1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Áp xe gan do amip: dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

Áp xe gan do amip: dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

Áp xe gan do amip: dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Loại amip chủ yếu gây nên bệnh áp xe gan có tên là Entamoeba vegetative histolytica. Các ổ áp xe này hay gặp ở vùng gan bên phải, gồm một ổ đơn độc hoặc nhiều ổ có kích thước khác nhau.

1 Định nghĩa

Áp xe gan do áp là một trong các bệnh lý thường gặp gây tổn thương ở gan. Thể hoạt động của amip là tác nhân gây ra tình trạng này.

Bệnh phổ biến nhất ở các khu vực nhiệt đới, nơi có điều kiện sống đông đúc và điều kiện vệ sinh kém. Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á và Ấn Độ có những vấn đề sức khỏe đáng kể do căn bệnh này. [1]

Theo thống kê, áp xe gan do amip chiếm tới khoảng 80% tổng số ca bệnh áp xe gan tại Việt Nam.

Áp xe gan

Loại amip gây nên bệnh này là Entamoeba histolytica. [2] Các ổ áp xe này hay gặp ở vùng gan bên phải, gồm một ổ đơn độc hoặc nhiều ổ có kích thước khác nhau.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng không phổ biến ở trẻ em và phổ biến ở nam giới gấp 10 lần so với nữ giới, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 18 đến 50. Lý do cho sự khác biệt nổi bật như vậy không rõ ràng nhưng được cho là do các yếu tố như ảnh hưởng của nội tiết tố và thói quen uống rượu. [3]n

2 Con đường xâm nhập của amip

Amip E.histolytica là amip ở thể hoạt động thường trú ngụ ở đại tràng và gây ra các vết loét ở niêm mạc đại tràng. Các thương tổn ở đại tràng giúp amip theo tĩnh mạch mạc tràng treo đại tràng vào tuần hoàn cửa hoặc hệ bạch mạch di chuyển đến gan và gây ra các ổ áp xe. 

3 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

3.1 Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định bệnh dựa vào biểu hiện lâm sang và một số xét nghiệm cận lâm sàng.

Triệu chứng áp xe gan lâm sàng điển hình là:

  • Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao tới 39-40 độ C. Thời gian sốt kéo dài tới 3-4 ngày sau đó sẽ có biểu hiện đau hạ sườn phải.
  • Đau hạ sườn phải và vùng gan: Người bệnh có cảm giác đau nhẹ, cảm giác căng tức và khó chịu ở vùng hạ sườn phải. Cũng có trường hợp người bệnh đau khá nặng, đau xuyên lên vai phải, đau triền miên ngày đêm.
  • Gan to và đau: gan to thêm 3-4cm dưới sườn phải, mặt nhẵn, bờ tù, ấn vào kẽ sườn có cảm giác đau nhói

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân lỏng, dính máu), người mệt mỏi, kém ăn, phù nhẹ ở mu chân, cổ trướng,...

Đau tức hạ sườn phải

Xét nghiệm máu cho kết quả:

  • Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng và CRP cũng tăng.
  • Phản ứng ELISA với amip cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao, hiệu giá ngưng kết trên 1/200 thì kết quả xét nghiệm là dương tính.

Chẩn đoán hình ảnh có kết quả:

  • Chụp X-quang phổi thấy cơ hoành bị đẩy lên cao, di động kém (80% trường hợp có hình ảnh tràn dịch màng phổi)
  • Siêu âm cho hình ảnh tổ chức giảm âm, ranh giới rõ.
  • Chụp CT gan mật giúp chẩn đoán xác định vị trí ổ áp xe, biệt với u gan phát hiện di căn gan.

Chọc hút ổ áp xe gan thấy mủ màu sôcôla, cấy không có vi khuẩn.

3.2 Chẩn đoán phân biệt

áp xe gan do amip cần được phân biệt với các bệnh khác. Ví dụ như:

  • Áp xe gan do vi khuẩn: Trường hợp này hay gặp ở người bị nhiễm khuẩn huyết với tổn thương hay gặp là nhiều ổ nhỏ, mủ tại ổ áp xe có màu xanh hoặc vàng, cấy mủ có vi khuẩn.
  • Áp xe gan do sán lá gan lớn: Khi siêu âm thấy hình ảnh ổ giảm âm hoặc trống âm, ranh giới không rõ. Xét nghiệm ELISA cho kết quả dương tính với sán lá gan lớn.
  • Ung thư gan: Có các triệu chứng hay gặp là da sạm, giãn mạch, lòng bàn tay son, môi tím. Xét nghiệm máu thường alpha Fetoprotein (FP) tăng cao, chọc hút không ra mủ và xét nghiệm có tế bào ung thư.
  • Viêm túi mật: Bệnh nhân sốt và đau hạ sườn phải một cách đột ngột. Siêu âm có hình ảnh viêm túi mật.

Chẩn đoán nguyên nhân

Để xác định nguyên nhân gây ra các ổ áp xe ở gan là do amip cần:

  • Mủ chọc ra cấy không có vi khuẩn và tìm thấy một ít amip trong mủ.
  • Xét nghiệm bằng phản ứng ELISA với ap cho kết quả dương tính.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM với amip dương tính 90-100%.
  • Trên lâm sàng bệnh nhân không vàng da, không bị sỏi mật hay giun ống mật.
  • Mủ chọc ra có màu socola, không mùi.
  • Điều trị bệnh bằng các thuốc chống amip cho hiệu quả tốt.

4 Điều trị bệnh

4.1 Nguyên tắc điều trị

Việc điều trị áp xe gan do amip chủ yếu là dùng thuốc kết hợp với thủ thuật chọc hút mủ.

Điều trị ngoại khoa chỉ áp dụng khi có biến chứng xảy ra.

4.2 Điều trị nội khoa

Sử dụng một trong các loại thuốc diệt amip sau:

  • Metronidazol liều theo cân nặng là 30-40mg/kg mỗi ngày, liên tục trong 10 đến 14 ngày theo đường truyền hoặc uống tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Tinidazol liều 500mg mỗi ngày 3 lần trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
  • Dùng intetrix dạng viên trong 7 đến 10 ngày để diệt amip ở thể kén.

Các trường hợp cần chọc hút mủ kết hợp với dùng thuốc diệt amip:

  • Bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc nhưng không cho kết quả tốt.
  • Bệnh nhân có ổ áp xe quá to cần được chọc hút mủ từ sớm, nếu ổ nhỏ thì điều trị bằng  thuốc vài ngày rồi với chọc hút mủ.
  • Bệnh nhân có nguy cơ vỡ ổ áp xe.

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng amip và chọc hút mủ, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và có chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, kết hợp với các loại thuốc hạ sốt giảm đau nếu cần để hiệu quả điều trị tốt hơn.

4.3 Điều trị ngoại khoa

Việc điều trị ngoại khoa là dẫn lưu ổ mủ ra ngoài. Cách này được áp dụng khi:

  • Ổ áp xe gan đã vỡ vào ổ bụng.
  • Ổ quá xe quá to, gan to quá rốn, việc chọc hút sẽ gây vỡ ổ áp xe.
  • Thực hiện điều trị bằng thuốc và chọc hút mủ nhưng không có hiệu quả.

Lưu ý, việc điều trị bằng cách dẫn lưu mủ vẫn phải kết hợp với dùng thuốc diệt amip.

Dẫn lưu ổ áp xe gan

5 Phòng ngừa áp xe gan do amip

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh lây nhiễm amip qua đường tiêu hóa.

Thực hiện ăn chín, uống sôi. Nếu ăn các loại rau sống hay hoa quả tươi cần ngâm rửa nước muối thật sạch sẽ.

Không sử dụng phân tươi để tưới rau quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Amebic liver abscess,Medlineplus. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Daniel Matei Brailita, Amebic Liver/Hepatic Abscesses, Medscape. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Jasmine Y. Jackson-Akers ; Vidhya Prakash ; Tony I. Oliver, Amebic Liver Abscess, NCBI. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau chọc mủ áp xe gan do amip như nào?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Áp xe gan do amip: dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Áp xe gan do amip: dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
    ML
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633