1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Điều trị bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh

Trungtamthuoc.com - Bệnh thiếu oxy thiếu máu cục bộ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là biến chứng trên não, thần kinh. Vậy cần điều trị bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ sơ sinh như thế nào?

1 Thiếu oxy thiếu máu cục bộ là gì?

Bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ, là hiện tượng thiếu lưu lượng máu hay trao đổi khí đến từ thai nhi ở trước, trong hoặc sau khi sinh. Người ta còn gọi là bệnh ngạt chu sinh.

Trẻ có thể bị thiếu oxy nghiêm trọng dẫn đến di chứng toàn thân và hệ thần kinh.

2 Nguyên nhân gây thiếu oxy thiếu máu não cục bộ

Phần lớn các trường hợp này là do sự rối loạn huyết động của mẹ trong một số bệnh tim mạch như: Cao huyết áp, hạ huyết áp, bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý tim phổi…

Hay do trong thời kỳ mang thai có các bất thường về nhau thai và dây rốn như: Đứt nhau thai hay xơ hóa, thắt dây rốn, chèn ép, sa dây rốn... Hoặc cũng có thể do thai nhi bị mắc bệnh thiếu máu, nhiễm trùng hay bệnh lý tim mạch khác...

Không những thế, nếu trong lúc sinh mẹ gặp phải tình trạng đẻ khó, bánh nhau bong sớm, đờ tử cung, biến chứng của dùng thuốc cũng gây ngạt chu sinh.[1]

Phần lớn nguyên nhân là do sự rối loạn huyết động của mẹ
Phần lớn nguyên nhân là do sự rối loạn huyết động của mẹ

3 Dấu hiệu của bệnh thiếu oxy thiếu máu cục bộ

Tùy theo mức độ ngạt mà người ta chia bệnh thành 3 mức độ tăng dẫn là ngạt nhẹ, ngạt trung bình và nặng. Mỗi mức độ, trẻ sẽ có biểu hiện không giống ngay.

Với thể bệnh ngạt nhẹ trẻ thì trương lực cơ của trẻ co thể tăng lên và phản xạ gân sâu có thể nhanh hơn trong vài ngày đầu tiên. Đồng thời, trẻ còn có những bất thường về hành vi như: kém ăn, dễ cáu gắt, khóc nhiều hay buồn ngủ. Thông thường, những trường hợp này đều có thể giải quyết trong vòng 24 giờ.

Nếu trẻ bị ngạt ở mức trung bình thì trẻ thường thờ ơ, bị hạ huyết áp và giảm phản xạ gân sâu. Đồng thời, các phản xạ nắm, mút có thể chậm chạp hoặc không còn. Lúc này, trẻ sơ sinh còn có thể trải qua thời gian ngừng thở ngắt quãng, trong vòng 24 giờ đầu có thể xuất hiện động kinh. Ở mức độ này thì trẻ có thể hồi phục hoàn toàn trong 1 đến 2 tuần và kết quả kéo dài hơn.

Trẻ bị ngạt nặng thì các cơn động kinh xuất hiện, nghiêm trọng, nhiều hơn sau 24 - 48 giờ khởi phát, và tương quan với giai đoạn chấn thương tái tưới máu. Khi chấn thương tăng lên, các cơn co giật sẽ giảm dần và điện não đồ cũng đẳng điện. Lúc này điển hình nhất là hiện tượng choáng váng, hôn mê, hạ huyết áp và rối loạn nhịp tim. Đồng thời, hơi thở của trẻ không đều, thường cần thở máy, rối loạn chuyển động mắt và không có các phản xạ sơ sinh.

Nếu trẻ không được điều trị, đánh giá các triệu chứng thần kinh thì trẻ có thể bị liệt tứ chi, động kinh, chậm phát triển...

4 Điều trị bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ

Trước tiên, trong quá trình mang thai người mẹ cần được đi khám định kỳ, theo dõi tim thai và xem xem thai nhi có gì bất thường không?

Tiếp theo, đến quá trình sinh nở, nếu có biến cố gì bất thường cần cấp cứu kịp thời, cả kể là mổ lấy thai khi cần thiết.

Cuối cùng đó là điều trị cho bé sau khi được sinh ra như dưới đây.

Thiếu oxy thiếu máu cục bộ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Thiếu oxy thiếu máu cục bộ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Đa số trẻ sơ sinh bị bệnh não do thiếu oxy nghiêm trọng cần được hỗ trợ thở máy trong vài ngày đầu sau sinh. Nhờ đó, để duy trì khí máu, kiểm soát toan - kiềm và ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy, tăng oxy máu, tăng hoặc giảm quá mức CO2 máu. Nếu hạ CO2 nghiêm trọng có thể làm giảm tưới máu não nghiêm trọng và nhiễm kiềm và ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Do đó, cần duy trì để PaCO2 trong giới hạn cho phép từ 45 đến 55 mmHg, PaO2 dưới 80 mmHG và SpO2 dưới 95%. Nếu FiO2 tăng trong 6 giờ đầu đời là có thể gây ảnh hưởng nghiêm trong đến não mà cần được điều trị bằng liệu pháp hạ thân nhiệt.

Hạ thân nhiệt nhẹ (khoảng 3 đến 4°C dưới nhiệt độ cơ bản) được áp dụng không quá 6 giờ đầu chấn thương ở trẻ trong trường hợp này, giúp bảo vệ thần kinh. Cơ chế của nó là làm giảm tốc độ trao đổi chất và suy giảm năng lượng, giảm các kích thích và sự thay đổi trong dòng ion và  tính thấm của mạch máu.

Tránh để trẻ tăng thân nhiệt vì nguy cơ tử vong, biến chứng tăng 3,6 đến 4 lần khi nhiệt độ cao nhất của da hoặc thực quản tăng 1°C.

Cần đảm bảo tưới máu não và tưới máu tổ chức, không để tăng hay hạ huyết áp, và không làm tăng độ nhớt của máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng huyết áp trung bình từ 35 đến 40 mmHg là cần thiết để tránh giảm tưới máu não. Trong những trường hợp này bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng Dopamin hay Dobutamin đạt được cung lượng tim đầy đủ.

Đảm bảo duy trì các quá trình chuyển hóa bình thường của trẻ. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, lượng nước tiểu mà kiểm soát được chất lỏng vào cơ thể trẻ sao cho hợp lý. Vấn đề này phải dựa trên kết quả nghiên cứu điện giải huyết thanh và chức năng thận. Trong một số trường hợp cần giảm truyền dịch do có nguy cơ gây hoại tử ống thận cấp tính và hội chứng bài tiết hormon chống bài niệu rối loạn. Không những vậy, kiểm soát dịch truyền còn để tránh biến chứng phù não ở trẻ.

Thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào?
Thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào?

Đồng thời, phải đảm bảo duy trì được cân bằng nội môi và Glucose. Tránh để trẻ bị hạ đường huyết hay tăng đường huyết vì những điều này có thể làm tổn thương não, đặc biệt là hạ đường huyết.

Tiếp theo, cần kiểm soát tốt co giật ở trẻ vì bệnh não do thiếu oxy - thiếu máu cục bộ là nguyên nhân phổ biến nhất gây co giật trong thời kỳ sơ sinh. Động kinh có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể như duy trì thông khí, thở oxy và huyết áp. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy các cơn động kinh, góp phần gây chấn thương não và làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh sau này ở trẻ.

Thuốc chống động kinh được sử dụng trong những trường hợp trẻ này như: Phenobarbital, Phenytoin và các loại thuốc Benzodiazepin.

  • Phenobarbital để tiêm tĩnh chậm cho trẻ trong 15 phút với liều 20mg/kg. Nếu sau 30 phút mà trẻ còn co giật thì tiêm tĩnh mạch chậm 15 phút lần 2 với liều 10mg/kg. Tổng liều không được vượt quá 40mg/kg. Đến 24 giờ sau cho trẻ dùng với liều duy trì từ 3 đến 5 mg/kg mỗi ngày. Trong quá trình điều trị phải đảm bảo barbital máu trong khoảng từ 15 đến 40 mg/l, và căn cứ vào EEG và triệu chứng của trẻ để ngừng.
  • Nếu trẻ không có đáp ứng sau khi dùng liều cao Phenobarbital thì dùng Phenytoin. Phenytoin được dùng để truyền tĩnh mạch trong 20 phút với liều 20mg/kg, rồi giảm xuống liều duy trì là 5mg/kg mỗi ngày
  • Với  Benzodiazepines, cũng cho trẻ tiêm tĩnh mạch với liều từ 0,05 đến 0,1 mg/kg.
  • Có thể cho trẻ dùng thuốc co giật kéo dài từ 1-6 tháng hoặc hơn nếu trẻ có bằng chứng cho thấy nguy cơ tái phát co giật sau này.[2]
Điều trị các rối loạn nếu có của trẻ sơ sinh bị thiếu oxy thiếu máu cục bộ.
Điều trị các rối loạn nếu có của trẻ sơ sinh bị thiếu oxy thiếu máu cục bộ.

Ngoài ra, nếu trẻ có rối loạn chức năng tim, thận, dạ dày - ruột, hay rối loạn chức năng đông máu thì phải điều trị theo hướng dẫn.

Trong trường hợp tụ máu vùng sọ sau, dẫn lưu phẫu thuật để cứu sống trẻ nếu không có bệnh lý kèm theo.

Hy vọng, qua bài viết này, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ, để nhận biết và phát hiện sớm, điều trị kịp thời cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Santina A Zanelli, MD (Ngày đăng: ngày 18 tháng 7 năm 2018). Hypoxic-Ischemic Encephalopathy, Medscape. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Kimberly A. Allen , MSN, RN và Debra H. Brandon (Ngày đăng: ngày 1 tháng 9 năm 2011). Hypoxic Ischemic Encephalopathy: Pathophysiology and Experimental Treatments, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633