Biểu hiện lâm sàng nặng hay nhẹ thùy thuộc vào số lượng và vị trí nang ấu trùng trong cơ thể người bệnh. Ví dụ như:

Tại não: động kinh, liệt, rối loạn ý thức,  nhức đầu dữ dội,...

Tại mắt: tăng nhãn áp, giảm thị lực, chảy nước mắt, mù,…

Cơ vân: thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực với triệu chứng máy, giật cơ, đau đầu mãn tính,...

Cơ tim: tim đập nhanh, tiếng tim biến đổi, khó thở, ngất xỉu,… 

Người bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn
Người bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn

5 Chẩn đoán xác định bệnh

Từ các dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán xác định bệnh cần căn cứ vào các xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

5.1 Phát hiện sán trưởng thành

Tìm thấy kháng nguyên trong phân bằng kỹ thuật ELISA.

Trong phân có các đốt sán.

Soi phân tìm đốt sán hoặc trứng sán (ít khi thấy trứng).

5.2 Phát hiện bệnh ấu trùng sán dây lợn

Sinh thiết các nang sán dưới da tìm ấu trùng sán.

Chụp cắt lớp vi tính não tìm các hình ảnh đặc hiệu: nốt dịch có chấm mờ, đường kính 3-5mm rải rác dạng vôi hóa.

Áp dụng kĩ thuật ELISA phát hiện kháng thể và kháng nguyên ấu trùng sán dây lợn.

Nếu ấu trùng kí sinh ở mắt thì nên soi đáy mắt để xác định.

Xét nghiệm máu có thể có bạch cầu ái toan tăng.

Cần chẩn đoán phân biệt bệnh sán dây lợn với một số bệnh khác cũng do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,… 

Đặc biệt lưu ý khi bệnh nhân mắc ấu trùng sán heo ở hệ thần kinh cần phân biệt với viêm não, màng não (do amip, vi khuẩn), u tế bào hình sao, u sọ hầu, lap màng não,....

6 Điều trị bệnh sán dây lợn

6.1 Nguyên tắc điều trị

Điều trị sớm ngay khi phát hiện có đốt sán ra theo phân để tránh những biến chứng.

Không nên điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam vì dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn nên thực hiện ở bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi và kịp thời cấp cứu nếu có bất thường.

Thuốc điều trị thường dùng là praziquantel, niclosamide và albendazole.

6.2 Phác đồ điều trị cụ thể

6.2.1 Điều trị bệnh sán dây lợn trưởng thành

Dùng liều duy nhất Praziquantel 15-20mg/kg

Liều duy nhất niclosamide liều 2 gam cho người lớn

Có thể lặp lại liều trong vòng 7 ngày nếu cần thiết.

6.2.2 Điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn

Dùng  Praziquantel 30mg/kg mỗi ngày trong 15 ngày/đợt, uống 2-3 đợt cách nhau 10-20 ngày.

Dùng một liều Praziquantel 15-20mg/kg vào ngày đầu. Những ngày sau dùng Albendazole 15mg/kg mỗi ngày trong 30 ngày, cách 20 ngày lại dùng tiếp một đợt như vậy. (2-3 đợt)

Các lưu ý khi dùng niclosamide trên trẻ nhỏ:

Cần cho liều theo cân nặng cơ thể và được chỉ định bởi bác sĩ.

Trẻ cân nặng 11-34kg: Uống 1 liều 1g duy nhất, có thể lặp lại trong vòng 7 ngày nếu cần thiết.

Trẻ cân nặng trên 34kg: Uống liều 1,5g duy nhất, có thể lặp lại trong vòng 7 ngày nếu cần thiết.

7 Các biện pháp phòng tránh bệnh sán dây lợn

Để chủ động phòng tránh bệnh cần thực thi và giải quyết các vấn đề sau:

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân về phòng chống bệnh cho cộng đồng.

Quản lý chặt chẽ về vệ sinh ở các lò mổ heo.

Không ăn thịt lợn gạo
Không ăn thịt lợn gạo

Yêu cầu người dân sử dụng nhà cầu hợp vệ sinh, không nuôi thả lợn bừa bãi. Đặc biệt là ở những vùng có tỉ lệ người nhiễm sán dây lợn cao.

Người dân chủ động phòng bệnh bằng cách vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,...

Trong ăn uống cần chú ý không ăn thịt heo chưa nấu chín kĩ, không ăn rau sống, uống nước lã,...

Phát hiện và điều trị sớm cho người mắc bệnh. Xử trí các đốt sán trong phân của người bệnh. [3]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ CDC (Ngày đăng 22 tháng 9 năm 2020). Parasites - Cysticercosis, CDC. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  2. ^   Chelsea Marie, William A. Petri (Ngày cập nhật tháng 12 năm 2021). Taenia Solium (Pork Tapeworm) Infection and Cysticercosis, MSD Manuals. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Steven Doerr, MD và Charles Patrick Davis (Ngày đăng 1 tháng 12 năm 2021). Cysticercosis (Pork Tapeworm Infection), Medicine Net. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phân biệt bệnh do ấu trùng sán heo ở hệ thần kinh và viêm màng não do amip như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh sán dây lợn: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh sán dây lợn: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
    TA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633