1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng hiệu quả thuốc điều trị đau mắt đỏ

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng hiệu quả thuốc điều trị đau mắt đỏ

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng hiệu quả thuốc điều trị đau mắt đỏ

Trungtamthuoc.com- Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là một trong những các bệnh lý về mắt xuất hiện phổ biến ở nước ta. Tuy đây là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Vậy đau mắt đỏ có những loại thuốc điều trị nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

1 Phân loại thuốc điều trị đau mắt đỏ 

Thuốc điều trị đau mắt đỏ là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng do các tác nhân gây viêm, nhiễm trùng hoặc kích ứng- những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ. Thuốc thường chứa các thành phần chống vi khuẩn, chống viêm, có tác dụng làm giảm đau và ngứa trong mắt.  Thuốc điều trị viêm kết mạc được phân thành 2 loại: 

  • Thuốc điều trị đau mắt đỏ tại chỗ 
  • Thuốc điều trị đau mắt đỏ toàn thân.
Phân loại thuốc điều trị đau mắt đỏ
Phân loại thuốc điều trị đau mắt đỏ

2 Thuốc điều trị đau mắt đỏ tại chỗ

2.1 Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo là một loại dung dịch có thành phần và tính chất giống như nước mắt tự nhiên. Do đó khi bị viêm kết mạc do dị ứng, virus hoặc vi khuẩn, sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ giúp người bệnh làm sạch mắt, loại bỏ các vi khuẩn hoặc chất gây kích ứng cũng như cung cấp độ ẩm cho mắt.

Chế phẩm:  Một số loại nước mắt nhân tạo có trên thị trường hiện nay như Hypromellose 0,3% (Syseye), natri hyaluronate tinh khiết 0.1% (Sanlein).

Syseye
syseye 1 O5020 130x130Xem tất cả ảnh
Syseye

50.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần tập đoàn Merap
Số đăng kýVD-25905-16
Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 10 ml
Mã sản phẩmaa8177

Liều dùng: Đối với bệnh đau mắt đỏ, người bệnh nên nhỏ 1 - 2 giọt vào mỗi mắt, 5 - 6 lần/ngày hoặc khi cảm thấy mắt bị ngứa và khó chịu.

Sử dụng nước mắt nhân tạo có thể làm giảm một số triệu chứng đau mắt đỏ  
Sử dụng nước mắt nhân tạo có thể làm giảm một số triệu chứng đau mắt đỏ  

2.2 Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh nhỏ mắt là một lựa chọn được sử dụng đối với điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Tuy nhiên việc dùng kháng sinh chữa đau mắt đỏ cần phải có đơn và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng bừa bãi tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hai nhóm kháng sinh chủ yếu được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ là kháng sinh nhóm Aminoglycosid và Fluoroquinolon

2.2.1 Kháng sinh nhóm aminoglycosid

Cơ chế tác dụng: Cơ chế của kháng sinh nhóm Aminoglycosid là thông qua khả năng ức chế sản xuất protein của vi khuẩn. Các kháng sinh thuộc nhóm này thường được sử dụng trong điều trị các nhiễm trùng vi khuẩn gây ra bởi các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương- là nguyên nhân gây ra viêm kết mạc. Việc sử dụng kháng sinh Aminoglycosid trong điều trị đau mắt đỏ nhằm loại bỏ hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm các triệu chứng viêm và đau trong mắt. 

Chế phẩm: Một số kháng sinh được sử dụng điều trị viêm kết mạc hiện nay là: Gentamycin 0.3%, Tobramycin 0.3%. Trên thị trường, người bệnh cũng có thể mua thuốc chứa các hoạt chất này dưới dạng các tên như: 

Gentamycin 0.3% (Gentak , Genoptic)

Tobramycin 0.3% (Tobrex , Biracin-E)

Tobrex 0.03% 5ml
tobrex1 J3272 130x130Xem tất cả ảnh
Tobrex 0.03% 5ml

125.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-21921-19
Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 5ml
Mã sản phẩma787

Liều dùng:

Gentamicin 0.3%: Nhỏ 1 hoặc 2 giọt vào mắt bị bệnh tối đa sáu lần một ngày hoặc hơn nếu cần (Ban đầu, đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng có thể cần nhỏ 1 hoặc 2 giọt mỗi 15 đến 20 phút, sau đó giảm tần suất nhỏ thuốc dần dần khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát).  [1] 

Tobramycin 0.3%: Đối với bệnh nhẹ đến trung bình, nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 4 giờ. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, nhỏ 2 giọt vào mắt mỗi giờ cho đến khi cải thiện, sau đó giảm liều điều trị dần dần trước khi ngừng thuốc.

Tác dụng không mong muốn: Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh Aminoglycoside để điều trị đau mắt đỏ có thể xảy ra như: 

  • Đỏ và chảy nước mắt
  • Kích ứng tạm thời, nóng rát hoặc châm chích
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Ban đỏ (phát ban da do phản ứng miễn dịch)
  • Viêm giác mạc 
  • Ngứa và sưng mí mắt 

2.2.2  Kháng sinh nhóm fluoroquinolon

Cơ chế hoạt động: Ức chế sự tổng hợp DNA của vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt động của DNA gyrase (topoisomerase II) và topoisomerase IV. Hiệu lực của nó phụ thuộc vào chủng vi khuẩn: Chống lại DNA gyrase (topoisomerase II) hoặc topoisomerase IV.

Chế phẩm: Một số chế phẩm kháng sinh nhóm fluoroquinolon dùng điều trị đau mắt đỏ hiện nay như: Levofloxacin 1.5% (Cravit), Moxifloxacin 0.5% (Vigamox), Ofloxacin 0.3% dạng nhỏ mắt hoặc mỡ tra mắt (Oflovid)

Cravit 1.5%
cravit 15 1 B0588 130x130Xem tất cả ảnh
Cravit 1.5%

115.000Còn hàng

Công ty đăng kýSanten Pharmaceutical Co.Ltd
Số đăng kýVN-20214-16
Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ x 5ml
Hạn sử dụng36 tháng kể từ ngày sản xuất
Mã sản phẩmah227

Liều dùng: Đối với thuốc nhỏ mắt, liều dùng thông thường là mỗi lần 1 giọt, dùng 3 lần/ngày. Tuy nhiên liều dùng có thể được điều chỉnh tùy theo triệu chứng của bệnh nhân. Đối với thuốc mỡ tra mắt (như Oflovid), liều thông thường là dùng khoảng 1cm thuốc mỡ tra vào bên trong mí mắt dưới với 3 lần một ngày. Liều lượng có thể điều chỉnh dựa vào triệu chứng của bệnh nhân và mỗi lần dùng cách nhau ít nhất 30 phút.

Tác dụng không mong muốn : Các tác dụng phụ như: ngứa, nổi mề đay, phát ban, xung huyết kết mạc có thể gặp trong quá trình sử dụng nhóm kháng sinh Fluoroquinolon. Ngoài ra cũng đã có trường hợp bị sốc phản vệ khi sử dụng kháng sinh nhóm này. 

2.2.3 Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh

Nên tránh điều trị đau mắt đỏ tại chỗ liên tục lâu dài. Thường các thuốc kháng sinh nhỏ mắt được chỉ định điều trị từ 5-7 ngày, vì sử dụng kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ mẫn cảm và xuất hiện các sinh vật kháng thuốc. 

Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân không được chạm trực tiếp đầu chai vào mắt để tránh nhiễm bẩn thuốc. Nếu sử dụng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, bệnh nhân nên dùng cách nhau ít nhất 5 phút.

2.3 Corticosteroid

Corticosteroid là nhóm thuốc có thể được bác sĩ kê đơn nếu bệnh nhân bị viêm kết mạc nặng. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng khi sử dụng Corticosteroid. Nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo khi bệnh nhân không tuân thủ điều trị bằng Corticosteroid như mắt mờ, đục thủy tinh thể, tăng sự nhiễm trùng mắt. Do đó, nhóm thuốc này chỉ  được sử dụng để điều trị dưới sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ, tuyệt đối người bệnh không được tự ý mua và sử dụng tùy tiện.  

Lạm dụng corticosteroid có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt 
Lạm dụng corticosteroid có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt 

Về cơ chế: Corticosteroid hoạt động bằng cách kích hoạt 1 loại enzyme có tên là Lipocortin. Đây là enzyme có tác dụng ức chế phospholipase A2- một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát tình trạng viêm. Do đó nhóm này được chỉ định để điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc dị ứng.

Chế phẩm: 

Thuốc nhỏ mắt có chứa Dexamethasone 0.1%: Maxidex

Maxidex
maxidex 2 B0237 130x130Xem tất cả ảnh
Maxidex

39.000Còn hàng

Công ty đăng kýAlcon Pharmaceuticals Ltd.
Số đăng kýVN-19382-15
Dạng bào chếHỗn dịch nhỏ mắt vô khuẩn
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ đếm giọt Droptainer 5 ml
Mã sản phẩmM5544

Các thuốc nhỏ mắt có chứa Corticosteroid thường là sự kết hợp giữa Corticosteroid và kháng sinh, ví dụ như Dexamethasone và Neomycin, Dexamethasone và Tobramycin. Các chế phẩm phổ biến có chứa hoạt chất này là:

Dexamethasone và Neomycin: Maxitrol, Tobradex

Maxitrol 5ml
maxitol 1 T8707 130x130Xem tất cả ảnh
Maxitrol 5ml

60.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-21435-18
Dạng bào chếHỗn dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 5ml
Mã sản phẩma507

Dexamethasone và Tobramycin: Metodex

Liều dùng các loại thuốc này đối với điều trị đau mắt đỏ sẽ được cân nhắc theo chỉ định sử dụng của bác sĩ. 

Lưu ý:

Việc  sử dụng thuốc kéo dài cho bệnh lý viêm kết mạc có thể dẫn đến khởi phát bệnh tăng nhãn áp, suy giảm thần kinh thị giác và hình thành đục thủy tinh thể. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có thể làm giảm khả năng đáp ứng với điều trị của cơ thể, tăng khả năng nhiễm trùng mắt. Trong trường hợp bệnh gây mỏng giác mạc, việc sử dụng steroid tại chỗ được biết là có thể gây thủng nhãn cầu. 

Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, các bệnh nhiễm trùng (nấm, vi khuẩn), suy giảm miễn dịch.

3 Thuốc điều trị đau mắt đỏ toàn thân

3.1 Thuốc kháng Histamin H1

Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng mắt gây ra phản ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, khói.., từ đó cơ thể sản sinh ra Histamin để chống lại các dị nguyên.

Histamin gắn kết vào các receptor H1 trên màng tế bào trong mắt và gây ra các triệu chứng như đau mắt đỏ, ngứa và sưng. Thuốc kháng histamin H1 hoạt động bằng cách ngăn chặn sự kích thích và gắn kết của histamin vào các receptor H1. Điều này ngăn chặn phản ứng dị ứng và giảm các triệu chứng như đau mắt đỏ. Do đó thuốc kháng histamin H1 thường được lựa chọn điều trị viêm kết mạc do dị ứng.

Một số hoạt chất kháng Histamin đường uống được sử dụng hiện nay như Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng H1 như: 

Cetirizine: Zyrtec, Unicet

Fexofenadine: Telfast, Agimfast 120

Loratadine: Clarityne, Loratadine spm 5mg

Desloratadine: Aerius, Dasselta 5mg [2] 

Khi sử dụng các thuốc kháng Histamin, bệnh nhân nên lưu ý về đối tượng sử dụng. Một số đối tượng như trẻ em, người già, người bị suy gan, suy thận cần phải hiệu chỉnh liều. Do đó, cần sử dụng đúng đối tượng và liều lượng để đạt được hiệu quả và an toàn khi sử dụng nhóm thuốc này.

Zyrtec 10mg (hộp 10 viên)
zyrtec 10mg 2 K4873 130x130Xem tất cả ảnh
Zyrtec 10mg (hộp 10 viên)

83.000Còn hàng

Công ty đăng kýGlaxoSmithKline Pte., Ltd.
Số đăng kýVN-20768-17
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmm5273

3.2 Thuốc kháng virus

Thực thế thì bệnh nhân bị đau mắt đỏ do virus có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên đối với các tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng virus để điều trị. Acyclovir là thuốc kháng virus được dùng phổ biến.

Một số thuốc có chứa Acyclovir trên thị trường hiện nay như: Ciclevir 800, Acyclovir boston 800

Cơ chế tác dụng của Acyclovir là ức chế đặc hiệu DNA polymerase của herpesvirus- một trong các loại virus gây đau mắt đỏ. Do đó, thuốc được sử dụng để điều trị viêm kết mạc do nhiễm virus Herpes simplex. 

Liều dùng thông thường là uống 1 viên/ngày trong 5-10 ngày.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như: ngứa, phát ban, mẩn đỏ,...

3.3 Có nên sử dụng thuốc kháng sinh đường uống để điều trị viêm kết mạc không?

Bác sĩ thường ưu tiên kê toa thuốc kháng sinh tại chỗ cho bệnh đau mắt đỏ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Điều này là do các phương pháp điều trị tại chỗ giúp điều trị các triệu chứng nhanh hơn và ít tác dụng phụ hơn. Nếu tình trạng nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng (đau mắt đỏ do vi khuẩn) hoặc hệ thống miễn dịch của bệnh nhân suy giảm, bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng sinh đường uống, thường là Ciprofloxacin hoặc Amoxicillin, để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên kháng sinh đường uống nên được tuân thủ điều trị đủ liều, dúng liều để tránh kháng kháng sinh. 

4 Bệnh đau mắt đỏ tái phát. Nguyên nhân do đâu?

Đau mắt đỏ có thể điều trị khỏi trong một thời gian ngắn, tuy nhiên nhiều người vẫn bị tái đi tái lại bệnh lí này. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ tái phát.

4.1 Sử dụng corticosteroid và thuốc kháng sinh chưa đúng cách

Như đã đề cập, corticosteroid giống như một con dao hai lưỡi. Nhóm thuốc này có khả năng chống viêm, giảm các triệu chứng như ngứa mắt, đau mắt nhanh chóng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ dẫn đến tình trạng bệnh xấu đi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Một ví dụ dẫn chứng: Chị A ở Thanh Xuân Hà Nội có hiện tượng mắt xuất hiện một số triệu chứng như ghèn xanh, mắt đỏ, chảy nước mắt liên tục. Chị tự ý đi mua thuốc ở hiệu thuốc gần nhà và được kê Tobradex để sử dụng. Chị sử dụng trong 2 ngày thì thấy hết các triệu chứng nên tự ý ngưng sử dụng vì nghĩ đã khỏi bệnh. Nhưng chỉ sau 3 ngày, mắt chị lại bị sưng đỏ trở lại, ghèn rỉ ra nhiều hơn, mắt cộm rát khó chịu. Lúc này chị đến khám bác sĩ và sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Sau khoảng thời gian 1 tuần, mắt chị đã khỏi tuy nhiên chị vẫn lo lắng liệu bệnh có bị tái phát hay không.

Để tránh bị đau mắt đỏ tái phát do sử dụng corticoid, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sử dụng và liều lượng do bác sĩ chỉ định. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng khó chịu hoặc biến chứng nào sau khi sử dụng corticoid trong mắt. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng, thay đổi loại thuốc hoặc chuyển sang phương pháp điều trị khác nếu thấy cần thiết.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi cũng đã trở thành một vấn đề không còn quá xa lạ. Nhiều bệnh nhân sử dụng dung dịch kháng sinh nhỏ mắt mỗi khi bị ngứa mắt, đỏ mắt hoặc dùng như một loại thuốc phòng bệnh đau mắt đỏ. Việc tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh như vậy sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh (vi khuẩn không còn nhạy với kháng sinh)- một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh đau đỏ có thể tái đi tái lại nhiều lần.

4.2 Do môi trường tiếp xúc 

Vì bệnh viêm kết mạc là bệnh lý có khả năng lây lan cao từ người này qua người khác, nhất là đối với viêm kết mạc do virus và vi khuẩn thông qua tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc các đồ vật được sử dụng chung như khăn tay... Viêm kết mạc có thể lây lan nhanh trong các môi trường tập trung đông người, như trường học, công viên nước, bể bơi, nhà trẻ, phòng gym... Đây là nơi có khả năng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều nguồn nhiễm bệnh khác nhau. Vệ sinh tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với đối tượng bệnh, đeo khẩu trang khi nói chuyện, giữ khoảng cách là việc mà chúng ta làm suốt trong thời kỳ đại dịch COVID-19, và rõ ràng nguyên tắc đó áp dụng được với cả chủng virus gây viêm kết mạc hiện nay.

4.3 Do không chú trọng vào việc vệ sinh mắt

Có thể hiệu ứng tâm lý đám đông, mọi người chỉ đổ xô tìm mua kháng sinh tobramycin, ofloxacin… hoặc corticosteroid gây ra tình trạng hết hàng, xuất hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Trong khi với trường hợp đau mắt đỏ điều quan trọng là phải vệ sinh mắt sạch sẽ. Việc vệ sinh mắt bằng nước mắt nhân tạo giúp rửa sạch các chất tiết do virus sinh ra, đồng thời tạo thuận lợi cho thuốc điều trị thấm tốt hơn. Kháng sinh được dùng chỉ với mục đích ngăn ngừa bội nhiễm thêm vi khuẩn do dụi mắt vì ngứa, khó chịu. Ở nồng độ cao, thậm chí kháng sinh dòng fluoroquinolone như ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin thậm chí còn gây độc với biểu mô kết mạc, giác mạc, khiến chậm lành chỗ bị tổn thương [đã có nghiên cứu độc tính kháng sinh Levofloxacin 1.5% so với nồng độ 0.5% trên tế bào biểu mô giác mạc]

Kết mạc, bị tổn thương không chỉ do độc lực của virus mà còn có thể do cả thuốc điều trị đi kèm gây ra tình trạng khô mắt sau viêm kết mạc. Mắt khô, khó chịu lại lấy tay dụi mắt và thế là tổn thương biểu mô, virus, vi khuẩn xâm nhập trở lại, cái kết là tái phát lại bệnh. Do vậy, việc sử dụng nước mắt nhân tạo (có chứa hoạt chất như natri hyaluronate) ngay từ khi khởi phát bệnh có thể coi là quan trọng nhất bên cạnh việc vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý hoặc gạc vệ sinh mắt chuyên dụng.

Lưu ý là kể cả khi bạn đã hết toàn bộ triệu chứng thì vẫn nên sử dụng nước mắt nhân tạo kéo dài tiếp 1-2 tháng sau đó để mắt luôn ở trạng thái được cấp ẩm, giúp tế bào biểu mô kết, giác mạc hồi phục hoàn toàn. Và đặc biệt nước muối sinh lý (Natri clorid 0.9%) không phải là chất bôi trơn, nếu chỉ vệ sinh đơn thuần mà không thêm tra nước mắt nhân tạo nào khác thì có thể sẽ phản tác dụng, gây khô mắt hơn.

Do đó để khắc phục tình trạng tái phát bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần:

  • Thường xuyên rửa tay, vệ sinh các vật dụng cá nhân, không sử dụng chung trong thời gian nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý hoặc gạc lau mi chuyên dụng
  • Tra nước mắt nhân tạo liều từ 4-6 lần/ ngày liên tục trong thời gian điều trị và tra duy trì liều 3-4 lần/ngày cả hai mắt sau đó 1-2 tháng, ưu tiên loại có chứa Natri Hyaluronate và không chất bảo quản, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo dạng gel/ mỡ nếu bệnh nhân có tiền sử khô mắt.
  • Sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng virus … theo đơn bác sĩ kê và có sự giảm liều dần đối với kháng sinh, kháng viêm corticoid theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám sau 5-7 ngày và 14 ngày nếu bệnh thuyên giảm, nếu thấy triệu chứng nặng hơn thì phải tái khám sớm hơn.
  • Tuyệt đối không nghe các bài thuốc không có cơ sở khoa học hoặc những thông tin không phải từ các chuyên gia nhãn khoa.

5 Hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ bằng dược liệu

Ngoài việc điều trị đau mắt đỏ theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể sử dụng một số dược liệu để quá trình điều trị viêm kết mạc tại nhà tốt hơn.

Dược liệu có nhiều tác dụng hiệu quả trong quá trình điều trị đau mắt đỏ
Dược liệu có nhiều tác dụng hiệu quả trong quá trình điều trị đau mắt đỏ

5.1 Trà xanh

Các polyphenol có trong Trà Xanh có khả năng làm giảm viêm và có tác dụng kháng virus đau mắt đỏ khi sử dụng đúng cách.

Cách sử dụng: Ngâm hai túi trà xanh trong khoảng 10 phút, vắt bớt chất lỏng dư thừa và đặt túi vào tủ lạnh trong 20 phút. Sau đó, nhắm mắt lại và đặt túi lên mắt trong tối đa 30 phút.

5.2 Mật ong

Mật Ong được xem là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất chữa đau mắt đỏ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của nó. Việc sử dụng mật ong như một loại thuốc bôi ngoài da cũng được cho là làm giảm hoạt động của vi khuẩn quanh mắt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nó không chỉ làm giảm viêm, sưng đỏ và tiết dịch mà còn giảm thời gian kéo dài bệnh.

5.3 Cúc vạn thọ

Trong cúc vạn thọ có chứa FlavonoidSaponin, có thể giúp cơ thể ngăn giải phóng các enzyme gây viêm và nhạy cảm. Nó cũng có chứa triterpenoids với có đặc tính chống viêm.

Cách sử dụng: Lá cúc vạn thọ 10 lá, lá dâu non 10 lá. Rửa sạch cho vào cốc đổ nước sôi vào và xông hơi nơi mắt đau, lưu ý để xa, sau gần vì gần quá gây bỏng mắt hoặc sức nóng làm giãn mạch và các mao mạch căng vỡ. Ngày làm một lần trong 2 - 3 ngày (Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Việt Nam) [3] 

5.4 Nghệ

Nghệ là loại dược liệu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Nó giúp chống nhiễm trùng, giảm viêm và giảm kích ứng mí mắt. Với các hợp chất chống viêm và kháng khuẩn, loại thảo dược này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh viêm kết mạc khi sử dụng.

Cách sử dụng: Cho hai muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc nước mới đun sôi. Sau đó ngâm một miếng vải bông hoặc bông gòn vào hỗn hợp bột nghệ rồi chườm lên mắt.

5.5 Hạt cây thì là

Hạt cây thì là có tác dụng kháng viêm tương đối tốt bởi nó có chứa flavonoid- một hoạt chất kháng viêm. Do đó, hạt cây thì là cũng là một sự lựa chọn trong hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ.

Cách sử dụng: Cho một thìa cà phê hạt thì là hoặc 2 túi trà thì là vào nước sôi. Sau đó để nguội rồi lọc lấy nước. Ngâm miếng bông gòn với dung dịch thì là và thoa lên mắt (cẩn thận sử dụng một miếng bông riêng cho mỗi mắt nếu bị nhiễm trùng). Sử dụng nhiều lần trong ngày để làm dịu mắt.

6 Cảnh báo nguy hiểm về việc tự ý sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ

Như thông tin trong bài viết, corticosteroid tuy là nhóm thuốc có tác dụng nhanh đối với bệnh viêm kết mạc tuy nhiên nếu sử dụng thuốc này một cách tự ý và không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ mang đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể kể đến như tăng nhãn áp, mắt mờ, đục thủy tinh thể,...

Một câu chuyện thực tế liên quan đến vấn đề này. Trong lúc đang làm việc, anh A cảm thấy mắt bị ngứa, theo như thói quen anh dùng tay dụi mắt và sau đó mắt anh bị đỏ và sưng. Người nhà anh làm trong ngành y tế khuyên anh vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lí và đi bác sĩ khám. Nhưng anh nhất quyết không nghe, anh tự cho là mình bị viêm kết mạc và tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc với suy nghĩ “đi bệnh viện làm gì, dùng thuốc vài lần là khỏi”. Dược sĩ đã bán cho anh A lọ thuốc Tobradex về dùng. Sau 1 ngày anh thấy hết đỏ, ngứa và nghĩ rằng Dược sĩ giỏi, chữa đúng bệnh đúng thuốc. Tuy nhiên bệnh nhân không hề biết rằng những hệ lụy sau đó nếu không sử dụng corticosteroid đúng cách.

Các chỉ định sử dụng thuốc Tobradex
Các chỉ định sử dụng thuốc Tobradex

Theo nguồn Bác sĩ Ngô Đức Cận, một bệnh nhân nữ 32 tuổi tự ý mua thuốc có chứa corticosteroid để điều trị đau mắt đỏ, sử dụng trong vòng 1 tuần. Biến chứng viêm loét giác mạc nặng , giác mạc căng phòng doạ thủng giác mạc , khả năng mất thị lực hoàn toàn và có nguy cơ múc bó nhãn cầu.

Tình trạng mắt của bệnh nhân sau khi tự ý sử dụng Corticosteroid để điều trị mắt đỏ 
Tình trạng mắt của bệnh nhân sau khi tự ý sử dụng Corticosteroid để điều trị mắt đỏ

Qua những sự việc trên, chúng ta có thể thấy rằng hiện nay đang xảy ra một số vấn đề nhức nhối về việc sử dụng thuốc điều trị như sau:

  • Bệnh nhân tự ý chẩn đoán bệnh của mình và điều trị như “bác sĩ”
  • Dược sĩ tự ý bán các thuốc kê đơn theo kinh nghiệm của mình
  • Dược sĩ bán thuốc có trong đơn thuốc cũ của bệnh nhân (trường hợp bệnh nhân không tái khám mà sử dụng lại đơn thuốc cũ).

Tobradex 5ml
tob1 A0360 130x130Xem tất cả ảnh
Tobradex 5ml

58.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-20587-17
Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 5ml
Mã sản phẩma785

Do đó khi xuất hiện các triệu chứng bất thường về mắt, bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị hợp lí, tránh những hậu quả nghiêm trọng khi tự ý sử dụng thuốc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của EMC (Ngày cập nhật : 24 tháng 11 năm 2020),Gentamicin Eye/Ear Drops 0.3% w/v - Summary of Product Characteristics (SmPC) - (emc), EMC. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2023
  2. ^ Tác giả Amélia Kamegasawa, Mauricio M Chaoul, and Regina El Dib (Ngày đăng: 12 tháng 04 năm 2017),Oral antihistamines for seasonal allergic conjunctivitis - PMC, NCBI. Truy cập ngày 22 tháng 09 năm 2023
  3. ^ Tác giả Sharlene Tan(Ngày đăng: 31 tháng 05 năm 2022), What Are the Health Benefits of Marigold Extract (Calendula)? , Webmd. Truy cập ngày 22 tháng 09 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    bị đau mắt đỏ nên uống thuốc gì


    Thích (1) Trả lời
  • 1 Thích

    thuốc nhỏ mắt syseye còn hàng k ạ


    Thích (1) Trả lời 1
    • sản phẩm còn hàng bạn nhé. bạn vui lòng liên hệ với nhà thuốc qua hotline 1900888633 hoặc nhắn tin qua website để được các dược sĩ tư vấn chi tiết ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Lệ Mỹ vào


      Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633