1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Áp xe vú: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Áp xe vú: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Áp xe vú: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Áp xe vú là một bệnh lý khá phổ biến ở những người mẹ đang cho con bú. Đó là do sữa mẹ có thể làm nứt núm vú tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển ở vị trí này gây ra các áp xe.

1 Áp xe vú là gì?

áp xe vú là tình trạng vú bị nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm sưng đỏ và có tích tụ mủ. Đây là biến chứng nặng nhất của phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ bị viêm ống dẫn sữa mà không điều trị tốt.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng áp xe vú là do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp, áp xe vú cũng có thể là một trong các dấu hiệu của ung thư vú.

Tỷ lệ phụ nữ đang cho con bú bị áp xe vú chiếm khoảng 2 - 3%.

Vị trí áp xe thường gặp
Vị trí áp xe thường gặp

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến người mắc bệnh mất hoàn toàn chức năng tiết sữa để nuôi con, hoại tử vú, thậm chí là biến chứng sang nhiễm trùng huyết,...

2 Những yếu tố nguy cơ của bệnh áp xe vú

Bệnh áp xe vú thường là do vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus xâm nhập vào núm vú, phát triển và gây bệnh.[1]

Một số yếu tố khiến các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập và gây bệnh hơn là:

  • Núm vú bị rách, nứt do trẻ nhay hoặc một số nguyên nhân khác.
  • Người mẹ không vệ sinh sạch đầu vú sau khi cho con bú.
  • Sau khi sinh, người mẹ không day đều bầu sữa để giúp thông tia sữa, không vắt sữa thừa sau khi cho con bú khiến sữa ứ đọng làm tắc tuyến sữa.
  • Do yếu tố ngoại cảnh, ví dụ như trời lạnh khiến dòng sữa khó lưu thông.

3 Triệu chứng và chẩn đoán áp xe vú

Bệnh áp xe vú thường có các biểu hiện như sau:

  • Người mẹ sốt cao và rét run (có thể tới 40 độ).
  • Có cảm giác người mệt mỏi, mất ngủ, không có tinh thần.
  • Đau nhức ở vùng sâu trong tuyến vú.
  • Núm vú sưng nóng đỏ, nắn thấy các nhân mềm, có cảm giác như có các ô dịch.
  • Vắt sữa lên miếng bông thấy các mảnh nhỏ màu vàng nhạt do có mủ lẫn trong sữa.[2]
Núm vú bị sưng nóng đỏ
Núm vú bị sưng nóng đỏ

Khi thăm khám, bác sĩ cần:

  • Siêu âm: thấy nhiều ổ chứa dịch.
  • Xét nghiệm thấy bạch cầu trung tính tăng và CRP dương tính.
  • Chọc dò có mủ.
  • Cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.

Nếu có nghi ngờ ung thư vú cần làm sinh thiết tế bào học để kết luận kết quả khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

4 Điều trị bệnh áp xe vú như thế nào?

Cách điều trị thông thường là sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau và chích áp xe.

Dùng kháng sinh Rovamycine 500mg trong 15 ngày, mỗi ngày 2 viên. phối hợp với thuốc chống viêm. Có thể dùng thêm Paracetamol 500mg (tối đa 3g/ngày) để giảm đau.

Chích ổ áp xe để dẫn lưu mủ. Chú ý không làm tổn thương ống dẫn sữa, rửa sạch vết chích bằng oxy già hoặc Betadin. Đặt meches dẫn lưu và thay băng sạch hằng ngày cho tới khi hết mủ.[3]

Chích ổ áp xe vú
Chích ổ áp xe vú

Trong thời gian điều trị, cần chú ý thêm các vấn đề sau:

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, không cho trẻ bú bằng bên vú bị áp xe.
  • Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nên ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng và vắt bỏ sữa thường xuyên để các tuyến sữa được lưu thông.
  • Uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.

5 Biện pháp phòng tránh bệnh áp xe vú

Để chủ động phòng tránh bệnh áp xe vú, các bà mẹ nên tự thực hiện một số cách đơn giản như sau:

Sau khi sinh con, nên mát xa hai bên vú nhẹ nhàng để giúp ống dẫn sữa được lưu thông tốt.

Mát xa nhẹ nhàng hai bên vú
Mát xa nhẹ nhàng hai bên vú

Cho trẻ bú thường xuyên, bú đúng tư thế và bú hết sữa hoặc vắt sữa dư để tránh đọng sữa và kích thích tạo sữa mới.

Không nên cai sữa quá sớm, nên giảm dần số lần cho con bú.

Vệ sinh núm vú sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú.

Nếu có hiện tượng tắc sữa cần xử lý ngay để thông ống dẫn sữa bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng, chườm ấm,...

Tránh làm nứt, xước núm vú vì vi khuẩn có thể theo đó xâm nhập vào tuyến sữa gây viêm và tạo thành các ổ áp xe.

Chọn áo ngực vừa vặn, tránh áo chật cọ xát gây tổn thương đầu vú.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Ariel Toomey; Jacqueline K. Le (Ngày đăng: ngày 4 tháng 7 năm 2021). Breast Abscess, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Valinda Riggins Nwadike, MD, MPH (Ngày đăng: ngày 23 tháng 7 năm 2020). What to know about a breast abscess, Medical News Today. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Krystal Cascetta, MD (Ngày đăng: ngày 27 tháng 5 năm 2021). Breast Abscesses: Types, Treatment, and More, Healthline. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633