1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị

Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị

Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị

Bệnh bạch hầu có triệu chứng hô hấp thường bắt đầu với đau họng và viêm họng nhẹ. Người bệnh có thể có một giả mạc cục bộ hoặc kết hợp có thể xảy ra ở bất kỳ chỗ nào của đường hô hấp. Vậy điều trị bạch hầu như thế nào?

1 Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu (diphtheria) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, tạo giả mạc ở hầu họng, thanh quản và mũi.

Bạch hầu lây lan từ người sang người, qua các giọt đường hô hấp, như ho hoặc hắt hơi. Ít khi người bệnh bị lây do chạm vào vết loét ngoài da hoặc quần áo chạm vào vết loét mở của người bị bệnh bạch hầu. Hoặc người bệnh cũng có thể bị bạch hầu do tiếp xúc với một vật thể, đồ chơi có vi khuẩn bạch hầu trên đó.

Dịch bệnh bạch hầu trước đây là nguyên nhân tử vong ở trẻ em ở nhiều quốc gia.

Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu

2 Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

2.1 Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu là trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Người mang bệnh là ổ chứa và nguồn lây nhiễm cho người lành không mang bệnh. Ở các nước kém phát triển, người dân không được tiêm phòng đầy đủ sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm khá cao.

Hoặc có thể do thuốc có độ kháng độc tố giảm dần theo thời gian và miễn dịch, nên người già chưa được tiêm vắc-xin tăng cường sẽ dễ mắc bệnh từ người mang mầm bệnh.

2.2 Yếu tố nguy cơ

Đối tượng mắc bệnh bạch hầu chủ yếu ở người chưa tiêm phòng. Tuy nhiên bị nhiều ở khu vực có dân số cao, cơ sở hạ tầng y tế kém, vật nuôi nhiễm bệnh, chứa vi khuẩn bạch hầu cũng có tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu cao hơn.

Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu
Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu

3 Triệu chứng khi bị bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu khởi phát các triệu chứng hô hấp thường theo thời gian ủ bệnh từ 2 - 5 ngày hoặc lâu hơn.

Các triệu chứng ban đầu là thường không đặc hiệu, giống như nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus điển hình.

Triệu chứng hô hấp thường bắt đầu với đau họng và viêm họng nhẹ. Sự phát triển của một giả mạc cục bộ hoặc kết hợp có thể xảy ra ở bất kỳ chỗ nào của đường hô hấp. Màng giả mạc đặc trưng bởi sự hình thành một lớp mảnh vụn màu xám dày đặc là hỗn hợp của các tế bào chết, fibrin, RBCs, WBC và các sinh vật.

Khi cắt bỏ màng thấy chảy máu, niêm mạc phù. Sự phân bố của màng thay đổi từ cục bộ như amidan, hầu họng, đến bao phủ toàn bộ khí quản. Màng giả mạc này rất dễ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất là tắc nghẽn đường thở hoặc nghẹt thở sau khi hít phải màng giả.

Nhiều bệnh nhân còn có sự kết hợp với phù cổ  và viêm hạch do nhiễm trùng bạch hầu, gây chứng cổ bò.

Bệnh bạch hầu ở da là một bệnh đặc trưng bởi các vết loét không rõ ràng, được bao phủ bởi một màng màu xám. Các vết loét thường đồng nhiễm với Staphylococcus aureus và streptococcus nhóm A. Các tổn thương của bệnh bạch hầu ở da là nhiễm trùng, và vi khuẩn từ các tổn thương ở da có thể gây nhiễm trùng họng và được xem như một ổ nhiễm trùng.

Người mắc bệnh bạch hầu xuất hiện giả mạc ở hầu - họng
Người mắc bệnh bạch hầu xuất hiện giả mạc ở hầu - họng

Người bệnh bạch hầu có thể có sốt nhẹ, ớn lạnh, khó chịu, đau họng, cổ họng sưng và đau đầu. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị ho, khó thở đường hô hấp, thở khò khè, huyết thanh mũi và màng mũi trắng. Bệnh bạch hầu hô hấp có thể nhanh chóng tiến triển thành suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở, hay do hít màng giả vào khí quản.

4 Chẩn đoán bệnh bạch hầu

Các bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến. Có thể thực hiện các cách:

  • Ngoáy họng hoặc mũi và xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.
  • Lấy mẫu từ vết loét hoặc vết loét hở và thử phát triển vi khuẩn.

Nuôi cấy vi khuẩn và xét nghiệm rồi kết luận. [1] 

5 Biến chứng của bệnh bạch hầu

Nhiễm độc tim thường xảy ra sau 1-2 tuần sau khi cải thiện giai đoạn hầu họng của bệnh. Nó có thể biểu hiện như sau:

Viêm cơ tim được nhìn thấy ở 60% bệnh nhân và có thể biểu hiện cấp tính với suy tim sung huyết, sụp đổ tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc.

Độc tính thần kinh tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng họng. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh nặng phát triển bệnh thần kinh. Các biến chứng có thể như: khiếm khuyết thần kinh sọ, liệt đường mật, mặt và hầu họng, hoặc rối loạn chức năng thần kinh thanh quản.

Viêm dây thần kinh ngoại biên phát triển từ 10 ngày đến 3 tháng sau khi xuất hiện bệnh viêm họng. Người bệnh có biểu hiện ban đầu là một khiếm khuyết vận động của các nhóm cơ gần nhất ở các chi kéo dài ra xa.

Ngoài ra, bạch hầu thỉnh thoảng được nhìn thấy trong đường sinh dục nữ, kết mạc hoặc tai.

6 Cách điều trị bệnh bạch hầu

6.1 Cách ly người bệnh

Người bệnh cần nhập viện và cách ly để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. 

6.2 Điều trị bằng kháng sinh

Cách điều trị bệnh bạch hầu tùy vào bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu đã phát bệnh, hoặc những người đã tiếp xúc gần với người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh. Điều trị có hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu của bệnh và làm giảm khả năng truyền bệnh và tiến triển của bệnh bạch hầu.

Ngoài ra, những người tiếp xúc gần, chẳng hạn như thành viên gia đình, người nói chuyện trực tiếp, phải được điều trị dự phòng. Lúc này cần điều trị bằng erythromycin hoặc penicillin trong 14 ngày và nuôi cấy sau điều trị để xác nhận diệt trừ vi khuẩn.

Kháng sinh macrolid như erythromycin là thuốc đầu tiên lựa chọn điều trị cho bệnh nhân trên 6 tháng tuổi. Kháng sinh macrolid có liên quan đến sự hẹp môn vị ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là điều trị bằng erythromycin. Penicillin tiêm bắp được dùng thay thế khi người bệnh không thể dùng erythromycin.

Erythromycin ức chế sự phát triển của vi khuẩn do ngăn chặn sự phân ly của peptidyl tRNA khỏi các ribosome tạo sự tổng hợp protein phụ thuộc RNA.

Penicillin có thể được sử dụng để điều trị, điều trị dự phòng và loại trừ bệnh bạch hầu ở người mang mầm bệnh. Nó can thiệp vào quá trình tổng hợp mucopeptide của thành tế bào trong quá trình nhân lên của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng. Có thể điều trị hiệu quả bệnh bạch hầu toàn thân.

Penicillin G được dùng tiêm bắp. Nếu bệnh nhân không dùng được penicillin thì dùng Erythromycin.

Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (Antitoxin) được dùng cho những người nghi ngờ mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà định liều cho phù hợp từ 20000 đơn vị đến 100000 đơn vị. Đồng thời, trước khi tiêm ta cần thứ phản ứng huyết thanh kháng độc tố trước để tránh biến chứng trong tiêm truyền.

6.3 Điều trị hỗ trợ

Phẫu thuật loại bỏ màng xám trong cổ họng, nếu cần thiết.

Điều trị các biến chứng, ví dụ như thuốc điều trị viêm cơ tim.

Nghỉ ngơi tại giường trong khoảng sáu tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. [2] 

7 Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Để tránh các biến chứng xảy ra, do đó nếu phát hiện trường hợp bệnh hay nghi ngờ bệnh cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để khám.

Vì bạch hầu có nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải tẩy uế, vệ sinh họng sạch sẽ cả khi phát bệnh hay đã khỏi bệnh.

Những người đã từng tiếp xúc với người bệnh cần được đến khám ở cơ sở y tế để đảm bảo không nhiễm bệnh hoặc được điều trị kịp thời.

Phải đảm bảo môi trường xung quanh nhà ở, trường học thông thoáng, sạch sẽ.

Trẻ cần được giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, đặc biệt luôn luôn vệ sinh cổ họng bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh chuyên biệt.

Cho trẻ tiêm phòng vacxin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván
Cho trẻ tiêm phòng vacxin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván

Cha mẹ cần cho bé tiêm phòng vacxin bạch hầu theo đúng lịch của  chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Hiện nay đang có bạch hầu được tiêm phòng bởi vacxin kết hợp bạch hầu - ho gà - uốn ván. [3] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ CDC (Ngày đăng 26 tháng 5 năm 2020). Diphtheria, CDC. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Chuyên viên của Better Health Channel. Diphtheria - Better Health Channel. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Chuyên viên của National Foundation for Infectious Disease (Ngày đăng tháng 4 năm 2021). Diphtheria, National Foundation for Infectious Diseases. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Liều dùng các kháng sinh điều trị bệnh bạch hầu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị
    TT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633