1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

Trungtamthuoc.com - Kháng sinh không những có ứng dụng trong điều trị bệnh cho con người mà nó còn có vai trò quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất. Tuy nhiên Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất hiện nay, rấy lên mối lo ngại thảm họa nhiễm khuẩn trong tương lai.

1 Sự lạm dụng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý đã khiến cho vi khuẩn bị quen thuốc, kháng lại loại thuốc mà trước đó vốn được sử dụng để tiêu diệt nó. Đấy chính là hiện tượng kháng kháng sinh. Đây là vấn đề nhức nhối toàn cầu  và mối lo lắng về thảm họa nhiễm khuẩn trong tương lai.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc như: sự lạm dụng của bác sĩ trong kê đơn, người dân tự ý mua kháng sinh dùng, hầu như tình trạng bệnh nào cũng mua kháng sinh về dùng, những lỗ hổng trong quản lý dược phẩm (thuốc kháng sinh được bán tràn lan mà không cần đơn)... tất cả đó đã đẩy Việt Nam rơi vào “vùng trũng” của tình trạng kháng thuốc.

2 Thảm họa kháng thuốc tại Việt Nam "khủng khiếp" nhất thế giới

Trên thế giới, đã có sự xuất hiện của vi khuẩn siêu kháng thuốc, tức là nó hầu như kháng hết mọi kháng sinh. Thực trạng ở Việt Nam thì sao? Hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh phải đối mặt với tình trạng kháng thuốc ở mức báo động, xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh tăng nhanh với tốc độ chóng mặt khiến việc điều trị bệnh gặp không ít khó khăn.

Tại Việt Nam, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh (AMR) thuộc hàng cao nhất châu Á, với tình trạng nhiễm trùng đa kháng thuốc gây ra hàng nghìn ca tử vong hàng năm. Khu vực này gần đây đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của tình trạng kháng kháng sinh nghiêm trọng ở bệnh lao, sốt rét và vi khuẩn thường liên quan đến các bệnh nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện. [1]

Ngành y tế đã thực hiện một cuộc khảo sát về tình hình bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc tại các tỉnh miền núi phía Bắc, ở cả nông thôn và thành thị. Một cảnh tượng đáng suy ngẫm khi người dân mua kháng sinh dễ như mua mớ rau ngoài chợ, còn người bán cũng bán đơn giản như bán hàng tạp hóa. Hầu như họ không ý thức được mức độ kháng kháng sinh. Phần lớn kháng sinh được mua bán không có đơn của bác sĩ, hiếm trường hợp nào có đơn, ở thành thị, tỉ lệ này chiếm tới 88%, còn ở nông thôn chiếm đến 91%. Suy cho cùng cũng là do lợi nhuận. Ở thành thị, kháng sinh đóng góp 13,4% tổng doanh thu, còn ở nông thôn, kháng sinh đem lại 18,7% doanh thu cho hiệu thuốc. [2]

Thảm họa kháng thuốc tại Việt Nam "khủng khiếp" nhất thế giới
Thảm họa kháng thuốc tại Việt Nam "khủng khiếp" nhất thế giới

Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, có tới 76% bác sĩ kê đơn không hợp lý cho bệnh nhân trong việc sử dụng kháng sinh. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến 33% người bệnh rơi vào tình trạng kháng thuốc. Trong khi các quốc gia phát triển, kháng sinh thế hệ 1 vẫn đang được sử dụng và cho hiệu quả điều trị cao thì tại Việt Nam, do tình trạng kháng thuốc diễn ra mạnh mẽ phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4 mới có đáp ứng. WHO đã liệt Việt Nam vào danh sách nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu.  [3]

Tại Việt Nam, tình trạng vi khuẩn kháng thuốc đang ở mức báo động. Vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng thuốc đang ngày càng gia tăng về số lượng và tỷ lệ. Kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay mà tỷ lệ kháng đã chiếm tỷ lệ 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm.

Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi Oxrford Mỹ vào năm 2013, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng carbapenem ở mức rất cao. Cao nhất tại Ấn Độ với  tỷ lệ 11%, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ với tỉ lệ 9%. Tỷ lệ loại vi khuẩn này kháng cephalosporin thế hệ 3 cũng đã lên đến mức hơn 60%.

3 Hậu quả của việc đề kháng kháng sinh

Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam rất đáng báo động. Hậu quả vi khuẩn kháng thuốc không những gây thiệt hại cho bệnh nhân về sức khỏe, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Khi kháng thuốc, thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài hơn, sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí hơn, thậm chí gây ra nguy cơ tử vong cao, điều đáng lo ngại hơn chính là trong tương lai không còn kháng sinh điều trị. Trong khi việc tìm ra một kháng sinh mới rất khó khăn và tốn kém, thì những kháng sinh cũ đang dần bị kháng mạnh và không ngừng gia tăng. Tốc độ phát triển kháng sinh làm sao theo kịp tốc độ phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Các chuyên gia lo ngại, một ngày nào đó, thế giới không còn vũ khí để chống lại vi khuẩn.

Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, FDA đã cấp phép sử dụng cho 18 loại kháng sinh, nhưng ktừ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Trong khi đó, báo cáo vi khuẩn kháng thuốc lại đang ngày một tăng lên, còn xuất hiện một số siêu vi khuẩn vô cùng nguy hiểm.

Kháng kháng sinh gây hậu quả nghiêm trọng
Kháng kháng sinh gây hậu quả nghiêm trọng

4 WHO khuyến cáo 5 điểm cần lưu ý khi sử dung thuốc kháng sinh

4.1 Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm

Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh không cần dùng kháng sinh (vì các bệnh này chủ yếu do virus gây ra).

4.2 Không chia sẻ kháng sinh cho người thân hay bạn bè

Mỗi người nhiễm các loại vi khuẩn khác nhau, đáp ứng của các bệnh nhân với kháng sinh cũng khác nhau, do đó không đưa đơn của mình cho người khác dùng theo, cho dù các triệu chứng có vẻ như na ná nhau. Dùng sai thuốc có thể làm nhiễm trùng trầm trọng hơn vì không được điều trị đúng cách, thậm chí để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc có thể phù hợp với bạn nhưng lại không phù hợp với người khác.

Khuyến cáo của WHO trong sử dụng kháng sinh
Khuyến cáo của WHO trong sử dụng kháng sinh

4.3 Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau

Vừa tránh nguy cơ dùng không đủ liều, vừa tránh tình trạng dùng phải thuốc quá hạn gây hậu quả vô cùng nguy hiểm.

4.4 Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ

Nguyên tắc dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng và đủ liệu trình.

4.5 Phòng, chống nhiễm khuẩn

Nên che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ CDC (Ngày đăng 9 tháng 5 năm 2018). Vietnam Tracks Multi-drug Resistant Bacteria, CDC. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Cục quản lý khám chữa bệnh (Ngày đăng 13 tháng 11 năm 2015). Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc, Cục quản lý khám chữa bệnh. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Cục quản lý khám chữa bệnh (Ngày đăng 28 tháng 4 năm 2017). Thảm họa kháng thuốc tại Việt Nam "khủng khiếp" nhất thế giới, Cục quản lý khám chữa bệnh. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 3 Thích

    cho tôi hỏi bị cảm cúm có dùng kháng sinh không?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
    XM
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin bổ ích, tôi sẽ theo dõi tiếp các bài viết của trang này

    Trả lời Cảm ơn (13)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633