1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

Trungtamthuoc.com - Ô nhiễm môi trường - một vấn đề nhức nhối toàn cầu, nó gây ra rất nhiều hệ lụy và hậu quả nặng nề. Ô nhiễm môi trường là gì? Đó là hiện tượng mà môi trường tự nhiên bị biến đổi tính chất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem WHO đã cảnh báo điều gì và các nước đã hành động như thể nào trước thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến ngày càng phức tạp.

1 WHO cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường

Theo các số liệu thống kê của Tổ chức y tế Thế Giới WHO, vào năm 2016, có tới hơn 60.000 ca tử vong do các bệnh như viêm phổi, bệnh phổi tấc nghẽn mạn tính, ung thư, bệnh tim, đột quỵ,.. tất cả đều có liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí. [1]

Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường
Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường

Mức độ ô nhiễm vẫn đang ở mức cao báo động ở nhiều nước khu vực châu Á, theo ước tính của tổ chức WHO, cứ 10 người thì có 9 người hít phải bầu không khí ô nhiễm. Chính điều này dẫn đến có tới 7 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí môi trường xung quanh và ô nhiễm không khí ngay trong nhà ở.

Những hạt bụi mịn trong không khí bị ô nhiễm có thể được hít và đi vào phổi, tùy theo kích thước mà chúng có thể xâm nhập vào phổi hoặc đi theo đường mạch máu vào hệ thống tim mạch gây nên các bệnh đột quỵ, bệnh tim và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Vào năm 2016, tại khu vực Tây Thái Bình Dương, có đến 2,2 triệu bệnh nhân tử vong liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí,  trong số đó có đến 29% là do bệnh tim, 27% đột quỵ, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi chiếm 14% và viêm phổi là 8%. [2]

2 Nhiều quốc gia đã bắt đầu hành động

WHO đã tổng hợp dữ liệu về chất lượng không khí của hơn 4.300 thành phố trên tổng số 108 quốc gia, trong đó, Việt Nam có 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở dữ liệu toàn diện nhất thế giới về mức độ ô nhiễm môi trường không khí. 

Cơ sở dữ liệu của WHO thu thập số liệu về nồng độ trung bình hàng năm của các hạt bụi mịn với các kích thước PM10 và PM2.5. PM2.5  chỉ các hạt bụi có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micromet, bao gồm các chất gây ô nhiễm như sulfat, nitrat, carbon, đây là các hạt bụi mịn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nồng độ các hạt bụi mịn được WHO khuyến cáo xuoongsmuwcs trùng bình như sau: đối với PM10 là 20 μg/m3 còn đối với PM2.5 là dưới 10 μg/m3.

Theo cơ sở dữ liệu của WHO, trong năm 2016, tại thủ đô Hà Nội, nồng độ trung bình PM10 là 102.3 μg/m3 và PM2.5 là 47.9 μg/m3. Trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ trung bình PM10 là 89.8 μg/m3 và PM2.5 là 42 μg/m3. [3]

Ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội
Ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội

Tiến sỹ Maria Neira, giám đốc đứng đầu một Ban của WHO chia sẻ về mức báo động tình trạng ô nhiễm không khi trên thế giới: “Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã vượt quá 5 lần mức khuyến cáo của WHO về chất lượng không khí. Điều này ảnh hưởng rất lớn, có thể gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người. Chính phủ các nước đang ngày càng quan tâm và chú trọng tới vấn đề này. Số lượng các thành phố đang thu thập số liệu ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng"

Ở Việt Nam, theo các báo cáo, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nông nghiệp và làng nghề, cùng với đó là quá trình xử lý và chôn lấp chất thải.

Cải thiện tình trạng ô nhiễm không khi là việc làm không của riêng ai, nó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các cấp, các ngành để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất, đòi hỏi dân ủng hộ và hợp tác để cùng khắc phục.

3 Làm cách nào có thể góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí

Mỗi viêc làm dù nhỏ nhất cũng có thể góp phần cho bầu không khí trong lành hơn, sau đây là một số cách thức để không khí trở nên trong lành hơn:

Thay thế các dây chuyền sản xuất lạc hậu, các máy móc cú kỹ thải nhiều chất thải độc hại ra môi trường bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, các máy móc tiên tiến hơn đẻ giảm bớt khí thải ra môi trường.

Hạn chế sử dụng than đá hay dầu mazut làm nhiên liệu, thay vào đó hãy sử dụng điện.

Quy hoạch các khu công nghiệp về các vùng xa trung tâm thành phố và những nơi đông dân cư.

Cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí
Cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí

Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe bus để giảm ùn tắc và khói bụi do khí thải của các phương tiện giao thông.

Trồng nhiều cây xanh, cây xanh chính là lá phổi xanh của thế giới, giúp điều hòa không khí trở nên trong lành hơn.

Trong gia đình, có thường xuyên vệ sinh, lâu chùi, khử khuẩn nhà ở, sử dụng các máy lọc bụi, hút bụi và máy điều hòa không khí để cải thiện không khí cho ngôi nhà của bạn.

Để bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế ra ngoài, đặc biệt là vào những giờ cao điểm, chú ý trang bị khẩu trang cẩn thận, nên dùng khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn như dòng khẩu trang 3M...

Tài liệu tham khảo

  1. ^ WHO. Air pollution in Viet Nam, WHO. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  2. ^ WHO. Air pollution in Viet Nam, WHO. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  3. ^ WHO. More than 60 000 deaths in Viet Nam each year linked to air pollution, WHO. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
      DL
      Điểm đánh giá: 5/5

      bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

      Trả lời Cảm ơn (1)
    • Báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
      TT
      Điểm đánh giá: 5/5

      Làm cách nào có thể góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí?

      Trả lời Cảm ơn (1)
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633