1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bệnh Aphtose (nhiệt miệng): triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Aphtose (nhiệt miệng): triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Aphtose (nhiệt miệng): triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Tổn thương cơ bản ban đầu là các vết loét nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, mềm, xung quanh và viền đỏ, không có hạch nhưng rất đau, đặc biệt là khi ăn uống. Chúng có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong khoang miệng, nhưng hiếm khi là ở lợi, vòm cứng và vùng ngoài môi.

1 Bệnh Aphtose là gì?

Aphtose hay còn được gọi là bệnh loét áp - tơ, áp - tơ miệng, bệnh nhiệt miệng,... Đây là tình trạng viêm loét phổ biến nhất của niêm mạc miệng và biểu hiện như một vết loét gây đau trên niêm mạc miệng hoặc bộ phận sinh dục. [1] 

Tổn thương thường là những vết loét từ 3 đến 5 mm, hình tròn hoặc hình bầu dục với một vành ban đỏ ngoại vi và dịch tiết kết dính màu vàng ở trung tâm. Một số bệnh nhân chỉ ghi nhận một tổn thương không thường xuyên và nhưng cũng có bệnh nhân trải qua các đợt thường xuyên gần nhau đến mức gần như liên tục. [2]

Bệnh Aphtose​

Thống kê cho thấy có 20-40% dân số bị bệnh Aphtose ít nhất một lần trong đời và rất dễ tái phát lại, tuy nhiên đây không phải là bệnh lây truyền.

Đối tượng hay bị bệnh là độ tuổi thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở người lớn tuổi.

2 Nguyên nhân gây bệnh

Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh Aphtose. Tuy nhiên một số yếu tố sau được cho là có liên quan khiến người bệnh dễ bị loét miệng hơn:

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh Aphtose thì bạn cũng có nguy cơ cao bị bênh này.

Chấn thương ở miệng: Các sang chấn ở vùng niêm mạc miệng như tiêm tê, răng cắn vào niêm mạc, bàn chải đánhh răng chất lượng kém, can thiệp nha khoa,...

Dùng thuốc kháng viêm (Ibuprofen,...), thuốc ức chế men chuyển (Captopril,...) cũng có thể gây ra các vết loét miệng.

Thiếu máu: người bị loét Aphtose thường bị thiếu các yếu tố tạo máu là sắt, Vitamin B12, Acid Folic cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Nội tiết thay đổi: loét miệng thường xảy ra ở phụ nữ khi bắt đầu kì kinh nguyệt hoặc pha hoàng thể hoặc khi bị rối loạn nội tiết. Do đó, người ra cho rằng chúng có mối liên hệ với nhau.

Căng thẳng tinh thần: điều này khiến người bệnh gia tăng các hành động gây tổn thương niêm mạc miệng chứ cắn môi khiến các vết loét dễ phát sinh và tiến triển nặng.

Một số loại vi khuẩn như liên cầu, H.pylori,... hay virus cũng có thể tham gia và cơ chế bệnh sinh của Aphtose.

Nguyên nhân gây bệnh Aphtose

3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

3.1 Lâm sàng

Tổn thương cơ bản ban đầu là các vết loét nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, mềm, xung quanh và viền đỏ, không có hạch nhưng rất đau, đặc biệt là khi ăn uống. Chúng có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong khoang miệng, nhưng hiếm khi là ở lợi, vòm cứng và vùng ngoài môi. Vết loét to dần lên sau đó thường lành lại trong thời gian từ 7-10 ngày, rất hay tái phát.

3.2 Áp tơ miệng có nguy hiểm không?

Ba phân nhóm lâm sàng của bệnh đã được thiết lập theo mức độ, số lượng và thời gian của các đợt bùng phát:

Thể nhẹ: Đây là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh, chiếm 70-85% tổng số trường hợp. Nó biểu hiện bằng những tổn thương nhỏ hình tròn hoặc bầu dục được bao phủ bởi một màng giả màu trắng xám và được bao quanh bởi một quầng hồng ban. Mỗi đợt RAS nhỏ thường bao gồm sự xuất hiện của 1-5 vết loét có đường kính dưới 1 cm. Các đợt này tự giới hạn và hết trong vòng 4 - 14 ngày mà không để lại sẹo.

Thể nặng: Đây là biểu hiện nghiêm trọng nhất của bệnh, chiếm 10% tổng số trường hợp. Ở dạng phụ này, các vết loét có kích thước trên 1 cm và có xu hướng xuất hiện trên môi, vòm miệng mềm và hầu. Các tổn thương tồn tại trên 6 tuần và có thể để lại sẹo.

Herpetiform: Loại phụ này chiếm 1-10% tổng số trường hợp và được đặc trưng bởi sự bùng phát tái phát của các vết loét nhỏ, sâu và đau đớn. Có đến 100 aphthae có thể phát triển đồng thời, có kích thước 2-3 mm, mặc dù chúng có xu hướng hợp nhất để tạo thành các vết loét lớn hơn với đường viền không đều. Biểu hiện này thường thấy ở phụ nữ và bệnh nhân lớn tuổi hơn, trái ngược với hai phân nhóm lâm sàng khác của bệnh. [3]

3.3 Cận lâm sàng

Các xét nghiệm cần thực hiện là:

  • Mô bệnh học.
  • Công thức máu, tốc độ máu lắng.
  • Chức năng gan thận.
  • HIV.
  • Khám răng hàm mặt.

Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào hình ảnh thực tế của các vết loét và một số xét nghiệm để loại trừ một số nguyên nhân gây loét khác như nhiễm nấm, herpes,...

4 Điều trị bệnh Aphtose

Điều trị bệnh loét miệng Aphtose cần phải loại bỏ ổ nhiễm khuẩn ở vùng răng miệng và tránh ăn các đồ ăn gây kích ứng niêm mạc vết loét.

Thăm khám và tìm hướng điều trị

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm bớt triệu chứng và kéo dài khoảng thời gian tái phát lần sau.

Một số loại thuốc hay được dùng là:

Thuốc kháng vi sinh vật (chlorhexidi, triclosan, tetracyclin,...) dạng dụng dịch hoặc gel có tác dụng chống viêm, diệt vi sinh vật và làm sạch niêm mạc. Nhờ đó giảm được thời gian đau đơn do vết loét và nhanh chóng lành vết loét.

Steroid bôi tại chỗ dạng mỡ, kem triacinolon hoặc prednisolon dạng súc miệng có tác dụng giảm triệu chứng và thời gian loét.

Thuốc điều hòa miễn dịch giúp ức chế hoạt động và sự sản xuất TNF-α, giảm ngưng tập bạch cầu trung tính, giảm số lượng ổ loét.

Thuốc kháng viêm (nước súc miệng benzydamin, gel bôi amlexanox 5%,...) có tác dụng giảm đau và nhanh lành vết loét.

Uống thêm vitmain PP, B12, C, Sắt và acid folic hoặc vitamin tổng hợp để nâng cao sức khỏe, thúc đẩy vết loét chóng lành hơn.

Trường hợp loét nặng, thường là ở người nhiễm HIV có thể cân nhắc sử dụng Thalidomide, nhưng cần thận trọng vì tác dụng phụ khá mạnh.

Điều thú vị là hút thuốc có thể bảo vệ khỏi chứng aphthae, mặc dù hút thuốc làm cho nhiều bệnh về da và miệng trở nên tồi tệ hơn.  [4]

5 Áp tơ miệng nên ăn gì

Hạn chế ăn các đồ ăn kích thích, cay nóng. Lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, ngũ cốc,... để ngăn thiếu hụt dinh dưỡng.

Tránh để bản thân thường xuyên bị stress, căng thẳng, lo âu.

Cẩn thận khi đánh răng và chú ý tránh cắn vào niêm mạc miệng gây tổn thương khiến dễ hình thành vết loét hơn. 

​Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, nhưng nên tránh dùng các loại kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate quá thường xuyên.

Nếu bị nhiễm khuẩn răng miệng cần điều trị sớm và triệt để. Có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối súc miệng hằng ngày để tiêu diệt các vi khuẩn bám trong khoang miệng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Vanessa Ngan, 2003, Aphthous ulcer, Dermnet NZ. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả:Sylvia Brice, MD, Recurrent aphthous stomatitis, Uptodate. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Irene Belenguer-Guallar, Yolanda Jiménez-Soriano and Ariadna Claramunt-Lozano, Ngày đăng: 1 tháng 4 năm 2014, Treatment of recurrent aphthous stomatitis. A literature review, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Vanessa Ngan, 2003, Aphthous ulcer, Dermnet NZ. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Điều trị bệnh Aphtose thế nào?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh Aphtose (nhiệt miệng): triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh Aphtose (nhiệt miệng): triệu chứng và cách điều trị
    TA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633