1. Trang chủ
  2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  3. Bệnh lậu uống kháng sinh có khỏi không? Phác đồ điều trị lậu mới nhất của Bộ Y tế

Bệnh lậu uống kháng sinh có khỏi không? Phác đồ điều trị lậu mới nhất của Bộ Y tế

Bệnh lậu uống kháng sinh có khỏi không? Phác đồ điều trị lậu mới nhất của Bộ Y tế

Trungtamthuoc.com - Lậu là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Điều trị sớm và đúng phác đồ giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, hạn chế tình trạng tái phát cho người bệnh. Vậy, các thuốc điều trị lậu tốt nhân hiện nay là các loại thuốc nào? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc điều trị lậu theo phác đồ của Bộ Y tế

1 Lậu là bệnh gì?

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi song cầu khuẩn Gram âm tên là Neisseria gonorrhoeae.

Bên cạnh đó, lậu có thể kèm theo một số một số tác nhân khác như:

  • Trùng roi.
  • Mycoplasma.
  • Chlamydia trachomatis.
  • Ureaplasma.

2 Yếu tố nguy cơ mắc bệnh lậu

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Nhiều đối tác tình dục.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân đặc biệt là đồ chơi tình dục với người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.

3 Thuốc trị lậu tại nhà tốt nhất hiện nay

Lậu ở nam giới có triệu chứng nhưng ở nữ giới thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Các thuốc điều trị bệnh lậu ở nam và nữ giới bao gồm:

3.1 Thuốc uống trị lậu Cefixim

3.1.1 Cơ chế tác dụng

Cefixim là một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ ba. Thuốc có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn, phổ tác dụng rộng.  Cefixim có hoạt tính đối với nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm.

Cơ chế tác dụng của Cefixim là ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn thông qua việc gắn với các protein đích.

Cefixim có tác dụng đối với Neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn lậu cầu).

3.1.2 Liều dùng - Cách dùng

Điều trị lậu không phức tạp gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae, bao gồm cả những chủng tiết beta-lactamase cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có cận nặng trên 50kg: 400mg Cefixim, uống liều duy nhất. Có thể phối hợp thêm kháng sinh khác nếu đồng nhiễm với Chlamydia.

3.1.3 Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa bao gồm: Đau bụng, phân nát, khô miệng, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn.
  • Đau đầu, choáng váng, xuất hiện cơn động kinh.
  • Phản ứng dị ứng: Mẩn ngứa, nổi mày đay.

3.1.4 Chế phẩm trên thị trường

Suprax, Infilong, Cefixim 400-US, Cefixim 400-CGP,....

Cefixim 400-CGP
cefixim 400 cgp 1 D1776 130x130Xem tất cả ảnh
Cefixim 400-CGP

110.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ
Số đăng kýVD-16223-12
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmaa616

Chế phẩm trên thị trường chứa Cefixim
Chế phẩm trên thị trường chứa Cefixim

3.2 Thuốc kháng sinh chữa lậu Ceftriaxone

3.2.1 Cơ chế tác dụng

Ceftriaxone là một kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin bán tổng hợp thuộc thế hệ thứ ba. Nhờ thời gian bán hủy dài nên Ceftriaxone được chỉ định sử dụng một lần mỗi ngày theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp. Ceftriaxone có phổ hoạt động rộng chống lại vi khuẩn hiếu khí gram dương và gram âm và một số vi khuẩn kỵ khí.

Cơ chế diệt khuẩn của Ceftriaxone là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftriaxone có tác dụng với đa số chủng vi khuẩn lậu cầu sinh hoặc không sinh penicilinase khi tiến hành nghiên cứu trên in vitro.

3.2.2 Liều dùng - Cách dùng

Liều dùng điều trị lậu cầu đối với người lớn: 250mg, tiêm bắp liều duy nhất. Có thể phối hợp thêm kháng sinh khác nếu đồng nhiễm với Chlamydia.

Điều trị lậu mắt ở trẻ sơ sinh: 50mg/kg cân nặng (tối đa 150mg), tiêm bắp liều duy nhất.

3.2.3 Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Phân nát, tiêu chảy.
  • Phản ứng ngoài da: Dị ứng, mẩn ngứa.
  • Giảm tiểu cầu.
  • Tăng enzym gan.

3.2.4 Chế phẩm trên thị trường

Rocephin, Ceftriaxone Panpharma 1g, Tercef 1g,....

Tercef 1g
tercef1g2 G2761 130x130Xem tất cả ảnh
Tercef 1g

200.000Còn hàng

Công ty đăng kýActavis International Ltd.
Số đăng kýVN-17628-14
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 5 lọ x 30ml
Mã sản phẩmaa554

 Ceftriaxone Panpharma 1g
ceftriaxone panpharma 1g 1 E1867 130x130Xem tất cả ảnh
Ceftriaxone Panpharma 1g

1.050.000Còn hàng

Công ty đăng kýVipharco
Số đăng kýVN-14834-12
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 25 lọ
Mã sản phẩmaa4721

Thuốc kháng sinh chữa lậu Ceftriaxone
Thuốc kháng sinh chữa lậu Ceftriaxone

3.3 Spectinomycin

3.3.1 Cơ chế tác dụng

Spectinomycin là kháng sinh thuộc nhóm aminocyclitol. Spectinomycin có phổ kháng khuẩn rộng, được coi là kháng sinh có hiệu quả cao và được chỉ định cho các trường hợp lậu không biến chứng.

Spectinomycin được coi là biện pháp điều trị lậu trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các biện pháp hoặc phác đồ điều trị khác.

Spectinomycin cũng được coi là kháng sinh ưu tiên trong trường hợp điều trị bệnh lậu ở những nơi phổ biến các chủng Neisseria gonorrhoeae sản xuất penicillinase. Spectinomycin không có hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh lậu họng ở miệng nhưng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân dị ứng penicillin với bệnh lậu lan tỏa.

3.3.2 Liều dùng - Cách dùng

Điều trị lậu không biến chứng: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 2g.

Điều trị nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa: Tiêm bắp 2g, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

3.3.3 Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm:

Phản ứng thường gặp nhất là đau tại chỗ tiêm. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số phản ứng khác như chóng mặt, buồn nôn, mày đay,...

3.3.4 Chế phẩm trên thị trường

Trobicin, Spectimed, Speclif,...

Spectimed
spectimed 1 E2507 130x130Xem tất cả ảnh
Spectimed

110.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH sản xuất Dược phẩm Medlac Pharma Italy
Số đăng kýVD-18571-13
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp chứa 1 lọ và 1 ống dung môi
Mã sản phẩmhm2001

Chế phẩm trên thị trường chứa Spectinomycin
Chế phẩm trên thị trường chứa Spectinomycin

3.4 Gentamicin

3.4.1 Cơ chế tác dụng

Gentamicin là một loại kháng sinh aminoglycosid được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng gram âm. Gentamicin không có hiệu quả đối với vi khuẩn kỵ khí. Điều này là do các kháng sinh nhóm aminoglycosid đi qua màng vi khuẩn Gram âm theo cơ thể vận chuyển tích cực phụ thuộc vào sự có mặt của oxy.

Cơ chế tác dụng: Ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.

Gentamicin được sử dụng để điều trị lậu cầu trong trường hợp thất bại khi áp dụng theo phác đồ thông thường.

3.4.2 Liều dùng - Cách dùng

Điều trị lậu cầu ở người lớn: 240 mg, tiêm bắp liều duy nhất.

3.4.3 Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm: Suy giảm chức năng thận (do đó cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có chức năng thận kém). Bên cạnh đó, một số phản ứng phụ ít gặp có thể kể đến như rối loạn dịch thể, dị ứng, phát ban,...

3.4.4 Chế phẩm trên thị trường

Sifagen, Gentamicin 80mg HDPHARMA,...

Sifagen
thuoc sifagen 80 mg 1 N5506 130x130Xem tất cả ảnh
Sifagen

30.000Còn hàng

Công ty đăng kýChina National Pharmaceutical Foreign Trade Corporation (SinoPharm)
Dạng bào chếDung dịch tiêm
Quy cách đóng góiHộp 10 ống x 2ml
Mã sản phẩmaa7979

Gentamicin 80mg HDPHARMA
gentamicin 1 U8320 130x130Xem tất cả ảnh
Gentamicin 80mg HDPHARMA

35.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương
Số đăng kýVD-25858-16
Dạng bào chếDung dịch
Quy cách đóng góiHộp 10 ống x 2ml
Mã sản phẩmaa2673

Chế phẩm trên thị trường chứa Gentamicin
Chế phẩm trên thị trường chứa Gentamicin

3.5 Azithromycin

Ngoài các thuốc trên, bệnh nhân còn được chỉ định sử dụng Azithromycin trong trường hợp mắc bệnh lậu kèm theo tác nhân là Chlamydia.

3.5.1 Cơ chế tác dụng

Azithromycin là một loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng để điều trị và kiểm soát các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Azithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid có tác dụng kìm khuẩn mạnh và diệt khuẩn yếu, tuy nhiên, khi sử dụng liều cao thuốc có tác dụng diệt một số vi khuẩn nhất định.

Azithromycin có tác dụng đối với Chlamydia.

3.5.2 Liều dùng - Cách dùng

Nhiễm lậu cầu đồng nhiễm Chlamydia: Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.

3.5.3 Tác dụng phụ

Azithromycin có thể qua nhau thai nhưng chưa có báo cáo ghi nhận về những dị tật trên thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cho đối tượng này, vẫn cần cân nhắc và có những biện pháp theo dõi chặt chẽ.

Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Hệ thần kinh: Đau đầu.

3.5.4 Chế phẩm trên thị trường

Thuốc Azithromycin 500Mg DHG, Thuốc AziBiotic 500, Zitromax 500mg,...

Azithromycin 500 DHG
thuoc azithromycin 500dhg 1 E1488 130x130Xem tất cả ảnh
Azithromycin 500 DHG

180.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Số đăng kýVD-26006-16
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmHM7303

Azibiotic 500
azibiotic5006 A0588 130x130Xem tất cả ảnh
Azibiotic 500

100.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần Liên doanh Dược phẩm Medipharco-Tenamyd
Số đăng kýVD-20976-14
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 3 viên
Mã sản phẩmhm1490

Zitromax 500mg (Hộp 3 viên)
zitromax500mg C1246 130x130Xem tất cả ảnh
Zitromax 500mg (Hộp 3 viên)

285.000Còn hàng

Công ty đăng kýPfizer (Thailand) Ltd.
Số đăng kýVN-20845-17
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 3 viên
Mã sản phẩmhm1494

Chế phẩm chứa Azithromycin
Chế phẩm chứa Azithromycin

4 Phác đồ điều trị lậu mới nhất của Bộ Y tế

4.1 Nguyên tắc điều trị

Điều trị cần đáp ứng được các tiêu chí bao gồm: Điều trị sớm, đúng phác đồ điều trị, việc điều trị lậu cần điều trị cho cả bạn tình, điều trị đồng thời Chlamydia.

Người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị, bao gồm:

  • Không quan hệ tình dục.
  • Hạn chế thức khuya.
  • Không làm việc quá sức.
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Không làm các thủ thuật ở đường tiết niệu trong suốt thời gian điều trị.

4.2 Phác đồ điều trị nhiễm lậu ở vùng sinh dục, hậu môn trực tràng

Ưu tiên sử dụng kháng sinh đồ, trong trường hợp không có kháng sinh đồ thì dựa lựa chọn một trong số các phác đồ sau:

Thuốc

Liều dùng - Cách dùng

Ceftriaxone 250mg

250mg, tiêm bắp liều duy nhất

Spectinomycin 2g

2g, tiêm bắp liều duy nhất

Cefixim 400mg

400mg, uống liều duy nhất

Trường hợp bệnh nhân đồng nhiễm với Chlamydia thì cần sử dụng thêm Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.

Đối với phụ nữ có thai: Có thể sử dụng phác đồ này nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ để hạn chế những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra.

4.3 Phác đồ điều trị lậu ở hầu họng

Ưu tiên sử dụng kháng sinh đồ, trong trường hợp không có kháng sinh đồ thì dựa lựa chọn một trong số các phác đồ sau:

Thuốc

Liều dùng - Cách dùng

Ceftriaxone 250mg

250mg, tiêm bắp liều duy nhất

Cefixim 400mg

400mg, uống liều duy nhất

Trường hợp bệnh nhân đồng nhiễm với Chlamydia thì cần sử dụng thêm Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.

Đối với phụ nữ có thai: Có thể sử dụng phác đồ này nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ để hạn chế những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra.

4.4 Trường hợp thất bại điều trị

Thất bại điều trị có thể nhầm lẫn với tái nhiễm. Do đó, cần phải xác định cụ thể, việc điều trị được coi là thất bại khi có một trong số các tiêu chuẩn sau:

  • Người bệnh không quan hệ tình dục nhưng các triệu chứng sau 3-5 ngày vẫn không giảm.
  • Khi tiến hành nuôi cấy vi khuẩn hoặc thực hiện PCR vẫn cho kết quả dương tính (≥ 3 ngày đối với nuôi cấy hoặc ≥ 7 ngày đối với PCR) mặc dùng người bệnh không quan hệ tình dục.
  • Sau khi nuôi cấy cho kết quả dương tính, khi thực hiện kháng sinh đồ vi khuẩn giảm nhạy cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin kể cả người bệnh có quan hệ tình dục hay không.

Trường hợp thất bại điều trị nhưng không theo một trong số phác đồ trên thì có thể điều trị lại theo một trong số các phác đồ đã được đề cập trước đó. Đối với trường hợp thất bại điều trị khi sử dụng một trong số các phác đồ trên, cần tiến hành sử dụng một trong các phác đồ sau:

Thuốc

Liều dùng - Cách dùng

Ceftriaxone, Azithromycin

Ceftriaxone 500mg, tiêm bắp liều duy nhất và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất

Cefixime, Azithromycin

Cefixim 800mg, uống liều duy nhất và Azithromycin 2g, uống liều duy nhất

Gentamicin, Azithromycin

Gentamicin 240 mg, tiêm bắp liều duy nhất và Azithromycin 2g, uống liều duy nhất

Spectinomycin, Azithromycin

Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất (nếu không phải là nhiễm trùng hầu họng) và Azithromycin 2g, uống liều duy nhất.

4.5 Phác đồ điều trị lậu mắt ở trẻ sơ sinh

4.5.1 Điều trị viêm kết mạc mắt do lậu cầu

Đối với trường hợp này, có thể lựa chọn một trong số các phác đồ sau:

Thuốc

Liều dùng - Cách dùng

Ceftriaxone

50mg/kg (tối đa 150mg), tiêm bắp liều duy nhất

Kanamycin

25 mg/kg (tối đa 75 mg), 25 mg/kg (tối đa 75 mg)

Spectinomycin

25 mg/kg (tối đa 75 mg), 25 mg/kg (tối đa 75 mg)

Trong quá trình điều trị cần liên tục theo dõi để phát hiện những tác dụng không mong muốn và có biện pháp xử trí kịp thời.

4.5.2 Điều trị dự phòng viêm kết mạc mắt do lậu và Chlamydia ở cả 2 mắt

Lựa chọn một trong số các phác đồ sau:

Thuốc

Liều dùng - Cách dùng

Mỡ Tetracycline hydrochloride 1%

Tra 2 mắt

Mỡ tra mắt Erythromycin 0,5%

Tra 2 mắt

Dung dịch Povidon iod 2,5% (dung môi nước)

Tra 2 mắt

Dung dịch bạc Nitrat 1%

Tra 2 mắt

Mỡ Cloramphenicol 1%

Tra 2 mắt

5 Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị bệnh?

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Người bệnh sau khi điều trị khỏi vẫn có thể tái nhiễm.
  • Điều trị lậu cần điều trị cho cả bạn tình.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, không thực hiện quan hệ tình dục.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, không làm các việc nặng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Tái khám định kỳ.
  • Quan hệ tình dục an toàn ngay cả khi người bệnh đã được điều trị thành công.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu như sau thời gian điều trị vẫn còn triệu chứng của bệnh.
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

5.2 Bệnh lậu uống thuốc kháng sinh có khỏi không?

Bệnh lậu gây ra bởi song cầu khuẩn Gram âm do đó, việc sử dụng kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân lậu đã được phê duyệt. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi phản ứng trong và sau khi sử dụng thuốc, thông báo với bác sĩ những tác dụng không mong muốn xảy ra trong quá trình điều trị để được xử trí kịp thời.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị.

5.3 Mua thuốc chữa bệnh lậu ở đâu?

Để điều trị dứt điểm, tránh tái phát, người bệnh cần được thăm khám, làm các xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng tại nhà khi chưa có chỉ định cụ thể.

6 Biện pháp phòng ngừa

6.1 Đối với nhân viên y tế

Nhân viên y tế cần có trách nhiệm giáo dục, có các biện pháp truyền thông đến cho cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục về đường lây truyền, biến chứng, các biện pháp phòng bệnh.

Các bác sĩ đa khoa, bác sĩ sản phụ khoa, các chuyên gia da liễu cần được tập huấn chuyên môn để hạn chế tối đa xuất hiện lậu có biến chứng.

Cập nhật phác đồ điều trị để đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn cho người bệnh.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân cần liên tục theo dõi để phát hiện những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh.

Đảm bảo nguyên tắc điều trị để đạt được hiệu quả tối đa.

Hướng dẫn bệnh nhân về việc sử dụng thuốc, những lưu ý trong quá trình điều trị.

6.2 Đối với người bệnh

Tuân thủ phác đồ điều trị.

Tái khám định kỳ.

6.3 Đối với các đối tượng có nguy cơ cao

Khám sàng lọc các bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ trong khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn tình.

Chung thủy một vợ, một chồng.

Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân.

Khám sàng lọc trước khi có ý định mang thai để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho con.

Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ nhằm nâng cao sức khỏe.

7 Kết luận

Bệnh lậu có xu hướng gia tăng đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Biểu hiện của bệnh lậu thường ở bộ phận sinh dục nhưng cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác của cơ thể. Khi thấy có dấu hiệu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

8 Tài liệu tham khảo

Tác giả Beatriz Suay-García và cộng sự (Ngày đăng tháng 8 năm 2020). Neisseria gonorrhoeae Infections, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.

Tác giả Robert D. Kirkcaldy và cộng sự (Ngày đăng tháng 9 năm 2019). Epidemiology of Gonorrhea: A Global Perspective, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.

Tác giả Lai-King Ng và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2005). The laboratory diagnosis of Neisseria gonorrhoeae, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    chữa tại nahf được k


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lậu uống kháng sinh có khỏi không? Phác đồ điều trị lậu mới nhất của Bộ Y tế 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lậu uống kháng sinh có khỏi không? Phác đồ điều trị lậu mới nhất của Bộ Y tế
    L
    Điểm đánh giá: 5/5

    sản phẩm uy tín

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633