1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Giun tóc (Trichuris trichiura) gây bệnh gì? ký sinh ở đâu? Triệu chứng nhiễm và cách phòng tránh

Giun tóc (Trichuris trichiura) gây bệnh gì? ký sinh ở đâu? Triệu chứng nhiễm và cách phòng tránh

Giun tóc (Trichuris trichiura) gây bệnh gì? ký sinh ở đâu? Triệu chứng nhiễm và cách phòng tránh

1 Nhiễm giun tóc là gì?

Nhiễm giun tóc hay còn gọi là bệnh giun tóc là tình trạng nhiễm ký sinh trùng, cụ thể do loài giun tóc có tên khoa học là Trichuris trichiura gây ra. Đây là bệnh ký sinh trùng phổ biến, đứng thứ 3 trong số các trường hợp nhiễm giun ở người. Giun tóc ký sinh trong ruột người và lây lan qua đường ăn uống, do con người tiếp xúc với đất chứa giun hoặc ăn thực phẩm có chứa trứng giun tóc. 

Nhiễm giun tóc có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Một vài biểu hiện ban đầu giống bệnh lỵ như đau bụng vùng đại tràng, đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lẫn nhầy máu. Ngoài ra còn có thể nổi mẩn dị ứng trên da, nếu kéo dài lâu ngày gây suy dinh dưỡng và thiếu máu nhược sắc. 

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị nhiễm giun tóc, trong đó phổ biến hơn ở các đối tượng sống trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém, trẻ nhỏ hay chơi và tiếp xúc với đất có nhiễm giun.

2 Người bị nhiễm giun tóc có thể do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân chính gây nhiễm giun tóc là khi con người tiếp xúc với đất hoặc ăn, uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng, cụ thể các cách xâm nhập của giun móc vào cơ thông qua:

Con đường lây truyền giun tóc
Con đường lây truyền giun tóc
  • Tiếp xúc với đất nhiễm trùng: Người có thể bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với đất chứa trứng giun tóc khi làm vườn, xử lý phân, hoặc đi bộ chân đất trong các khu vực nông thôn hoặc thiếu vệ sinh, sau đó chạm tay lên miệng làm trứng và ấu trùng có thể xâm nhập vào cơ thể.
  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Đặc biệt là các loại rau quả hoặc thực phẩm khác chưa được nấu chín hoàn toàn, chứa trứng giun tóc. Khi ăn vào, trứng này có thể phát triển thành ấu trùng trong ruột người.
  • Nước uống lã, không được khử trùng: Nếu nước uống chứa trứng giun tóc, người có thể bị nhiễm khi uống nước đó.

3 Đặc điểm hình dạng

Giun tóc có hai cá thể giun đực, giun cái riêng biệt, cấu trúc cơ thể có thể chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu dài nhỏ như sợi tóc có chiều dài chiếm ⅔ cơ thể, phần còn lại ngắn và phình to. Giun tóc trưởng thành có màu trứng sữa hoặc hồng nhạt, kích thước trung bình của giun đực từ 30 đến 45mm, đuôi cuộn lại và có một gai giao cấu dài khoảng 2-3mm, còn giun cái dao động từ 30 đến 50mm, đuôi thẳng và tròn. 

Trứng giun tóc có màu vàng tương tự màu của sắc tố mật, hình bầu dục đối xứng. Hai đầu trứng có nút nhầy, nhân được bao bọc bởi lớp vỏ dày. Trứng giun có kích thước chiều dài 50 micromet và chiều rộng 22 micromet. Nếu dưới điều kiện khí hậu thích hợp dưới 30 độ C và độ ẩm khoảng 80%, trứng giun sẽ nở thành ấu trùng sau 17-30 ngày từ khi ở ngoài môi trường. Nhiệt độ trên 50 độ C có thể diệt trứng giun tóc, khả năng tồn tại của trứng trong các Dung dịch acid clorhydric 10%, dung dịch acid nitric 10% và formalin 10% lần lượt là 3 tuần, 9 ngày.

4 Hình ảnh giun tóc và trứng giun tóc

4.1 Hình ảnh giun

Hình ảnh giun tóc
Hình ảnh giun tóc

4.2 Hình ảnh trứng giun tóc dưới kính hiển vi

Hình ảnh trứng giun tóc
Hình ảnh trứng giun tóc

5 Dịch tễ học

Bệnh giun tóc lưu hành nhiều ở các khu vực có khí hậu nóng, ẩm như các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Bên cạnh đó, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh cùng thói quen sinh hoạt kém cũng làm yếu tố quyết định đến nguy cơ bùng phát diện rộng bệnh giun tóc. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở khu vực nông thôn cao hơn so với người sống ở thành thị, đặc biệt khu vực trồng trọt có sử dụng phân bón ruộng. [1].

Ước tính đến nay có khoảng 800 triệu người nhiễm giun tóc, tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm trung bình là 52%. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên khác với dịch tễ của các loài giun đũa, giun móc thì độ tuổi trẻ dưới 1 tuổi hiếm khi nhiễm giun tóc. Ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, số lượng trẻ mắc bệnh cũng khá thấp, cho thấy mầm bệnh giun tóc trong đất thấp hơn và thường nhiễm muộn hơn. Từ 3 tuổi trở lên, tỷ lệ nhiễm giun tăng dần nhưng từ từ và không có sự gia tăng đột biến. Tuy nhiên ở độ tuổi trưởng thành khoảng 35-60 tuổi, tỷ lệ nhiễm bệnh không giảm, chứng tỏ cơ thể đề kháng kém với giun móc, bệnh khó tự khỏi vì tuổi thọ của loài giun này khá dài. Nam và nữ gần như nhau về tỷ lệ nhiễm giun móc. 

6 Thức ăn của giun tóc là gì?

Giun tóc là loài ký sinh trùng sống trong ruột người và chúng không tiêu hóa thực phẩm trực tiếp mà thay vào đó sử dụng các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột người chủ để phát triển và sinh sản. Đặc biệt, chúng hút máu và dinh dưỡng từ niêm mạc ruột và mô mủ ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe khác.

7 Chu kỳ phát triển

Giun tóc có chu kỳ phát triển tương đối giống với giun đũa, tuy nhiên sự sinh trưởng và ký sinh của loài này có đặc trưng riêng. Giun tóc trưởng thành thường ký sinh tại manh tràng và

gần giống giun đũa. Giun trưởng thành ký sinh ở đại tràng của người, nhiều nhất ở vùng manh tràng. Tại đây, quá trình giao phối diễn ra và giun cái sau đó đẻ trứng, những trứng này sẽ được đào thải qua phân ra môi trường bên ngoài.

Tại ngoại cảnh, trứng tiếp tục phát triển thành ấu trùng và có khả năng lây nhiễm. Thời gian để trứng chuyển thành ấu trùng có thể kéo dài từ 17-30 ngày đo nhiệt độ môi trường khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình này thường dao động từ 25 đến 30 độ C. Cấu trúc của vỏ trứng giun tóc dày và bền vững nên có thể chống chọi lại được các yếu tố bất lợi như ánh sáng mặt trời, hoá chất, khô hạn. Do đó thời gian tồn tại trong đất của chúng kéo dài từ 2-3 năm.

Khi vô tình nuốt phải trứng giun tóc có ấu trùng thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm bệnh, trứng sẽ theo đường tiêu hoá vào cơ thể. Khi tới dạ dày, hoạt động co bóp và tác động của acid dạ dày sẽ phá vỡ lớp vỏ ngoài của trứng, giúp ấu trùng thoát ra tại ruột non. Giun tóc không giống giun đũa, chúng không có quá trình chu du mà xuống thẳng ruột già ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành. Sau khoảng 30 ngày từ khi nhiễm thì giun tóc đã bắt đầu chu kỳ sinh sản.

Dưới đây là hình ảnh vòng đời phát triển của giun tóc trong vật chủ chính là người:[2]

Vòng đời của giun tóc
Vòng đời của giun tóc

Chú thích các giai đoạn phát triển của giun tóc:

Giai đoạnQuy trình phát triển
1Trứng chưa phôi được thải ra ngoài theo phân
2Trong đất, trứng phát triển thành giai đoạn 2 tế bào 
3Giai đoạn phân cắt nâng cao
4Sau đó chúng phôi hóa
5Trứng trở nên có khả năng lây nhiễm trong vòng 15 đến 30 ngày. Sau khi ăn phải (tay hoặc thức ăn bị đất làm ô nhiễm), trứng nở trong ruột non và giải phóng ấu trùng.
6Ấu trùng này trưởng thành thành giun trưởng thành trong ruột kết và bắt đầu đẻ trứng.

8 Triệu chứng lâm sàng điển hình khi mắc bệnh giun tóc

Tùy vào từng mức độ của nhiễm bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:[3].

8.1 Mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng của bệnh không quá rõ rệt, thậm chí một số người không có triệu chứng. Một số biểu hiện có thể gặp giai đoạn này là các rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, táo bón, khó tiêu, chán ăn…

8.2 Mức độ nặng

Ở giai đoạn nặng, số lượng giun tóc trong ruột nhiều, do đó chúng xâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

  • Tổn thương niêm mạc ruột: gây ra các triệu chứng giống như bệnh lỵ gồm có đau quặn bụng, tiêu chảy nặng, phân có lẫn nhầy máu.
  • Thiếu máu, suy nhược cơ thể: cơ thể xanh xao, bị sụt cân bất thường, sức đề kháng yếu và liên tục mệt mỏi.
  • Sa trực tràng và loét trực tràng: Trường hợp nhiễm giun tóc nặng và kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sa trực tràng và nhiễm trùng phát sinh.
  • Mẩn ngứa, dị ứng: một số trường hợp có phát sinh các triệu chứng ngứa, nổi mề đay. 

9 Chẩn đoán

Nhiễm giun tóc có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm phân tìm trứng giun tóc: đây là phương pháp chủ yếu được dùng để tìm trứng giun và ấu trùng giun tóc trong phân người nhiễm. Phát hiện hình dạng trứng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
  • Công thức máu toàn phần (CBC): phương pháp giúp phát hiện tình trạng thiếu máu của người nhiễm giun tóc nặng, biểu hiện thường là thiếu máu thiếu sắt.
  • Nội soi hậu môn-trực tràng hoặc nội soi đại tràng: phương pháp này được sử dụng để nhìn trực tiếp thấy giun trưởng thành trong ruột người bệnh, từ đó đánh giá mức độ nhiễm trùng và định hướng điều trị chính xác nhất.

10 Thuốc điều trị

Để điều trị nhiễm giun tóc hiệu quả và an toàn, các thuốc lựa chọn cần ưu tiên có ít tác dụng phụ, độc tính và  thuốc có tác dụng với nhiều loại giun. Một số thuốc được khuyến cáo sử dụng như:[4]

Albendazole(Zentel): Liều dùng thông thường là 400mg một lần x 3 ngày, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ với từng tình trạng bệnh cụ thể. Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu dinh dưỡng của giun, từ đó gây suy yếu và chết chúng. 

Mebendazole (Vermox): liều dùng 100mg mỗi ngày trong ba ngày liên tiếp để đảm bảo loại bỏ toàn bộ ký sinh trùng trong cơ thể. Cơ chế tác dụng của thuốc bằng cách ức chế chọn lọc và không hồi phục hấp thu đường trong tế bào giun, làm giảm hấp thu dinh dưỡng và làm chúng suy yếu và chết. 

Zentel 200mg
thuocdietgiunsanzentel200mg Q6166 130x130Xem tất cả ảnh
Zentel 200mg

65.000Còn hàng

Công ty đăng kýGlaxo Smith Kline
Số đăng kýGC-0182-12
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 2 viên
Mã sản phẩma869

Chú ý một số đối tượng không nên dùng thuốc:

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Người có tiền sử quá mẫn với benzimidazol.
  • Người nhiễm độc tủy xương.

11 Phòng bệnh 

Việc phòng ngừa nhiễm giun tóc đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, dưới đây là các biện pháp phòng ngừa chính:

  • Tẩy giun định kỳ: thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần (vào ngày 1/6 và ngày 6/1), đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nên thực hiện diện rộng trên cộng đồng để cắt đứt chu kỳ lây nhiễm.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Cắt móng tay gọn gàng, tránh thói quen cắn móng tay vì có thể đưa trứng giun từ tay vào miệng, và tạo thói quen rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống: Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, tuyệt đối không phóng uế bừa bãi ra môi trường. 
  • Không đi chân đất: Mang giày, dép khi đi ngoài trời, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn hoặc đất ẩm ướt.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước: Rửa kỹ rau sống và hoa quả trước khi ăn, tốt nhất nên ngâm trong nước muối hoặc nước sạch có chất sát khuẩn nhẹ. Nấu chín thực phẩm kỹ lưỡng, uống nước sạch, đã được đun sôi hoặc xử lý hợp vệ sinh. 
  • Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe: Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về tác hại của giun ký sinh và các biện pháp phòng chống

12 Kết luận

Bệnh giun móc là một trong những bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến, dù bệnh không gây tử vong trực tiếp, nhưng tác động đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Việc phòng ngừa bệnh giun móc đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua các biện pháp vệ sinh, giáo dục sức khỏe và tẩy giun định kỳ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về bệnh giun tóc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Avinash Viswanath; Siva Naga S. Yarrarapu; Mollie Williams. (ngày cập nhật 14 tháng 8 năm 2023) Trichuris trichiura Infection. Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025
  2. ^ Chuyên gia CDC (Ngày đăng 10 tháng 6 năm 2024) Trichuriasis. CDC. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025
  3. ^ Chuyên gia CDC (ngày đăng 13 tháng 6 năm 2024) About Whipworms. CDC. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025
  4. ^ Chuyên gia CDC (ngày đăng 3 tháng 6 năm 2024) Clinical Care of Soil-transmitted Helminths.CDC. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      0927.42.6789