1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. Áp xe răng: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh

Áp xe răng: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh

Áp xe răng: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh

 

Trungtamthuoc.com - Áp xe răng là bệnh lý nha khoa khá phổ biến và cũng dễ nhận biết. Bệnh xuất hiện do nguyên nhân chính là vi khuẩn trong răng miệng gây nên và tạo mủ bên trong khối áp xe. 

1 Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là sự xuất hiện khối u nhú nhỏ quanh chân răng hoặc vùng nha chu. Trong các khối áp xe này có chứa mủ, thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn do viêm tủy răng. Đây là bệnh lý viêm nhiễm vùng miệng cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nhiễm trùng lan sang các phần mô mềm nha chu khác bên cạnh ổ áp xe, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu. 

áp xe răng thường hình thành các túi nha chu nhô lên, bên trong chứa đầy vi khuẩn và mủ. Có ba loại áp xe đó là: 

  • Áp xe quanh ổ - áp xe ở đầu chân răng.
  • Áp xe nha chu - áp xe ở nướu cạnh chân răng. Nó cũng có thể lây lan sang các mô và xương xung quanh.
  • Áp xe lợi - ổ áp xe trên nướu [1] 
Áp xe răng
Áp xe răng

2 Nguyên nhân gây áp xe răng

Niguyên nhân chính gây áp xe răng là do biến chứng của các bệnh viêm nhiễm vùng miệng như viêm tủy răng, sâu răng, viêm quanh chóp răng,... Cụ thể:

Miếng trám ở tủy răng lâu ngày bị hở.

Sâu răng không được điều trị có thể gây biến chứng hình thành ổ áp xe. 

Nhiễm khuẩn sau điều trị viêm tủy răng. 

Bệnh nướu răng , còn được gọi là bệnh nha chu.

Răng bị nứt. [2] 

Viêm răng miệng có thể dẫn tới áp xe răng. Do đó, đánh răng đúng cách và đủ là cách để bảo vệ răng miệng của bạn khỏi các bệnh viêm răng, đặc biệt là áp xe răng. 

3 Chẩn đoán áp xe răng

3.1 Triệu chứng áp xe răng

Áp xe răng rất dễ nhận biết, triệu chứng bệnh rất phổ biến như xuất hiện các cơn đau dữ dội và liên tục, đặc biệt đau hơn khi ăn, nhai, khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh. 

Xuất hiện khối áp xe trong miệng, khối áp xe này có thể sưng nhanh, gây đau. Sờ vào khối áp xe thì cảm giác đau mạnh hơn. 

Ngoài ra, răng còn bị lung lay và có thể trồi cao hơn. 

Người bệnh có thể sốt cao, khi gặp triệu chứng này cần nhanh chóng đến bệnh viện khám để được điều trị kịp thời. 

Hôi miệng.

Áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời ổ áp xe có thể bị vỡ ra, gây thoát vi khuẩn ra ngoài càng làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng và nhiễm khuẩn răng miệng. 

Đau do áp xe răng
Đau do áp xe răng

3.2 Cận lâm sàng

Chụp X-Quang thấy có vùng thấu quang quanh chóp.

4 Các biến chứng của áp xe răng

Áp xe răng không tự khỏi nếu bệnh nhân không điều trị. Áp xe nếu tự vỡ sẽ giảm cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên trường hợp ổ áp xe không tiêu, nhiễm trùng có thể lan đến hàm và các vùng khác, đặc biệt có thể gây nhiễm trùng huyết. 

Người đang mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch nếu bị áp xe răng và không được điều trị, nguy cơ nhiễm trùng lan rộng của bạn sẽ tăng lên nhiều hơn. [3] 

5 Điều trị áp xe răng

5.1 Dẫn lưu ổ áp xe

Bác sĩ nha khoa sẽ rạch một đường nhỏ trên ổ áp xe để dẫn lưu mủ, sau đó làm sạch khu vực bằng dung dịch nước muối và các thuốc khác. 

5.2 Lấy tủy răng

Lấy tủy răng thực hiện khi răng bị viêm nặng nề. Sau khi khoan và làm sạch, nha sĩ sẽ trám và bít lại buồng tủy. Răng cũng có thể được bọc để bảo vệ chắc hơn.

5.3 Nhổ răng

Nếu răng của bị tổn thương quá nặng, nha sĩ có thể nhổ bỏ nó trước khi làm tiêu ổ áp xe. Nha sĩ có thể nhổ răng nếu không thể cứu được và sau đó dẫn lưu ổ áp xe.

Điều trị áp xe răng
Điều trị áp xe răng

5.4 Thuốc kháng sinh

Nếu nhiễm trùng đã lan rộng ra ngoài vùng bị áp xe, đặc biệt với người suy giảm hệ miễn dịch, nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống để giúp loại bỏ nhiễm trùng. Có thể dùng các thuốc như Amoxicillin hoặc Metronidazole....

5.5 Loại bỏ dị vật

Nếu áp xe nguyên nhân do một vật lạ trong nướu răng bác sĩ sẽ loại bỏ và làm sạch bằng dung dịch nước muối. [4] 

5.6 Giảm đau nhanh

Biện pháp giảm đau nhanh trước khi đến khám là dùng thuốc chống viêm không kê đơn. Ví dụ Ibuprofen hoặc paracetamol có thể dùng hiệu quả. Tuy nhiên trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng Aspirin. [5] 

6 Dự phòng áp xe răng tại nhà

Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nước sức miệng,...

Tái khám răng định kỳ.

Không ăn vặt nhiều, hạn chế ăn đồ bánh kẹo, đồ ngọt. Nên ăn nhiều hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày. 

Khám răng định kỳ để phòng ngừa áp xe răng. 

Tránh thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

Chải răng đúng cách
Chải răng đúng cách

Nhai bên miệng không bị áp xe có lẽ sẽ đỡ đau hơn

Không xỉa răng xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

Sử dụng bàn chải đánh răng thật mềm. [6] 

  

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Adrienne Santos-Longhurst (Ngày đăng 2 tháng 7 năm 2019). Abscessed Tooth: What You Need to Know, Healthline. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Rachel Duran (Ngày đăng 23 tháng 11 năm 2019). What Is an Abscessed Tooth?, WebMD. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 1 tháng 3 năm 2019). Tooth abscess, Mayo Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  4. ^  Adrienne Santos-Longhurst (Ngày đăng 2 tháng 7 năm 2019). Abscessed Tooth: What You Need to Know, Healthline. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  5. ^ NHS (Ngày đăng 05 tháng 2 năm 2019). Dental abscess, NHS. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  6. ^  Tim Newman (Ngày đăng 4 tháng 12 năm 2017).What's to know about dental abscesses?, Medical News Today. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Nguyên nhân gây áp xe răng là gì?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Áp xe răng: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Áp xe răng: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, thuốc hiệu quả tôi thường xuyên mua ở đây

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595