Bệnh da do ánh sáng: cách điều trị và phòng ngừa
Trungtamthuoc.com - Bệnh da do ánh sáng thường hay gặp trên những người phải làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Bệnh tiến triển nặng vào mùa xuân hè khi ánh mặt trời gay gắt nhất và dịu lại về mùa thu đông.
1 Thế nào là bệnh da do ánh sáng?
Bệnh da do ánh sáng là bệnh lý da liễu hay gặp, làn da của người bệnh bị viêm cấp tính hoặc mạn tính do nhạy cảm với tia cực tím của ánh sáng mặt trời, đồng thời người bệnh có chất cản quang ở lớp biểu bì da.
Bệnh thường hay gặp trên những người phải làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Bệnh tiến triển nặng vào mùa xuân hè khi ánh mặt trời gay gắt nhất và dịu lại về mùa thu đông.
2 Nguyên nhân gây bệnh
Ánh sáng mặt trời có nhiều bước sóng. Thông thường, những tia sáng có bước sóng dài trên 700nm hầu như không gây bệnh do da. Ánh sáng có bước sóng ngắn dưới 400nm (tia tử ngoại) là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về da, được chia làm 3 khoảng như sau:
Dưới 290nm (UVC): Ánh sáng ở vùng nay được tầng khí quẩn hấp thụ 100%, nhưng nếu tầng khí quyển bị thủng, nó sẽ trực tiếp tác động tới làn da gây ra những bệnh về da do ánh sáng, nghiêm trọng nhất là ung thư da.
Từ 290-320nm (UVB): Ánh sáng vùng này cũng được tầng khí quyển hấp thụ phần lớn, một lượng rất nhỏ lọt qua được cũng sẽ gây tác động mạnh khi chiếu vào làn da.
Từ 320-400nm (UVA): Cũng tương tự như UVB nhưng có nguy cơ gây bệnh cao hơn. [1]
Ngoài nguyên nhân bên ngoài là do ánh sáng mặt trời, bênh da do ánh sáng còn do các lớp biểu bì da có chất cản quang. Các chất gây nhạy cảm với ánh sáng có thể có nguồn gốc nội sinh (porphyrin) hoặc chất gây dị ứng (thuốc). Thuốc toàn thân có tác dụng độc quang bao gồm
- Phenothiazine.
- Furocoumarin.
- Furosemide.
- Amiodarone.
- Axit tiaprofenic.
- Ciprofloxacin.
- Cyclin.
- Hóa chất có nguồn gốc dầu mỏ.
- Halogen.
Liều UV thường được dung nạp mà không có phản ứng, kết hợp với các chất nhạy cảm với ánh sáng, có thể dẫn đến phản ứng da giống như cháy nắng. Phản ứng gây độc quang học được biết đến sau khi sử dụng cục bộ furocoumarins (ví dụ: có nguồn gốc từ thực vật), thuốc nhuộm acridine hoặc eosin. [2]
3 Tác hại của tia UV với làn da
3.1 Triệu chứng lâm sàng
3.1.1 Nhiễm độc ánh sáng
Sau khi tiếp xúc với tia UV khoảng 5-20 giờ, trên da bắt đầu xuất hiện các biểu hiện giống bỏng nắng như ban đỏ da, phù nề, có bọng nước, ngứa ngáy tại vị trí tổn thương. Một thời gian sau, vùng này khô lại va bong vảy để lại các dải tăng sắc tố trên da.
Các vị trí tổn thương là những vùng hở như mặt, cổ, tay, chân,...
Viêm da bãi cỏ là một thể lâm sàng khác của bệnh da do ánh sáng hay gặp ở những người đi tắm biển, phơi nắng lâu mà trước đi lại dùng tảo biển, ăn một số loại rau hay dùng các thuốc có tính cản quang. Sau vài giò phơi nắng da bị hồng ban, mụn nước, bọng nước những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Viêm da đậm sắc tố thành vòng cũng là một thể bệnh da do ánh sáng do nhiễm độc ánh sáng cấp tính với biểu hiện là các vết sắc đố đậm màu trên da.
3.1.2 Dị ứng với ánh sáng
Bệnh xuất hiện chậm hơn so với nhiễm độc ánh sáng, thường là sau 24 giờ, tiến triển mạn tính với các biểu hiện lâm sàng là chàm cấp tính (đỏ da, phù nề, chảy nước, sẩn ngứa, mày đay).
Vị trí tổn thương ban đầu là vùng da hở và sau đó lan ra toàn thân.
Bệnh dị ứng với ánh sáng thường liên quan đến việc sử dụng các thuốc kháng histamin, giảm đau tại chỗ, kem chống nắng có thành phần là aminobenzoique,...
3.1.3 Sẩn ngứa do ánh nắng
Bệnh này hay gặp ở phụ nữ vào mùa hè. Biểu hiện chính là da đỏ, ngứa và mọc các sẩn to như hạt ngô, sờ chắc và nổi lên mặt da. Bệnh thường biểu hiện ở phụ nữ, nhất là về mùa hè, với biểu hiện là da đỏ, ngứa, sau đó mọc các sẩn huyết thanh hoặc sẩn phù có kích thước bằng hạt ngô, chắc, nổi cao hơn mặt da.
Da ở vùng thương tổn rất thô ráp, lỗ chân lông to, sau khi sẩn mất đi thì để lại sẹo trắng nhỏ hoặc sẹo teo.
Vùng môi có thể bị phù nề, có vảy da, vảy tiết, khô nứt.
Một số người bị mụn nước dạng thuỷ đậu, thường là bẩm sinh và xuất hiện từ khi mới 2-5 tuổi, thậm chí là sớm hơn khi trẻ mới được 8 tháng tuổi. Trẻ kém ăn, buồn nôn, nôn mửa, da có dát đỏ, ngứa ngáy và mụn nước mọc rải rác hoặc thành cụm, sau 2 tuần đóng vảy và bong ra để lại sẹo. Bệnh tiến triển nặng vào mùa hè, đến khoảng 20-30 tuổi thì thuyên giảm dần và có thể khỏi hẳn.
Một số trẻ 1-3 tuổi bị khô da đậm sắc tố. Đôi khi 14-15 tuổi mới bắt đầu xuất hiện bệnh. Trên da xuất hiện ban đỏ, phù nề mụn nước trên nền da đỏ như chàm khi đi ra trời nắng. Niệm mạc thậm chí bị thâm đen lại khi mụn nước teo khô lại và bong ra.
3.2 Cận lâm sàng
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định tùy theo triệu chứng lâm sàng như sau:
- Đo liều cảm ứng ánh sáng tối thiểu.
- Photo test và photo patch test.
- Định lượng Sắt huyết thanh.
- Định lượng vitamin PP.
- Xét nghiệm porphirin máu, nước tiểu.
Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm như trên.
Lưu ý phân biệt với viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
4 Điều trị bệnh da do ánh sáng
Bệnh thường phát triển mạnh khi bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bởi vậy điều đầu tiên cần làm là tránh tiếp xúc bằng các mặc quần áo dài tay, áo chống nắng,... để che kín các vùng da hở và bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời (nên bôi trước 30 phút). Tốt nhất là nên hạn chế ra ngoài những ngày trời nắng nếu không bắt buộc, hoặc đi những khi trời chưa nắng như sáng sớm hoặc chiều tối.
Dùng kem chống nắng hoặc các biện pháp bảo vệ da khác khi đi ra ngoài trời
Các loại thuốc đường toàn thân được sử dụng là thuốc kháng sốt rét tổng hợp (chloroquin 250mg ×2 viên/ngày, hdroxychloroquin 200mg ×2 viên/ngày) hoặc huốc có caroten (phenoro,...).
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm Vitamin PP 500mg mỗi ngày, chia 4 lần.
Phương giáp giải mẫn cẩm với ánh sáng được thực hiện bằng cách bắt đầu chiếu tia UV nhẹ trên da sau đó từ từ tăng lên.
Bệnh da do ánh sáng nếu loại bỏ được chất cản quang, điều trị tích cực thì bệnh thuyên giảm và khả năng khỏi hoàn toàn là rất cao.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: A/Prof Amanda Oakley, 1997, Photosensitivity, Dermnet NZ. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Percy Lehmann Thomas Schwarz, Ngày đăng: 4 tháng 2 năm 2011. Photodermatoses: Diagnosis and Treatment, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021