Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính - Triệu chứng và điều trị

Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính - Triệu chứng và điều trị

, 1 phút đọc

, Cập nhật:
Xem:
2964

Trungtamthuoc.com - Bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh ung thư máu. Có nhiều loại bệnh bạch cầu, trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ chia sẻ đến bạn đọc về bệnh bạch cầu mạn tính dòng tủy (ung thư máu có liên quan đến tủy xương). 

1 Bệnh bạch cầu là gì?

Bạch cầu là tế bào miễn dịch của cơ thể, là những tế bào có khả năng giúp cơ thể chống lại ngoại vật xâm nhập (tác nhân lạ) vào cơ thể. Bạch cầu là những tế bào bạch huyết cầu, không có màu đỏ như hồng cầu. Ở những người bị bệnh bạch cầu thường được gọi nôm na là bệnh máu trắng. 

Bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh ung thư máu
Bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh ung thư máu

Tủy xương là nơi sản xuất ra không chỉ hồng cầu  mà còn có cả bạch cầu và tiểu cầu. Bệnh bạch cầu nguyên nhân gây bệnh thường do bất thường trong việc sản xuất các tế bào máu trong tủy. Cụ thể là do các tế bào tạo máu trong tủy phát triển quá mức, làm tăng nhanh số lượng bạch cầu trong máu. Do đó, tiến triển của bệnh bạch cầu thường rất nhanh, các tế bào ung thư máu có thể đi khắp cơ thể. 

Bệnh bạch cầu xuất hiện khi các gen tế bào bị tác động làm biến đổi, hình thành các tế bào ung thư. Bệnh được phân chia tùy theo loại tế bào máu bị tổn thương và mức độ phát triển của tế bào ung thư, đó là:

  • Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy.
  • Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy.
  • Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho.
  • Bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho.

Trong bài viết này, chúng ta ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính.

2 Định nghĩa và nguyên nhân của bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính

Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính là một bệnh máu ác tính có hiện tượng tăng sinh quá sản dòng bạch cầu đã biệt hóa nhiều nhưng chất lượng bạch cầu không bình thường, chức năng tủy xương vẫn giữ được bình thường trong thời gian đầu. Bệnh thường ổn định trong một thời gian và sau đó chuyển thành một bệnh ác tính rõ rệt.[1]

Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính
Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính

Nguyên nhân của bệnh chưa được biết đến rõ ràng nhưng có liên quan đến hóa chất và phóng xạ gây nên sự dịch chuyển nhiễm sắc thể đặc trưng gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia.

3 Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính

Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy sẽ thường xuất hiện ở những đối tượng có:

Tiếp xúc nhiều với chất phóng xạ: kỹ thuật viên điều khiển máy xạ trị ung thư, nạn nhân bom nguyên tử hoặc chịu ảnh hưởng của tai nạn nhà máy hạt nhân. Những người bị ung thư đã dùng phương pháp xạ trị,...

Tuổi càng cao càng có nguy cơ bệnh, bệnh thường gặp ở những người từ ngoài 30 tuổi. 

Bệnh xảy ra ở nam nhiều hơn ở nữ.[2]

4 Triệu chứng

Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính CML thường gặp ở người lớn từ 30-50 tuổi (trung bình 42 tuổi).

Triệu chứng bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính
Triệu chứng bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính

Bệnh nhân thường không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Khi tình trạng bệnh phát triển, bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, lách to, đau xương hoặc có thể tình cờ phát hiện khi thấy số lượng bạch cầu tăng cao.

Khám thường thấy lách rất to, có thể bờ lách tới rốn hoặc mào chậu, mật độ chắc.

Trong giai đoạn chuyển dạng cấp có thể có xuất huyết và nhiễm khuẩn.

Bệnh thường trải qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn mạn tính kéo dài khoảng 20-40 tháng. Trong giai đoạn này không có triệu chứng lâm sàng.
  • Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn chuyển dạng cấp có biểu hiện triệu chứng rõ rệt và nặng. Đa số bệnh nhân tử vong trong giai đoạn này nhưng có một số bệnh nhân được điều trị tích cực có thể vượt qua giai đoạn chuyển dạng cấp và lui bệnh hoàn toàn.[3]

Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao >80.000/mm3, nguyên tủy bào ở máu ngoại biên khoảng 10-15%, men phosphatase kiềm bạch cầu giảm hoặc không có, Vitamin B12 huyết thanh tăng gấp 2-10 lần bình thường, acid uric huyết thanh tăng do tăng thoái hóa nhân bạch cầu. Tủy tăng số lượng tế bào với ưu thể là tế bào dòng tủy và giảm tiền hồng cầu.

Biến chứng và nguyên nhân tử vong có thể xảy ra là tắc mạch nhiều nơi, nhồi máu lách, vỡ lách, nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết nặng.

5 Điều trị 

Việc điều trị bệnh cầu cầu thể tủy mạn tính chỉ có thể làm thuyên giảm bệnh, làm chậm tiến triển của bệnh và giữ cho bệnh được kiểm soát. Đối với hầu hết mọi người, điều đó không có nghĩa là ung thư đã biến mất hoàn toàn, nhưng nó ít hoạt động hơn trước đây và bệnh có thể được thuyên giảm trong nhiều năm.

Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính
Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính

Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu mạn tính thể tủy trong giai đoạn mạn tính là hóa trị liệu, cắt lách, phóng xạ trị liệu và ghép tủy. Nói chung các kết quả điều trị vẫn còn hạn chế.

Ở nước ta thường dùng hóa trị liệu phối hợp 2 hoặc 3 thuốc trong số các thuốc sau: Hydroxyurea, Busulphan, Cyclophosphamid, nhóm Nitrosoureas.

Trong giai đoạn chuyển dạng cấp, điều trị như bệnh bạch cầu cấp, cụ thể như sau:

  • Điều trị đặc hiệu chống lại sự tăng sinh của tế bào ác tính bằng hóa trị liệu, phóng xạ và miễn dịch trị liệu.
  • Trong hóa trị liệu thường phối hợp các thuốc như: Vincristin, Methotrexat, 6-Mecaptopurin, Prednisolon, Daunorubicin.
  • Có thể phối hợp điều trị thuốc với phóng xạ trị liệu và ghép tủy tự thân hoặc ghép tủy đồng loài.
  • Cần phối hợp với điều trị triệu chứng như chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, chống thiếu máu bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Chỉ truyền máu khi số lượng hồng cầu <2.000.000/mm3.

6 Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bạch cầu mãn tính dòng tủy?

Có thể kiểm soát bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy nếu:

  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng, kết hợp với rèn luyện thể dục thể thao. Cần chú ý tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. 
  • Giữ sức khỏe, tránh để bị ốm, cảm cúm. Những người bệnh sau điều trị ghép tế bào gốc tạo máu sức đề kháng thường kém nên dễ bị nhiễm khuẩn, họ nên tiêm ngừa vaccine phòng cúm mỗi năm. Bên cạnh đó, giữ thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tụ tập chỗ đông người để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Đặc biệt là trong thời dịch virus gây bệnh covid-19  hiện nay. 
  • Cần đánh răng bằng bàn chải mềm để hạn chế tình trạng chảy máu.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Sabrina Felson, MD (Ngày đăng: ngày 18 tháng 1 năm 2020). Chronic Myelogenous Leukemia (CML), WebMD. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Bethesda, MD (Ngày đăng: ngày 28 tháng 7 năm 2021). Chronic Myeloid Leukemia, Medline Plus. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Bethesda, MD, MD (Ngày đăng: Ngày 8 tháng 4 năm 2021). Chronic Myelogenous Leukemia Treatment (PDQ®)–Patient Version, National Cancer Institute. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
Ngày đăng

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Điều trị bệnh bạch cầu thể tuỷ mạn tính chia làm mấy đợt?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính - Triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính - Triệu chứng và điều trị
    TL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
logo
Nhà thuốc uy tín số 1 Nhà thuốc
uy tín số 1
Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100%
chính hãng
Dược sĩ giỏi tư vấn miễn phí Dược sĩ giỏi tư
vấn miễn phí
Giao hàng toàn quốc Giao hàng
toàn quốc
Gửi
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

1900 888 633
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA