1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh quai bị: Nguyên nhân, các thể bệnh lâm sàng, phương pháp điều trị và phòng tránh

Bệnh quai bị: Nguyên nhân, các thể bệnh lâm sàng, phương pháp điều trị và phòng tránh

Bệnh quai bị: Nguyên nhân, các thể bệnh lâm sàng, phương pháp điều trị và phòng tránh

Trungtamthuoc.com - Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus gây quai bị. Người bệnh quai bị từ khi nhiễm virus có thời gian ủ bệnh dao động từ 7 đến 21 ngày. Các cá nhân dễ lây nhất từ ​​1 đến 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu về bệnh này nhé.

1 Quai bị là gì? Tác nhân gây bệnh?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm gây nhiễm trùng quai bị thường có biểu hiện đau đầu, sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, sau đó là dấu hiệu kinh điển của bệnh, viêm mũi. Người bệnh thường thường tự khỏi hoàn toàn. Phần lớn các trường hợp quai bị được tìm thấy vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Những người bị suy giảm miễn dịch, thiếu tiêm phòng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Với việc thực hiện tiêm phòng rộng rãi, tỷ lệ mắc quai bị trong dân số đã giảm đáng kể.[1]

Nguyên nhân của bệnh do virus Mumps thuộc chủng Rubulavirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có đặc điểm tồn tại ở ngoài môi trường khá lâu, từ 30-60 ngày trong nhiệt độ phòng. nhiệt độ sâu từ -25 đến -70 độ C có thể sống 1-2 năm. Virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 56 độ C. Dưới tia tử ngoại và chất khử trùng diệt khuẩn chứa clo thường dùng ở bệnh viện cũng diệt được chủng này.

2 Đặc điểm dịch tễ học

Bệnh quai bị phân bố toàn cầu, tỷ lệ mắc ở các khu vực khí hậu mát, lạnh, khu dân cư đông đúc thường cao hơn. Tại Việt Nam, bệnh quai bị thường gặp tại các tỉnh miền Bắc và Tây nguyên với tỷ lệ 10-40 người/100000 dân. Việc tiêm vacxin dự phòng chưa cao, nên bệnh không giảm đi trong những năm gần đây. trường hợp chết do quai bị chiếm phần trăm rất thấp nhưng các biến chứng nặng như viêm não, viêm tinh hoàn khá phổ biến.

Bệnh xảy ra quanh năm, tăng vào mùa thu-đông khi khí hậu khô-hanh làm vi khuẩn phân tán tốt hơn.

Đối tượng hay mắc là trẻ nhỏ, đi học mẫu giáo, nhà trẻ. Do sinh hoạt chung, vệ sinh không tốt bệnh thường lây lan rất nhanh ở nhóm này. Người lớn thì ít hơn và tản phát với tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới.

3 Sinh lý bệnh quai bị

Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus gây quai bị. Người bệnh quai bị từ khi nhiễm virus có thời gian ủ bệnh dao động từ 7 đến 21 ngày. Các cá nhân dễ lây nhất từ ​​1 đến 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.[2] Sự sao chép chính xảy ra ở biểu mô niêm mạc đường dẫn khí trên. Nhiễm các tế bào đơn nhân trong các hạch bạch huyết ở đó qua máu rồi viêm hệ thống các tuyến bao gồm: Nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến vú và hệ thần kinh trung ương.

Người bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày.
Người bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày.

4 Cách chẩn đoán bệnh

Biểu hiện lâm sàng của bệnh quai bị khá rõ ràng, nên rất dễ trong chẩn đoán bệnh như:

  • Sốt
  • Viêm sưng tuyến mang tai
  • Có thể viêm các tuyến khác như tinh hoàn, màng não, buồng trứng

Biểu hiện cận lâm sàng

  • Công thức máu: tốc độ lắng máu bình thường, bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ, lympho tăng
  • Amylase máu: thời gian đầu tăng nhẹ sau có viêm tuỵ thì tăng cao
  • Lipase máu: tăng nếu có biến chứng viêm tuỵ
  • Dịch não tuỷ: số lượng bạch cầu tăng nhẹ, chỉ số đạm, đường bình thường khi có viêm màng não 

Một số phương pháp xét nghiệm khi biểu hiện không rõ ràng và có dịch tễ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị. 

  • Xét nghiệm kháng thể: IgM, IgG . kháng thể IgM xuất hiện sớm khi mắc quai bị, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm nếu chưa từng tiêm chủng, Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn khi cơ thể đã có khả năng miễn dịch với quai bị.
  • Các xét nghiệm như nuôi cấy virus, vật liệu di truyền của virus, bổ thể CI, trung hoà hoại tử NT, ELISA,...cũng được sử dụng trong chẩn đoán

5 Các thể lâm sàng và điều trị bệnh quai bị

5.1 Viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang tai là thể bệnh lâm sàng cấp tính gặp nhiều nhất ở những người bệnh quai bị.

Lúc này người bệnh quai bị có biểu hiện sốt đến 38°C - 39°C hoặc hơn, cùng với đó người bệnh đau đầu, mệt mỏi, đau xương khớp, ăn ngủ kém.

Trong đó, triệu chứng xuất hiện đầu tiên là đau, bệnh nhân đau quanh ống tai ngoài, rồi lan tỏa xung quanh khiến khó nói, khó nuốt và há miệng. Có 3 điểm đau thường gặp nhất trong viêm tuyến nước bọt mang tai gồm khớp thái dương hàm, mỏm chũm, hạch dưới hàm.

Người bệnh quai bị có biểu hiện trên tuyến mang tai như sưng to cả ra vùng trước tai, mỏm chũm, và dưới hàm gây mất rãnh dưới hàm. Ở một số bệnh nhân có biểu hiện vành tai bị đẩy ra ngoài và lên trên do sưng, đôi khi khuôn mặt bị biến dạng. Ở những vùng da bị sưng lên có màu bình thường, da căng bóng, không bị nóng đỏ và có đàn hồi.

Bệnh nhân thường bị sưng ở hai bên tuyến mang tai, một bên có thể sưng muộn hơn bên còn lại từ vài giờ đến vài ngày.

Những người bệnh này có lỗ sténon sưng nề, đỏ tấy nhưng khi ấn không có mủ.

Những trường hợp người bệnh này cần cách li ít nhất là 2 tuần, hạn chế đi lại khi còn sốt và sưng tuyến nước bọt trong tuần đầu tiên.

Người bệnh có thể chườm nóng hàm, có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ, thuốc giảm đau và súc miệng nước muối 0,9%, Acid Boric 5% sau ăn. Bệnh nhân quai bị viêm tuyến nước bọt mang tai cần thực hiện chế độ ăn nhẹ và thức ăn lỏng hơn ở vài ngày đầu.

Trường hợp viêm quai bị có sốt quá cao có thể hạ sốt bằng Paracetamol.

Quai bị là gì?
Người bệnh quai bị thể viêm tuyến nước bọt mang tai là phổ biến nhất.

5.2 Quai bị thể viêm tinh hoàn

Thể lâm sàng này hay ở trẻ đến tuổi dậy thì, có khoảng 20% - 30% người bệnh quai bị là người lớn. Rất hiếm khi thấy trẻ dưới 2 tuổi và người hơn 50 tuổi bị quai bị.

Đôi khi, người bệnh quai bị viêm tinh hoàn đơn lẻ không cùng với viêm tuyến mang tai.

Thông thường, biểu hiệ viêm tinh hoàn gặp sau sưng tuyến mang tai từ 5 đến 10 ngày. Khi đó, người bệnh tái sốt, rét run, đau đầu, nôn, đau bên tinh hoàn sắp bị sưng, sau đó tinh hoàn đau nhức, bìu đỏ, sưng hơn bình thường 3 -4 lần. Một số trường hợp người bệnh quai bị có viêm tinh hoàn, mào tình cũng bị sưng to lên. Hầu hết bệnh nhân quai bị này chỉ sưng ở một bên tinh hoàn, một số sưng cả 2 bên.

Người bệnh quai bị viêm tinh hoàn thường hết sốt sau 4 - 5 ngày nhưng tinh hoàn sẽ sưng lâu hơn, không xuất hiện mủ. Và thường, tinh hoàn sẽ hết sưng sau khoảng 2 tuần, để biết được tinh hoàn có bị teo hay không thường phải mất 2 tháng sau đó.[3]

Những người bệnh quai bị, mà teo một bên tinh hoàn thì không sao nhưng nếu teo cả hai bên thì có nguy cơ bị vô sinh. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi đến khi tinh hoàn không còn sưng nữa, không hoạt động mạnh từ 3 đến 6 tháng.

Đồng thời người bệnh nên mặc quần nhỏ chặt để giữ tinh hoàn, kết hợp chườm nóng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc dùng corticoid để chống viêm và giảm đau trong viêm tinh hoàn do quai bị.

5.3 Viêm màng não ở bệnh nhân quai bị

Viêm màng não thường thấy ở 10% đến 35% bệnh nhân quai bị, đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh xảy ra riêng lẻ hoặc sau viêm tuyến mang tai 3 đến 10 ngày.

Người bệnh quai bị có viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật, cứng cổ, dương tính dấu Kernig.

Khi chọc dò dịch não tuỷ ở những bệnh nhân này có thấy biểu hiện viêm màng não nước ở tăng lympho bào, tăng protein dịch não tuỷ...

5.4 Viêm não với người bệnh quai bị

Thể lâm sàng này ít khi gặp hơn so với viêm màng  não (0,5%), có thể xảy ra đồng thời hoặc sau viêm tuyến mang tai khoảng 2-3 tuần.

Biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân này gồm sốt cao, nhức đầu, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn hành vi, cấm khẩu, một số liệt khu trú. Người bệnh có thể tự phục hồi dần dần, hiếm khi để lại biến chứng vĩnh viễn.

Khi làm xét nghiệm dịch não tuỷ trong viêm não quai bị thấy  trong, tăng áp lực tăng nhưng thành phần không thay đổi.

Nếu người bệnh bị tăng áp lực nội so nhiều thì chọc dò tuỷ sống lấy dịch não tuỷ để giảm bớt áp lực, tuy nhiên mỗi lần lấy không được vượt 15ml.

Quai bị được điều trị và dự phòng như thế nào?
Quai bị được điều trị và dự phòng như thế nào?

Người bệnh quai bị viêm não - màng nào cần truyền dung dịch Glucose 30% hay dung dịch ưu trương khác, truyền Manitol 20%. Cùng với đó, họ có thể được dùng Corticoid đường tĩnh mạch để giảm đau chống viêm.

Không những thế, những bệnh nhân quai bị có viêm não - màng não cần tiến hành biện pháp trợ tim mạch, cân bằng nước điện giải khi cần. Kiểm soát nhiễm khuẩn ở những người bệnh này là điều rất cần thiết, tránh biến chứng nguy hiểm do quai bị.

5.5 Bệnh quai bị thể viêm tụy cấp

Thể bệnh này ít gặp hơn, đã phần là thể ẩn, thường thấy qua những biến đổi sinh hóa khi làm xét nghiệm. Thể bệnh này thường gặp vào tuần thứ 2 sau khi biểu hiện viêm tuyến mang tai đã giảm dần. Lúc này, người bệnh bị sốt tái phát, đau thượng vị cấp, nôn, rối loạn tiêu hóa...

Thường vào ngày thứ 3 của bệnh khi xét nghiệm amylase huyết thanh và nước tiểu thấy tăng cao và trờ về bình thường sau khoảng 2 tuần. Bệnh thường tự khỏi hoàn toàn, ít khi có biến chứng nguy hiểm.

Cần phân biệt quai bị với viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn, tắc ống dẫn dẫn tuyến do sỏi, bệnh virus khác, viêm tinh hoàn, viêm não - màng não...

Với những bệnh nhân quai bị có viêm tụy cấp có thể chườm nóng thượng vị, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, khi cần có thể sử dụng thuốc giảm đau.

6 Phương pháp phòng bệnh quai bị

Do bệnh quai bị có thể lây truyền rất nhanh, do đó chúng ta không được tiếp xúc người bệnh từ 14 đến 21 ngày, kể từ khi phát bệnh.

Biện pháp dự phòng tốt nhất là tiêm vacxin quai bị. Các tổ chức y tế trên thế giới đều khuyến khích tiêm vacxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. ngày nay, thường phối hợp sởi, rubella, và quai bị trong 1 chế phẩm. Các đối tượng như trẻ em và phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm nếu mắc phải.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống, rửa tay thường xuyên, súc họng bằng nước muối. 

Đối với trẻ nhỏ, nên vệ sinh đồ chơi của trẻ, cho trẻ ở nhà khi khu vực có người bệnh. Đeo khẩu trang khi đến nơi có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tuyên truyền giáo dục về bệnh và biến chứng nguy hiểm tới sinh sản nếu không được điều trị đúng cách để mọi người chủ động đi tiêm vacxin

Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị
Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị

Nếu phụ nữ mang thai vô tình tiếp xúc với người bệnh quai bị cần cho dùng sớm bằng globulin miễn dịch phòng quai bị để tiêm bắp với liều 3 - 4mL

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thể bệnh, điều trị và dự phòng quai bị, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Patrick Davison, Jason Morris (Ngày đăng: ngày 13 tháng 8 năm 2021). Mumps, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Germaine L Defendi, MD (Ngày đăng: ngày 17 tháng 1 năm 2019). Mumps, Medscape. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Debra Rose Wilson, Ph.D (Ngày đăng: ngày 28 tháng 9 năm 2018). Mumps: Prevention, Symptoms, and Treatment, Healthline. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 5 Thích

    Liều dùng khi tiêm vắc xin phòng tránh bệnh quai bị như nào?


    Thích (5) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh quai bị: Nguyên nhân, các thể bệnh lâm sàng, phương pháp điều trị và phòng tránh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh quai bị: Nguyên nhân, các thể bệnh lâm sàng, phương pháp điều trị và phòng tránh
    TC
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (6)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595