1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Bệnh đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh đục thủy tinh thể là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người giác có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn do lão hóa. Đây là căn bệnh gây nên suy giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa. 

1 Thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là  một bộ phận quan trọng của mắt. Hình dạng của thủy tinh thể như một thấu kính trong suốt có hai mặt lồi. 

Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết ánh sáng, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại một điểm trên võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

Ở mắt người bình thường, thủy tinh thể phải trong suốt mới tạo được ảnh rõ nét. Khi thủy tinh thể bị biến màu, trở nên đục dẫn đến ánh sáng đi qua yếu, gây nên rối loạn thị giác. Căn bệnh này được gọi tên là đục thủy tinh thể. 

2 Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là tình trạng mờ đục thủy tinh thể trong mắt, còn được gọi là bệnh cườm khô hay cườm đá. 

Thủy tinh thể chỉ khi trong suốt như tấm gương mới cho ánh sáng đi qua tốt nhất. Khi chiếc kính này không còn trong làm cho ánh sáng rất khó đi qua. Từ đó làm ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng. 

Nguyên nhân thường gặp nhất là do quá trình lão hóa. Do vậy, người già có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Cũng có trường hợp trẻ em bị đục thủy tinh thể, lúc này nguyên nhân thường là do bệnh lý hoặc biến chứng của các bệnh về mắt. 

đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở cả hai mắt, tuy nhiên cũng có người chỉ bị một bên mắt. Giai đoạn đầu của bệnh có thể vẫn chưa biểu hiện gì rõ nét, tuy nhiên khi bệnh nặng có thể gây suy giảm tầm nhìn, thậm chí dẫn đến mù lòa. 

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

3 Nguyên nhân và các yếu tố gây đục thủy tinh thể

3.1 Lão hóa

Nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể được cho là do quá trình lão hóa. Người càng cao tuổi nguy cơ mắc bệnh càng cao. Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

3.2 Yếu tố thuận lợi

Tuy nhiên, cũng có một vài yếu tố thuận lợi ngoài tuổi tác dẫn đến bệnh đó là:

Bẩm sinh: ở trẻ mới sinh cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh do rối loạn di truyền, hoặc là hậu quả khi mẹ mang thai mắc các bệnh như sởi, quai bị,...

Chấn thương mắt do tai nạn hoặc trong quá trình lao động dị vật bay vào mắt. 

Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường,... cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. 

Các bệnh về mắt không được điều trị kịp thời cũng có thể là nguy cơ dẫn đến đục thủy tinh thể. 

Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid, thuốc hạ mỡ máu,...làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.

Tiếp xúc với nhiều tia UV từ mặt trời khi làm việc ngoài nắng nhiều mà không có đồ bảo hộ.

Hút thuốc, uống rượu, dinh dưỡng kém cũng có thể là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể.

Người thường xuyên bị stress, làm việc trong môi trường ô nhiễm cũng có thể bị đục thủy tinh thể. [1]

3.3 Các loại thủy tinh thể chia theo nguyên nhân

Từ đó, bệnh đục thủy tinh thể cũng được phân thành như sau:

  • Đục thủy tinh thể do tuổi tác.
  • Đục thủy tinh thể do bẩm sinh.
  • Đục thủy tinh thể do chấn thương. 
  • Đục thủy tinh thể do các bệnh lý khác gây nên.  

4 Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh ban đầu chưa có biểu hiện gì đặc trưng, thường không thấy đau đớn hay có dấu hiệu gì đó bất thường. Cách duy nhất đó là thăm khám nhãn khoa định kỳ. 

Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:

Suy giảm thị lực: đây là triệu chứng điển hình thường thấy, do thủy tinh thể bị đục nên ánh sáng khó đi qua. Người bệnh sẽ thấy mờ, khó nhìn, mỏi mắt, ngứa mắt. 

Ngoài nhìn mờ, có thể là nhìn đôi, nhìn thấy một vật có 2 đến 3 bóng. 

Tăng nhạy cảm với ánh sáng, lóa mắt, chói mắt.  Cảm giác có một màn sương trước mắt. 

Quan sát thấy tròng đen mắt có màu đục khi bệnh đã nặng. 

So sánh mắt bị đục thủy tinh thể và mắt bình thường
So sánh mắt bị đục thủy tinh thể và mắt bình thường

5 Điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật. Đi khám mắt định kỳ là cách phát hiện ra bệnh lúc còn nhẹ. Bổ sung Vitamin C giúp chậm quá trình lão hóa, Vitamin A giúp mắt sáng khỏe,... là cách để làm chậm lại quá trình đục thủy tinh thể. 

Khi bệnh còn nhẹ, cần chú ý kiêng khem, tránh ánh sáng mặt trời, khói bụi. Đi ra ngoài cần dùng  kính che chắn ánh nắng. 

Ngoài ra, cần duy trì một lối sống khoa học lành mạnh. Không dùng rượu bia, thuốc lá là cách để bệnh tiến triển chậm hơn, cũng như giúp phần nào ngăn ngừa bệnh.

Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất là phẫu thuật mắt. Phương pháp được dùng nhất hiện nay đó là phương pháp phẫu thuật Phaco.

Phương pháp Phaco hay còn được gọi là mổ cườm Phaco. Đây là phương pháp làm việc dựa trên nguồn sóng âm để tách các thủy tinh thể đục rồi hút ra ngoài, sau đó thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Phương pháp này được coi là an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. 

Phẫu thuật Phaco điều trị bệnh đục thủy tinh thể 
Phẫu thuật Phaco điều trị bệnh đục thủy tinh thể 

6 Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể

Không có nghiên cứu nào chứng minh cách ngăn ngừa đục thủy tinh thể hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng các bác sĩ cho rằng một số chiến lược có thể hữu ích, bao gồm:

Kiểm tra mắt thường xuyên. Khám mắt có thể giúp phát hiện bệnh đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở giai đoạn sớm nhất. Hãy hỏi bác sĩ của bạn bao lâu bạn nên khám mắt.

Từ bỏ hút thuốc. 

Phát hiện bệnh lý khác như tiểu đường hoặc bệnh khác có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả. Trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt.

Đeo kính râm. Tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể. Đeo kính râm ngăn tia cực tím B (UVB) khi ở ngoài trời.

Giảm sử dụng rượu. Sử dụng rượu quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể. [2]

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Kierstan Boyd (Ngày đăng 13 tháng 9 năm 2021). What Are Cataracts?, American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Chuyên viên Mayo Clinic (Ngày đăng 02 tháng 9 năm 2021). Cataracts,  Mayo Clinic. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 7 Thích

    Sau phẫu thuật cần kiêng gì không?


    Thích (7) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    VL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (7)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633