1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Cách chủ động phòng tránh bệnh truyền nhiễm do virus Ebola

Cách chủ động phòng tránh bệnh truyền nhiễm do virus Ebola

Cách chủ động phòng tránh bệnh truyền nhiễm do virus Ebola

Trungtamthuoc.com - Bệnh do vi rút Ebola (EVD) là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, thường gây tử vong ở người. [1] Lần đầu tiên, các trường hợp mắc bệnh do virus Ebola được xác định tại Mỹ, bắt nguồn từ những bệnh nhân đi du lịch trong thời gian ủ bệnh. Chúng đã tạo thành dịch bệnh ảnh hưởng đến hàng ngàn người với tỷ lệ tử vong rất cao.

1 Bệnh do virus Ebola là gì?

Bệnh do virus Ebola là một trong những mầm bệnh gây xuất huyết có độc tính cao nhất, gây nhiễm cho người với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Có 5 chủng và 4 trong số chúng (virus Ebola, Sudan, Taï Forest, và Bundibugyo) [2] có thể gây bệnh. Sau khi vào cơ thể, chúng nhân lên với số lượng lớn, giết chết tế bào, phá hủy hệ miễn dịch, gây chảy máu trong nhiều cơ quan và làm tổn thương hầu hết các cơ quan. [3]

2 Virus Ebola xuất phát từ đâu?

Ebola được phát hiện vào năm 1976 gần sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Công gô. Kể từ đó, một số vụ dịch nhỏ đã xảy ra ở Châu Phi. Đợt bùng phát năm 2014 là lớn nhất. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt này bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra Leone [4]

Virus Ebola thuộc họ Filoviridae family gồm các chủng như sau: Zaire ebolavirus (EBOV), Reston ebolavirus (RESTV), Bundibugyo ebolavirus (BDBV), Ebolavirus Taï Forest (TAFV), Sudan ebolavirus (SUDV) và gần đây mới xác định thêm Bombali ebolavirus (BOMV). Trong đó EBOV gây bệnh với tỷ lệ tử vong cao nhất ở người (57% - 90%), rồi đến SUDV (41% - 65%) và virus Bundibugyo (40%). Cho đến nay, TAFV chỉ gây ra hai bệnh nhiễm trùng ở người không gây tử vong và RESTV gây ra nhiễm trùng ở người không có triệu chứng.

Ebola là bệnh virus truyền nhiễm nguy hiểm.

Con đường lây truyền virus Ebola chính là tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân Ebola có triệu chứng bao gồm:  Nước tiểu, phân, chất nôn, nước bọt và mồ hôi thông qua các vết vỡ trên da hoặc qua đường tiêm vào miệng, mũi hoặc mắt. Cả kể việc tiếp xúc với cơ thể của người bệnh đã chết qua nghi thức rửa nạn chân, hoặc dịch cơ thể hoặc hài cốt của họ.

Nhiễm trùng ở người cũng có thể xảy ra do tiếp xúc với động vật hoang dã nhiễm bệnh qua các hoạt động như: Săn bắn, giết mổ hoặc chuẩn bị thịt từ động vật này.

Bệnh cũng có thể mắc do sử dụng tái sử dụng ống tiêm không an toàn và kim tiêm tiệt trùng không đúng cách vô tình đã bị nhiễm loài virus này.

Khi mọi người bị nhiễm Ebola, họ không bắt đầu phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng ngay lập tức. Khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với bệnh tật đến khi có các triệu chứng được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Một người chỉ có thể lây truyền Ebola cho người khác sau khi họ phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của Ebola.

Ngoài ra, virus Ebola không được biết là có thể lây truyền qua đường thực phẩm. Tuy nhiên, ở một số nơi trên thế giới, vi rút Ebola có thể lây lan qua việc xử lý và tiêu thụ thịt động vật hoang dã hoặc săn bắn động vật hoang dã bị nhiễm Ebola. Không có bằng chứng cho thấy muỗi hoặc côn trùng khác có thể truyền vi rút Ebola. [5]

3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Ebola

3.1 Các triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày, tuy nhiên, các triệu chứng thường phát triển sau 8 - 11 ngày bị nhiễm bệnh có thể ngắn hơn nếu bị lây truyền qua kim tiêm.

Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường đột ngột sốt, ớn lạnh, khó chịu, chán ăn, nhức đầu dữ dội và đau cơ ở thân và lưng dưới. Một số bệnh nhân có thể bị phát ban hoàng điểm lan tỏa sau 5 đến 7 ngày nhiễm bệnh, đa phần chúng xuất hiện ở thân. Những triệu chứng ban đầu này không đặc hiệu và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác như: Sốt rét, sốt thương hàn, sốt vàng đặc biệt là với trẻ em hay do mắc sởi, viêm màng não...

Các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng, thường xuất hiện vài ngày và dần trở nên đặc trưng. Có khoảng dưới 50% người bệnh có biểu hiện chảy máu thường vào khoảng ngày 5 - 7, với các biểu hiện: Xuất huyết, bầm tím, máu rỉ ra từ các vị trí lấy máu tĩnh mạch hay xuất huyết niêm mạc. Một số trường hợp người bệnh có hiện tượng đổi màu đỏ thẫm ở vòm miệng.

Có những trường hợp người bệnh nhiễm Ebola có biểu hiện trên hệ thống thần kinh trung ương như buồn ngủ, mê sảng, co giật hoặc hôn mê. Những đối tượng người bệnh là phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai và nguy cơ tiến triển nặng và tử vong cũng sẽ cao hơn.

Ngoài ra, ở một số bệnh nhân còn có hội chứng viêm toàn thân do giải phóng các cytokine, chất trung gian hóa học, chemokine...

3.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng

Người bệnh nhiễm virus Ebola thường bị giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, bất thường về điện giải và tăng transaminase.

Đồng thời, ở những bệnh nhân này còn có những bất thường ở thận và rối loạn đông máu. Những phát hiện khác bao gồm giảm Albumin rõ rệt và nồng độ Amylase tăng cao.

Ngoài ra, người bệnh còn có bằng chứng suy giảm thể tích nội mạch nghiêm trọng, bất thường chuyển hóa, thở nhanh, vô niệu, mê sảng, hôn mê và sốc...

Bệnh Ebola được chẩn đoán như thế nào?

4 Ebola được chẩn đoán bằng cách nào?

Nghi ngờ nhiễm virus Ebola, khi trước 3 tuần có triệu chứng họ đã từng tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Hoặc sống hay đi đến nơi đang có dịch Ebola, trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột, động vật linh trưởng ở nơi đó.

Để chẩn đoán bệnh do virus Ebola, người bệnh ngoài việc có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở trên có thể làm xét nghiệm:

Phát hiện RNA hoặc kháng nguyên virus trong máu hoặc dịch cơ thể bằng cách dùng phản ứng RT-PCR.

Xét nghiệm miễn dịch phát hiện kháng nguyên hoặc phân lập virus.

Cần phân biệt bệnh do virus Ebola với sốt Dengue, nhiễm trùng huyết do não mô cầu, nhiễm khuẩn huyết, sốt rét ác tính, Leptospira...

5 Phương pháp điều trị bệnh Ebola

Việc điều trị cho người bệnh nhiễm virus Ebola hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng cho họ. Người bệnh cần được nhập viện điều trị và các ly hoàn toàn với khu vực điều trị khác.

Người bệnh nhiễm virus Ebola có biểu hiện sốt cao trên 38oC

  • Hạ sốt bằng cách sử dụng paracetamol theo hướng dẫn nhưng không dùng NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen…) hay Salicylate do gây rối loạn đông máu.

Biểu hiện đau trong nhiễm virus Ebola

  • Sử dụng Paracetamol để giảm đau nhẹ hay dùng morphin nếu đau trung bình hoặc nặng.
  • Bổ sung Oresol cho bệnh nhân Ebola kể cả khi họ không có biểu hiện mất nước.
  • Theo dõi sát tình trạng mất nước và bù dịch ở những bệnh nhân này để điều chỉnh cho kịp thời.

Tiêu chảy, nôn, mất nước gây ra bởi virus Ebola.

  • Sử dụng các thuốc chống nôn cho bệnh nhân Ebola bao gồm:
  • ​Chlorpromazine hoặc Metoclopramide cho người lớnnđến khi họ không còn nôn nữa.
  • Với trẻ nhỏ trên 2 tuổi, dùng Promethazine HCl theo đúng hướng dẫn và theo dõi các dấu hiệu ngoại tháp.

Tình trạng co giật ở những bệnh nhân Ebola

  • Cắt cơn co giật bằng Diazepam với liều phù hợp cho từng đối tượng rồi khống chế cơn giật bằng Phenobacbital.

Biểu hiện chảy máu cấp, tái nhợt từ trung bình đến nặng, sốc giảm khối lượng tuần hoàn

  • Người bệnh Ebola cần được truyền máu hay các chế phẩm của máu.

Nếu có các biểu hiện của sốc hay suy đa tạng

  • Bệnh nhân Ebola phải được đảm bảo khối lượng tuần hoàn, huyết áp, cân bằng nước - điện giải và kiềm toan, có thể lọc máu, dùng ECMO nếu cần thiết

6 Lưu ý với một số nhóm bệnh nhân

Người bệnh nhiễm virus Ebola khi đang mang thai sẽ có khả năng bị sinh non, sảy thai hay chảy máu sau sinh rất cao. Do đó, xem xét cho họ dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh đúng cách để giúp bệnh nhân cầm máu.

Điều trị và phòng ngừa Ebola như thế nào?

Người bệnh đang cho con bú cần phải đặc biệt lưu ý vì virus Ebola có thể lây sang con bằng sữa mẹ do đó cần ngừng cho trẻ bú sữa mẹ. Đồng thời, nếu nghi ngờ mẹ mắc bệnh thì cần phải điều trị và cách ly cả mẹ và con đến khi loại bỏ hoặc chữa khỏi.

7 Phòng chống bệnh do virus Ebola và sự lây nhiễm

Cần sử dụng áo choàng, găng tay, mặt nạ phẫu thuật, kính che mắt hay bảo vệ mặt để bảo vệ kết mạc, mũi và niêm mạc miệng. Sử dụng các đồ dùng bảo vệ cá nhân như bọc chân và bọc giày dùng một lần, khi có tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể. Găng tay hoặc đồ dùng khác bị nhiễm bẩn bởi máu hoặc chất dịch cơ thể phải được làm sạch hay loại bỏ trước khi chạm vào nơi khác.

Rửa tay bằng cồn hoặc xà phòng và nước sạch, đồng thời thực hiện vệ sinh tay cẩn thận trước và sau khi sử dụng găng tay.

Nên sử dụng các thiết bị y tế dùng một lần, nếu thiết bị y tế dùng nhiều lần cũng phải được làm sạch và khử trùng sau khi sử dụng.

Sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng tiêu chuẩn của bệnh viện trước khi làm sạch để ngăn chặn việc nhiễm trùng.

Đồng thời, người dân không xử lý các động vật chết hay thịt còn sống ở nơi đang có dịch bệnh.

Không tiếp xúc với người bệnh hay người nghi ngờ mắc Ebola có triệu chứng.

Đồ ăn như rau quả, trái cây cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh dịch do virus Ebola và phòng chống hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO, Ebola virus disease, WHO. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, What is Ebola Virus Disease?, cdc.gov. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Ebola Virus Infection, WebMD. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Ebola virus disease, Medlineplus. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021
  5. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, What is Ebola Virus Disease?, cdc.gov. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Liều dùng của các thuốc điều trị bệnh do virus ebola như nào?


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Tin hữu ích cảm ơn nhà thuốc


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Cách chủ động phòng tránh bệnh truyền nhiễm do virus Ebola 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Cách chủ động phòng tránh bệnh truyền nhiễm do virus Ebola
    V
    Điểm đánh giá: 5/5

    Virut đáng sợ thật

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633