1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh lỵ amip: nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh lỵ amip: nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh lỵ amip: nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh lỵ amip là bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Entamoeba histolytica. Bệnh thường gặp nhất ở những người sống ở các nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh kém. [1]

1 Lỵ amip là gì?

Bệnh lỵ amip là do ký sinh trùng đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. [2]  [3] Bệnh amip có thể không có triệu chứng hoặc các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc tiêu chảy ra máu. Các biến chứng nặng có thể bao gồm viêm và thủng, dẫn đến viêm phúc mạc. Những người bị ảnh hưởng có thể bị thiếu máu.

E-histolytica có thể lây lan qua sự xâm nhập của kén amip. Các kén nhiễm trùng có thể có trong thực phẩm và nước bị ô nhiễm, lây truyền qua đường phân - miệng.

2 Nguồn bệnh và đường lây

Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip là do Entamoeba histolytica, chúng có 2 thể là thể hoạt động và kén. Tùy theo điều kiện sống, amip lỵ có thể chuyển dịch giữa thể hoạt động và thể kén. 

Bệnh lỵ amip là do Entamoeba histolytica với thể hoạt động và kén

Các vi trùng này được lây truyền từ người này sang người khác qua ăn uống, nhiễm kén amip từ thực phẩm, tay mang mầm bệnh.

E histolytica có thể sống trong ruột già (ruột kết) mà không gây tổn thương ruột. Trong một số trường hợp, nó xâm nhập vào thành đại tràng, gây viêm đại tràng , kiết lỵ cấp tính hoặc tiêu chảy kéo dài (mãn tính). Nhiễm trùng cũng có thể lây lan qua đường máu đến gan. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể lây lan đến phổi, não hoặc các cơ quan khác. [4]

3 Lâm sàng bệnh lỵ a míp cấp tính

Thời gian ủ bệnh của người nhiễm lỵ amip từ 1-2 tuần, thậm chí vài tháng.

Bệnh khởi phát từ từ, đôi khi cấp tính với biểu hiện mệt, chán ăn, đau bụng, hiếm khi sốt, người bệnh cảm thấy sức khỏe bình thường.

Ở giai đoạn toàn phát người bệnh nhiễm lỵ amip có các biểu hiện đặc trưng sau:

Đau quặn bụng, đau âm ỉ dọc khung đại tràng, có những lúc cảm thấy đau quặn. Người bệnh thường bị đau bên hố chậu phải, mỗi khi đau quặn thường có cảm giác muốn đi đại tiện, đi xong thoải mái nhưng nhanh tái lại.

Người bệnh có cảm giác mót rặn, đi tiêu rất nhiều lần trong ngày có khi đến chục lần và đi không hết phân. Đa phần mỗi lần rặn, bệnh nhân đi đại tiện phân có nhầy, máu, nhưng cũng có những lần không ra phân. Đây là triệu chứng đặc trưng của những người bệnh lỵ do amip.

Vài ngày đầu phân đi có thể chất lỏng, sệt, ít nhầy, ít máu, nhưng rồi đa phần là nhầy, máu. Nhầy trong phân ở người nhiễm lỵ amip như Nhựa chuối, không có máu, dính bô.

Bệnh nhân lỵ amip thường không bị mất nước và điện giảim nếu điều trị đúng cách thường sau 7 - 10 ngày sẽ khỏi.

4 Lỵ amip mạn tính có biểu hiện như thế nào?

Lỵ a mip mạn tính là hậu quả do khi bị lỵ amip cấp tính nhưng không điều trị hoặc điều trị không đúng. Lúc này, người bệnh thường có triệu chứng tương tự như lỵ amip cấp nhưng diễn biến kéo dài, thường xuyên tái phát. Do đó, ở những bệnh nhân này thường kèm theo hội chứng suy mòn.

Người bệnh lỵ amip có biểu hiện như thế nào?

4.1 Biến chứng lỵ amip

Người bệnh lỵ amip có thể gặp biến chứng cực kỳ nguy hiểm là viêm phúc mạc do thủng ruột, dễ nhầm lẫn với thủng ruột thừa.

Biến chứng thường gặp khác trong lỵ amip là chảy máu ruột.

Tuy rằng hiếm khi xảy ra nhưng người bệnh lỵ amip có thể gặp biến chứng u amip đại tràng, polyp đại tràng hay u tuyến, sa niêm mạc trực tràng và viêm ruột thừa.

5 Bệnh lỵ amip được chẩn đoán như thế nào?

5.1 Chẩn đoán xác định

Người bệnh mắc hội chứng lỵ, có tình trạng đại tiện giả, không bị sốt.

Khi đi ngoài phân có nhầy máu riêng lẻ màu trong, không kèm máu, dính bô.

Khi soi đại tràng ở những bệnh nhân này niêm mạc ít xung huyết, nhiều nhầy trong, ổ loét như cúc áo, lác đác xuất hiện trên niêm mạc.

Để xác định amip lỵ hay thể hoạt động của nó cần soi tươi phân, xét nghiệm ELISA, PCR và nuôi cấy.

5.2 Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt bệnh lỵ amip cấp với bệnh có biểu hiện tương tự như lỵ trực khuẩn, ung thư đại tràng, ruột kích thích, áp xe túi cùng Douglas

6 Phác đồ điều trị bệnh lỵ amip

6.1 Nguyên tắc điều trị

Quan trọng trong điều trị lỵ amip là tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh.

Đồng thời, bệnh nhân lỵ amip cần điều trị giảm đau, nhiễm khuẩn mắc kèm và khắc phục biến chứng xảy ra

6.2 Điều trị diệt a míp lỵ

Để tiêu diệt amip lỵ thể hoạt động và thể kén trong mô người bệnh được dùng thuốc như metronidazol, Tinidazole, Secnidazole hoặc flagentyl.

Nếu người bệnh nhiễm amip thể hoạt động thì dùng emetin dehydro, tiêm bắp theo hướng dẫn. Sau khi ngừng emetin, người bệnh phải tiếp tục điều trị đủ bằng metronidazol. Ngoài ra còn một số thuốc khác như 4 amino quinolin, amodiaquine nhưng ít được sử dụng.

Thuốc điều trị amip trong lòng ruột dùng nhiều nhất hiện nay gồm intetrix hoặc chiniofon. Hoặc người bệnh có thể dùng thuốc diloxanide furoate các oxyquinolein như diodohydroquin hoặc emetin dehydro.

Điều trị bệnh lỵ amip như thế nào?

6.3 Điều trị giảm đau và điều trị nhiễm khuẩn phối hợp

Bệnh nhân lỵ amip mà đau nặng có thể dùng thuốc giảm đau, băng se niêm mạc hoặc giãn cơ trơn như atropin, Papaverin, smecta liều cho trẻ em và người lớn khác nhau.

Nếu lỵ amip có nhiễm khuẩn mắc kèm dùng kháng sinh co-trimoxazol, Neomycin...

6.4 Điều trị các biến chứng và phòng bệnh

Cần xử lý phẫu thuật nếu có viêm ruột thừa, thủng đại tràng ở người bệnh lỵ amip.

Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu đại tràng cho dùng  transamin mỗi ngày từ 750-2000mg.

Người dân cần được giáo dục về an toàn vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước chín, rửa tay xà phòng trước khi ăn để phòng ngừa lỵ amip.

Đồng thời đảm bảo nguồn nước ăn và sinh hoạt được xử lý tốt nguồn nước uống và nước thải tránh ô nhiễm.

Chăm sóc người bệnh lỵ amip? Bệnh nhân bị lỵ amip phải điều trị bằng thuốc đặc hiệu, và xử  lý đồ dùng sinh hoạt đúng hướng dẫn.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc biết được cách điều trị và dự phòng bệnh lỵ amip hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, What Is Amebiasis?, WebMD. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Hassam Zulfiqar; George Mathew; Shawn Horrall, Amebiasis, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Saidin S, Othman N, Noordin R. Update on laboratory diagnosis of amoebiasis. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Amebiasis, Medlineplus. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    sử dụng thuốc giảm đau nào trong lỵ amip?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lỵ amip: nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lỵ amip: nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
    VH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595