1. Trang chủ
  2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  3. Bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh lậu làm một loại bệnh xã hội khá phổ biến có đường lây truyền chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh này, nhưng phổ biến nhất là những người đang trong độ tuổi sinh sản. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng tránh như thế nào? Hãy đọc và cập nhật thêm kiến thức qua bài viết sau!

1 Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra, lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh lậu thường ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm sang cổ tử cung. [1] Nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể dẫn đến viêm vùng chậu, chửa ngoài tử cung, vô sinh và tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Bệnh lậu cũng có thể truyền từ mẹ sang con và gây mù hoặc nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh. [2]

Tác nhân gây bệnh chính là song cầu G(-) Neisseria gonorrhoeae. 

Song cầu khuẩn lậu

Loại vi khuẩn này thường trú ngụ tại âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và niệu đạo của nam giới.

Song cầu khuẩn lậu có hình hạt cà phê, xếp thành cặp, bắt màu G(-). Đây là loại vi khuẩn yếu, khi ra khỏi cơ thể chỉ có thể tồn tại trong một vài giờ.

Những năm gần đây, số người nhiễm bệnh lậu đang có xu hướng gia tăng khá nhanh. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng trên 50.000 -100.000 người bị nhiễm bệnh này.

Ngoài ra, bệnh lậu còn có thể phối hợp với một số loại vi sinh vật khác như Chlamydia trachomatis, trùng roi, ureaplasma, mycoplasma,... gây ra viêm niệu đạo.

2 Con đường lây nhiễm bệnh lậu

Con đường lây bệnh chủ yếu là đường tình dục (kể cả đường miệng, hậu môn) khi nam nữ quan hệ không có biện pháp bảo hộ. Sử dụng máy rung hoặc đồ chơi tình dục mà chưa được rửa sạch. [3]

Nếu người mẹ mang thai bị mắc bệnh lậu mà không được điều trị triệt để cũng có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, việc sử dụng chung bơm tiêm,, tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh, truyền máu,... cũng là một con đường lây truyền bệnh lậu.

3 Triệu chứng lâm sàng của bệnh lậu

Bệnh lậu ở nam

  • Bệnh lậu ở nam thường có các triệu chứng như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu và mủ,...
  • Trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện những giọt mủ màu vàng hoặc vàng xanh ở lỗ niệu đạo.
  • Đau hoặc sưng tinh hoàn. [4]

Một số trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng gì.

Tỉ lệ nam giới mắc bệnh lậu sau 1 lần quan hệ với bạn tình đang bị bệnh là 25%.

Những người mắc bệnh lậu không điều trị có thể xảy ra biến chứng tại chỗ như viêm niệu đạo sau, viêm mào tinh hoàn,... 

Thời gian ủ bệnh dao động từ 1 đến 14 ngày.

Hình ảnh minh họa biểu hiện bệnh lậu

3.1 Bệnh lậu ở nữ

So với nam giới, tỷ lệ nữ giới bị mắc bệnh lậu sau một lần quan hệ với đàn ông bị bệnh cao hơn rất nhiều, khoảng 60-80%.

Thời gian ủ bệnh thông thường là khoảng 10 ngày.

Các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới khi mới mắc hầu như rất nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng cụ thể.

Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng thì các triệu chứng này lại rất rầm rộ. Đó là: tiểu đau buốt, khí hư ra nhiều, ra máu bất thường không trong kì kinh nguyệt, mủ chảy ra từ niệu đạo, vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu,...

4 Các biến chứng của bệnh lậu

4.1 Biến chứng tại chỗ ở nam

Ở nam giới, biến chứng do bệnh lậu thường gặp nhất là viêm mào tinh hoàn. Biểu hiện là sưng một bên bìu, đau và có kèm viêm niệu đạo.

Ngoài ra còn có một số biến chúng khác như: viêm bạch mạch, chít hẹp niệu đạo,  áp xe quanh niệu đạo, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt,..

4.2 Biến chứng tại chỗ ở nữ

Biến chứng thường gặp nhất là viêm cấp vòi trứng hay viêm tiểu khung (chiếm khoảng 10-20%). Ngoài ra, nó còn có thể gây ra vô sinh và tăng khả năng nhiễm các bệnh phụ khoa khác.

Bệnh lậu ở phụ nữ có thai cũng có những biểu hiện tương tự. Các biến chứng mà đối tượng này thường gặp: sảy thai tự nhiên, vỡ ối sớm, đẻ non, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh,...

4.3 Biến chứng toàn thân

Có khoảng 0,5-3% số bệnh nhân bị lậu cấp không điều trị sẽ biến chứng sang nhiễm lậu cầu toàn thân.

Triệu chứng lâm sàng là đau khớp gối, cổ tay, cổ chân, ngón tay,... và có biểu hiện ngoài da như: mụn mủ hoại tử, đau trên nền da đỏ hoặc mụn mủ đơn thuần, xuất huyết, bọng nước,... 

Một số biến chứng khác có thể gặp phải đó là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm màng tim,...

Hình ảnh minh họa biểu hiện bệnh lậu

5 Xét nghiệm chẩn đoán

Nuôi cấy

Đây là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đồng thời giúp xác định loại kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh.

Môi trường nuôi cấy thường dùng là Thayer-Martin có chứa Vancomycin

5.1 Nhuộm Gram

Vi khuẩn song cầu lậu bắt màu Gram-. Khi thấy bắt màu sát bên cạnh bạch cầu đa nhân thì có thể kết luận dương tính.

Bệnh nhân là nam giới thì chỉ cần nhuộm Gram- để chẩn đoán bệnh. Còn với nữ giới thì cần phải nuôi cấy.

5.2 Kĩ thuật PCR

PCR là viết tắt của polymerase chain reaction. Đây là kỹ thuật mới có độ đặc hiệu và độ nhạy cao.

Dựa vào tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để kết luận bệnh. Lưu ý cần cần đoán phân biệt với các loại bệnh do nhiễm trùng đường tình dục khác.

6 Điều trị bệnh lậu

6.1 Nguyên tắc điều trị

Cần được chẩn đoán xác định và điều trị dứt điểm từ sớm để tránh biến chứng.

Điều trị đồng thời với nhiễm Chlamydia.

Điều trị theo đúng phác đồ, tránh tình trạng kháng thuốc và tái phát bệnh.

Phải điều trị cho cả bạn tình.

Trong quá trình điều trị không quan hệ tình dục, không sử dụng chất kích thích và không thực hiện các thủ thuật tiết niệu.

Cần xét nghiệm để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh giang mai và HIV trước khi điều trị.

6.2 Phác đồ điều trị cụ thể

Cách chữa bệnh lậu ở cả nam và nữ là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Có thể sử dụng một trong số các loại kháng sinh sau

  • Uống 1 liều duy nhất 1 viên cefixim hàm lượng 400mg.
  • Tiêm bắp 1 liều duy nhất 250mg ceftriaxone.
  • Tiêm bắp 1 liều duy nhất 2g Spectinomycin.

Việc điều trị bệnh lậu cần phối hợp với điều trị Chlamydia bằng một trong các cách như sau:

  • Uống một liều 1g Azithromycin.
  • Dùng doxycyclin 100mg 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần. Không dùng cho trẻ dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Dùng tetracyclin 500mg 4 lần mỗi ngày trong 1 tuần. Cũng không dùng với các đối tượng như doxycyclin.
  • Dùng Amoxicillin 500mg 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần.
  • Dùng Erythromycin 500mg 4 lần mỗi ngày trong 1 tuần. Nêu uống sau ăn.

7 Cách phòng ngừa bệnh lậu

Sử dụng bao Cao Su khi quan hệ

Để ngăn ngừa khả năng nhiễm vi khuẩn cầu lậu, cần thực hiện các lưu ý sau:

  • Quan hệ tình dục chung thủy với bạn đời. Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
  • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân hoặc các vật dụng cá nhân trong khách sạn, nhà nghỉ,...
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần.
  • Khám phụ khoa trước khi mang thai và trước khi sinh để phòng ngừa khả năng lây bệnh cho con.
  • Thực hiện một lối sống khoa học, ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc!

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Gonorrhea, Mayoclinic. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của NIH, Gonorrhea, NIH. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Gonorrhoea, NHS.UK, Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Gonorrhea, WebMD. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 5 Thích

    biến chứng do bệnh lậu ở nam giới là gì?


    Thích (5) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (13)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633