1. Trang chủ
  2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  3. Bệnh hột xoài: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh hột xoài: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh hột xoài: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh hột xoài là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây!

1 Bệnh hột xoài là gì?

Bệnh hột xoài (hay còn gọi là bệnh u lympho sinh dục hay Lymphogranuloma Venereum) là một bệnh lây truyền do quan hệ tình dục, do vi khuẩn Chlamydia trachomatis type L1, L2, L3. Tuy nhiên, so với các bệnh khác như lậu, giang mai,... thì bệnh này lại khá ít người biết đến.

Bệnh hột xoài thường xuất hiện ở các vùng như châu Phi, Ấn Độ, Nam Á, Nam Mỹ,.... Chủ yếu là ở các nước kém phát triển. Số lượng nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ là 5:1. Ở nước ta, bệnh này khá ít người mắc phải, chủ yếu là gặp ở một số tỉnh phía Nam.

Bệnh hột xoài
Bệnh hột xoài

2 Tác nhân gây bệnh hột xoài

Tác nhân chính gây ra bệnh hột xoài là vi khuẩn Chlamydia trachomatis type L1, L2, L3. Vi khuẩn này xâm nhập vào hạch bạch huyết qua các vết trầy xước trên da và niêm mạc gây viêm hạch bạch huyết, tắc nghẽn mạch sau đó lan ra các tổ chức xung quanh. [1] 

Nếu không điều trị, Chlamydia trachomatis có thể tồn tại ở tổ chức trong thời gian dài tới vài năm đến vài chục năm và gây nhiễm trùng lan rộng. 

Hình ảnh Chlamydia trachomatis dưới kính hiển vi
Hình ảnh Chlamydia trachomatis dưới kính hiển vi

Bệnh có thể diễn biến từ vài tuần đến vài tháng. Sau khi nhiễm trùng 1-2 tuần có thể phát hiện kháng thể kháng Chlamydia bởi test Feri và kháng thể huyết thanh đặc hiệu LGV-Chlamydia dương tính. 

Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Trường hợp nhiễm trùng cấp tính gặp chủ yếu ở nam giới. Hội chứng hậu môn trực tràng thường gặp ở phụ nữ và đàn ông giao hợp đồng giới. 

3 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh hột xoài

3.1 Lâm sàng

Thời gian ủ bệnh không rõ ràng thường từ 1 tuần đến 2-3 tháng, có khi tới 6 tháng.

Bệnh có biểu hiện cấp hoặc mạn tính, tiến triển qua 3 giai đoạn gây nên các tổn thương ở cơ quan sinh dục như sẩn, viêm loét dạng herpes, sưng hạch mủ, thậm chí có thể gây loét, dò vùng sinh dục,... Nếu có biến chứng nặng, thậm chí người bệnh cần phải sử dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh như sau:

3.1.1 Giai đoạn tiên phát

Thường không có triệu chứng rõ ràng, các tổn thương thường chỉ thoáng qua và nhanh chóng liền thành sẹo. Bệnh nhân rất dễ bỏ qua những triệu chứng nhỏ này.

Tổn thương thường thấy trong giai đoạn này là các nốt sẩn, loét nông hoặc chợt, thương tổn dạng herpes hoặc viêm niệu đạo không đặc hiệu. Đôi khi có khi kèm một đường viêm hạch bạch huyết từ vết loét đến hạch bẹn. 

Ở nam giới, tổn thương xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao hành trên quy đầu. Các hột xoài có thể lan rộng và vỡ tạo thành các đường hầm và lỗ rò niệu đạo gây xơ hóa và sẹo làm biến dạng dương vật.

Ở nữ giới, xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Nếu có thương tổn trong niệu đạo thì sẽ gây ra tình trạng viêm niệu đạo không đặc hiệu kèm tiết dịch mủ nhầy. 

Ở những người đồng tính quan hệ tình dục đường hậu môn, viêm ruột kết hoặc viêm trực tràng ruột kết là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn này.

3.1.2 Giai đoạn thứ phát

Biểu hiện đầu tiên là sự xuất hiện của các tổn thương hạch. Chúng thường xuất hiện sau giai đoạn tiên phát từ vài ngày đến vài tuần  và kéo dài từ 10 đến 30 ngày, ngày đôi khi lên tới 4 đến 6 tháng. Ban đầu các hạch sưng đau sau đó lan rộng thành hình theo chiều cung bẹn hoặc trên cung bẹn. Sau đó 1-2 tuần, các hạch sưng to, đau vùng bẹn, da phía trên đỏ, có triệu chứng rung hạch. Dần dần các điểm trên khối hạch chuyển sang màu xanh tím, ấn lõm, chuẩn bị vỡ. Khi vỡ, tạo lên các lỗ như gương Sen, bên trong có dịch mủ quánh màu vàng xanh. Tổ chức hạch viêm nhiễm dần dần tạo thành khối xơ cứng. Một số trường hợp, gặp các vết loét rộng ở bẹn kiểu vết loét hạ cam. Biểu hiện toàn thân là sốt cao, bạch cầu tăng do phản ứng viêm, đau và mất ngủ. Bệnh tiến triển lặng lẽ, dai dẳng, có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng đến vài năm, sau đó thường có xu hướng tự khỏi.

3.1.3 Hội chứng hậu môn - trực tràng - sinh dục 

Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ hoặc đàn ông giao hợp đồng giới. Đặc điểm là viêm loét, ra nhiều mủ xanh, sùi niêm mạc, đại tiện đau rát, có biểu hiện sốt,… Bệnh có biểu hiện cấp hoặc mạn tính là các vết áp xe quanh trực tràng, lỗ dò trực tràng âm đạo, gây chít hẹp hậu môn,... Ở nữ giới có thể gặp hội chứng chít hẹp trực tràng, chít hẹp hậu môn, phù vòi âm hộ.

Ngoài ra, còn gặp viêm đường bạch huyết, ban đỏ, tổn thương mắt, hô hấp, viêm màng não-não, viêm xương khớp do Lymphogranuloma venereum- LGV.

Bệnh hột xoài ảnh hưởng tâm lý nặng nề
Bệnh hột xoài ảnh hưởng tâm lý nặng nề

3.2 Cận lâm sàng

Các xét nghiệm cần làm:

Phản ứng nội bì Frei: Tiêm trong da kháng nguyên Frei lấy từ mủ hạch của bệnh nhân vào mặt trước cẳng tay. Kết quả đọc sau 72 giờ. Kết luận dường tính nếu xuất hiện sẩn đỏ, nhô cao, đường kính khoảng 10 ly và lặn sau 10-20 ngày. 

Test tiêu thể Miyagawa: Lấy mủ trong hạch và soi kính hiển vi thấy nhiều bạch cầu đa nhân và đại thực bào. Nhuộm bằng phương pháp Machiavello với fuchsin kiềm. Quan sát thấy trong chất nguyên sinh của tế bào đại thực bào có thể thấy những thể bào hàm, thể ưa bạc Favre tiêu thể Miyagawa bắt màu đỏ ngọc bích.

Nuôi cấy phân lập trên tế bào nuôi cấy mô phát hiện trên 30% số ca dương tính với Chlamydia trachomatis

Mô bệnh học: Làm sinh thiết hạch  hình ảnh mô bệnh học của bệnh phẩm có đặc điểm: có áp xe hình sao, có trung tâm hoại tử , xung quanh có u hạt viêm nhiễm tế bào bán liên và tế bào đại thực.

3.3 Chẩn đoán bệnh hột xoài

Việc chẩn đoán xác định dựa vào các đặc điểm dịch tễ bệnh, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt với herpes sinh dục, hạ cam, giang mai ở giai đoạn tiên phái. Giai đoạn thứ phát cần phân biệt với thoát vị bẹn, dịch hạch, herpes sinh dục, giang mai, hạ cam,...

Nếu gặp hội chứng hậu môn - trực tràng - sinh dục cần phân biệt với trường hợp trực tràng bị chít hẹp do ung thư, sang chấn, nấm, giun chỉ.

4 Điều trị bệnh hột xoài

Việc điều trị bệnh thường dùng kháng sinh vớii thời gian kéo dài trong 3 tuần. Ví dụ kháng sinh azithromycin, doxycyclin, erythromycin hoặc tetracyclin.

Lưu ý: Phụ nữ có thai và trẻ dưới 7 tuổi không được sử dụng tetracyclin và doxycyclin.

Việc sử dụng thuốc có tác dụng là rút ngắn thời gian tiến triển của hạch bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Trường hợp các hạch đã mềm và có mủ thì cần chọc hút mủ, tránh để hạch vỡ. Sau đó vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ.

Các biến chứng chèn ép kéo dài, chít hẹp trực tràng, các lỗ dò và phù voi có thể sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa nếu cần.

Phòng ngừa bệnh hột xoài
Phòng ngừa bệnh hột xoài

5 Phòng ngừa bệnh hột xoài

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và điều trị bệnh hiệu quả, nên áp dụng các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày sau:

Hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp bảo hộ như bao Cao Su nếu quan hệ với nhiều bạn tình.

Có chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ cho tới khi hết bệnh hoàn toàn, không được tự ý dùng thuốc hoặc gia tăng liều lượng của thuốc để tránh bệnh tái phát hoặc khám thuốc.

Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra bệnh có tái phát không hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.

Bệnh hột xoài có khá ít người mắc và có thể điều trị để nếu phát hiện và chữa sớm. Bởi vậy, hãy xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh và đi khám ngay nếu cơ thể có các biểu hiệu bất thường.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Prashanth Rawla ; Krishna C. Thandra ; Béo Limaiem . (Ngày đăng 7 tháng 8 năm 2021). Lymphogranuloma Venereum, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Em da tung quan he tinh duc voi mot nguoi dan ong dung 1 lan ve em bi chay rat nhieu mau vung quanh buom luc day no buot te va kho chiu


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Tác nhân chính gây ra bệnh hột xoài là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh hột xoài: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh hột xoài: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
    UL
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633