1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Giun chỉ bạch huyết: nguyên nhân gây bệnh, chấn đoán, điều trị

Giun chỉ bạch huyết: nguyên nhân gây bệnh, chấn đoán, điều trị

Giun chỉ bạch huyết: nguyên nhân gây bệnh, chấn đoán, điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh giun chỉ bạch huyết đa phần không có triệu chứng, một số trường hợp người bệnh có biểu hiện cấp hoặc mạn tính. Biểu hiện cấp tính của bệnh là các hạch bạch huyết có thể bị giãn nở, gây biến dạng mạch, xơ hóa và tăng sản cơ trơn. Bệnh nhân có thể sốt cao đột ngột, nhức đầu, tái phát thành từng đợt, mỗi đợt từ 3 đến 7 ngày. Khi các con giun này chết sẽ gây viêm cục bộ xung quanh nơi nó chết. Người bệnh xuất hiện các phản ứng u hạt mạnh mẽ, gây viêm và đau thành mạch bạch huyết, hạch bẹn có thể sưng to đau.

1 Giun chỉ bạch huyết là bệnh gì?

Bệnh giun chỉ bạch huyết, thường được gọi là bệnh chân voi, là một bệnh nhiễm trùng ký sinh trùng giun chỉ lây truyền sang người qua muỗi. Nhiễm trùng thường mắc phải trong thời thơ ấu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ bạch huyết. [1] 

Những bệnh nhân mắc giun chỉ bạch huyết có biểu hiện đau đớn, phù bạch huyết, phù voi và sưng bìu có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Những bệnh nhân này không chỉ bị khuyết tật về thể chất, mà còn chịu tổn thất về tinh thần, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Giun chỉ bạch huyết là do muỗi truyền
Giun chỉ bạch huyết là do muỗi truyền

2 Nguyên nhân và lây truyền giun chỉ bạch huyết

Bệnh giun chỉ bạch huyết là do nhiễm ký sinh trùng thuộc họ Filariodidea. Có 3 loại giun chỉ gây bệnh này gồm có:

  • Wuchereria bancrofti, chiếm đến 90% trường hợp giun chỉ bạch huyết.
  • Brugia Malayi, nguyên nhân của phần lớn các trường hợp giun chỉ bạch huyết còn lại.
  • Giun chỉ bạch huyết còn có thể do con người nhiễm ấu trùng giun chỉ loài Brugia timori. [2] 

Giun trưởng thành làm tổ trong các mạch bạch huyết và phá vỡ chức năng bình thường của hệ bạch huyết. Những con giun có thể sống được khoảng 6 đến 8 năm và chúng tạo ra hàng triệu ấu trùng chưa trưởng thành lưu hành trong máu.

Muỗi bị nhiễm các ấu trùng này do hút máu vật chủ bị nhiễm bệnh. Trong muỗi, ấu trùng giun chỉ phát triển thành ấu trùng truyền nhiễm. Khi muỗi nhiễm bệnh cắn người, ấu trùng này lắng đọng trên da và di chuyển đến các mạch bạch huyết và phát triển giun trưởng thành. Chu trình lây truyền bệnh cứ như vậy lặp lại và phát triển.

Bệnh giun chỉ bạch huyết được truyền bởi các loại muỗi khác nhau như: Muỗi Culex gặp nhiều ở khu vực thành thị và bán thành thị, Anophele chủ yếu được tìm thấy ở các vùng nông thôn, hay Aedes, Mansonia...

3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của giun chỉ bạch huyết

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Giun chỉ bạch huyết đa phần không có triệu chứng, một số trường hợp người bệnh có biểu hiện cấp hoặc mạn tính như sau:

Biểu hiện cấp tính của bệnh là các hạch bạch huyết có thể bị giãn nở, gây biến dạng mạch, xơ hóa và tăng sản cơ trơn. Bệnh nhân có thể sốt cao đột ngột, nhức đầu, tái phát thành từng đợt, mỗi đợt từ 3 đến 7 ngày. Khi các con giun này chết sẽ gây viêm cục bộ xung quanh nơi nó chết.

Người bệnh xuất hiện các phản ứng u hạt mạnh mẽ, gây viêm và đau thành mạch bạch huyết, hạch bẹn có thể sưng to đau.

Các triệu chứng của giun chỉ bạch huyết mạn tính bao gồm:

  • Tổ giun trưởng thành làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây nhiễm trùng thứ cấp làm tăng sự giãn nở và tăng sinh tế bào nội mô. Người bệnh bị tắc nghẽn và vận chuyển bạch huyết bị suy yếu, tăng tiết dịch bạch huyết, làm ngược lưu lượng bạch huyết. Từ đó, bệnh nhân giun chỉ bạch huyết gây sưng tứ chi.
  • Khi các mạch bạch huyết bị tắc nghẽn làm tăng áp lực dẫn đến giãn nở của các mạch nông. Các dưỡng chấp tiết ra nhiều, gây sưng bìu, âm hộ, ngực nghiêm trọng, khó có thể cải hiện được.
  • Các hạch bạch huyết bị vỡ ra trong đường tiết niệu gây ra tình trạng dưỡng trấp niệu.
  • Đồng thời, các mạch bạch huyết ở bìu sưng lên, người bệnh có sự tích tụ chất lỏng gây suy giảm chức năng bạch huyết.
Giun chỉ bạch huyết
Giun chỉ bạch huyết

3.2 Biểu hiện cận lâm sàng

Người bệnh nghi ngờ nhiễm trùng giun chỉ, được lấy máu trong thời gian từ 0h đến 2h đêm, nhuộm Giemsa hoặc soi tươi tìm ấu trùng giun.

Bệnh nhân giun chỉ bạch huyết có thể được phát hiện dựa vào một số xét nghiệm như: Phản ứng kháng nguyên, xét nghiệm sắc ký miễn dịch, phương pháp Sulival, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm...

Cần phân biệt giun chỉ bạch huyết với sốt do nguyên nhân khác, viêm bạch mạch, phù chân voi do nấm, u, đái dưỡng chấp do thận...

Phù chân do giun chỉ bạch huyết
Phù chân do giun chỉ bạch huyết

4 Phương pháp điều trị giun chỉ bạch huyết

Thuốc Diethylcarbamazine (DEC) được dùng để diệt ấu trùng giun chỉ, cũng có thể diệt giun chỉ trưởng thành, có thời gian bán hủy từ 2 đến 12 giờ.

Albendazole nếu dùng riêng lẻ không diệt ấu trùng, tuy nhiên thuốc có thể ức chế sinh sản của giun trưởng thành. Nếu được dùng kết hợp với DEC, Albendazole làm tăng khả năng diệt ấu trùng của Wuchereria bancrofti và Brugia malayi.

Để điều trị giun chỉ bạch huyết dùng đồng thời DEC và albendazole, uống liên tục từ 4 đến 6 năm, mỗi năm uống 1 lần.

  • Với các bé từ 24 tháng đến 10 tuổi mỗi đợt điều trị dùng 100mg DEC và 400mg albendazole.
  • Các bé 11 – 15 tuổi được dùng với liều 200mg DEC và 400mg albendazole cho mỗi đợt điều trị.
  • Các đối tượng trên 15 tuổi, dùng 300mg DEC và 400mg albendazole cho mỗi lần điều trị.

Bệnh nhân giun chỉ bạch huyết cần kiêng rượu, bia trong quá trình uống thuốc và không uống cùng với các thuốc khác.

Với người bệnh nhiễm giun chỉ có ấu trùng trong máu, nhưng không có triệu chứng lâm sàng điều trị bằng DEC như sau:

  • Nếu nhiễm W-bancrofti mỗi ngày dùng 6 mg/kg, và điều trị trong vòng 12 ngày.
  • Nếu nhiễm B-malayi mỗi ngày cũng uống 6 mg/kg/ngày nhưng chỉ điều trị trong vòng 6 ngày.

Nếu bệnh nhân có các biểu hiện cấp tính như sốt, viêm hạch, viêm mạch bạch huyết thì sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh chống bội nhiễm. Sau khi qua đợt cấp mới điều trị bằng DEC để tiêu diệt triệt để mầm bệnh giun chỉ bạch huyết.

Những người bệnh giun chỉ bạch huyết có biểu hiện phù voi điều trị bằng DEC nếu xét nghiệm máu có ấu trùng. Đồng thời, ở những bệnh nhân này cần được vệ sinh các chi hàng ngày đặc biệt ở các nếp gấp, vận động nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu.

Nếu người bệnh có đái ra dưỡng chấp, ngoài điều trị bằng thuốc DEC thì cần kiêng ăn mỡ và thức ăn giàu protein, nghỉ ngơi...

Điều trị giun chỉ bạch huyết như thế nào

5 Liệu pháp dự phòng giun chỉ bạch huyết

Người dân cần được tuyên truyền, giáo dục hiểu rõ về tác hại của nhiễm giun chỉ và tại sao cần phòng chống chúng.

Người bệnh cần được ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tiêu diệt muỗi, không để các ao tù, nước đọng để hạn chế sự sinh sôi của muỗi truyền bệnh.

Khi đi ngủ cần mắc màn kín đáo, mặc quần áo dài khi đến nơi làm việc vào ban đêm, đặc biệt là nơi có nhiều cây cối, rậm rạp.

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh giun chỉ bạch huyết, các điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ WHO (Ngày đăng 18 tháng 5 năm 2021). Lymphatic filariasis, WHO. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021
  2. ^ WHO (Ngày đăng 18 tháng 5 năm 2021). Lymphatic filariasis, WHO. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Giun tóc gây ra bệnh gì


    Thích (1) Trả lời
  • 1 Thích

    Đường lây nhiễm bệnh giun chỉ bạch huyết là gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Giun chỉ bạch huyết: nguyên nhân gây bệnh, chấn đoán, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Giun chỉ bạch huyết: nguyên nhân gây bệnh, chấn đoán, điều trị
    MT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595