1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Áp xe phần phụ: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Áp xe phần phụ: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Áp xe phần phụ: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Áp xe phần phụ là một khối nhiễm trùng phức tạp của phần phụ, hình thành do di chứng của bệnh viêm vùng chậu. [1] Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng, cần được điều trị hoặc phẫu thuật kịp thời. [2]

1 Áp xe phần phụ là bệnh gì?

Áp xe phần phụ là bệnh phụ khoa ở nữ giới với các viêm nhiễm tại các bộ phận sinh dục trên như ống dẫn trứng, buồng trứng,... do nhiễm một số loại vi khuẩn. Đôi khi những ổ viêm này lan sang cả các cơ quan lân cận như ruột và bàng quang. Nếu áp xe vỡ có nguy cơ nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm đến tính mạng.

áp xe phần phụ là một trong các bệnh lý phụ khoa mà phụ nữ ở độ tuổi sinh sản hay gặp nhất. 

Thế nào là bệnh áp xe phần phụ?

2 Nguyên nhân gây áp xe phần phụ

Nguyên nhân gây áp xe phần phụ thường là các loại vi khuẩn hiếu khí hoặc kị khí, chủ yếu là Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhea.

Một số tác nhân khác cũng có thể gây bệnh như: Gardnerella vaginalis, Mycoplasma homonis, Streptococcus, Staphylocoques, Haemophilus influenzae, Cytomegalovirus, Mycoplasma hominis,...

3 Chẩn đoán áp xe phần phụ

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Áp xe phần phụ được xem là tình trạng nặng của viêm phần phụ với các triệu chứng tương tự như:

  • Không điển hình: Sốt nhẹ, đau vùng chậu mạn hoặc đau bụng lan toản, thay đổi thói quen đi vệ sinh.
  • Khi các ổ áp xe vỡ ra sẽ có triệu chứng điển hình là đau bụng cấp, có thể đe dọa tính mạng do nhiễm trùng máu. Trường hợp này cần được phẫu thuật cấp cứu sớm.
  • Khi thăm khám thấy đau vùng chậu nhiều và căng, có u ở phần phụ.

3.2 Cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm để chẩn đoán bệnh là:

  • Xét nghiệm máu thấy bạch cầu, CRP tăng.
  • Siêu âm vùng chậu thấy có khối u cạnh tử cung.
  • Chục CT hoặc MRI có khối u cạnh tử cung.

3.3 Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt áp xe phần phụ với một số bệnh lý khác như:

  • Cơ quan sinh sản: viêm vùng chậu, u buồng trứng, thai ngoài tử cung bội nhiễm,...
  • Hệ tiêu hóa: viêm dạ dày, đau ruột thừa, viêm túi mật,...
  • Hệ tiết niệu: viêm bàng quang, sỏi thận, viêm niệu đạo,...

4 Biến chứng nguy hiểm do vỡ ổ áp xe

Tỉ lệ các ca bệnh áp xe phần phụ bị vỡ ổ áp xe chiếm tới 15%.

Có tới 10-20% ca bệnh bị biến chứng sang nhiễm trùng huyết.

Các trường hợp này rất nguy hiểm với tính mạng bệnh nhân, cần được can thiệp phẫu thuật ngay lập tức.

5 Phác đồ điều trị áp xe phần phụ

Điều trị áp xe phần phụ như thế nào?

5.1 Điều trị nội khoa đơn thuần

Điều trị nội khoa được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bệnh chưa có biến chứng và theo thông  kê thì có tới 75-80% ca bệnh đạt hiệu quả bằng cách điều trị này.

Tiêu chuẩn được điều trị nội khoa:

  • Huyết động ổn định.
  • Không có dấu hiệu vỡ ổ áp xe.
  • Kích thước ổ áp xe không quá 8cm.
  • Đáp ứng với kháng sinh.
  • Chưa mãn kinh.

Ngoài ra, những người có tiền sử phẫu thuật vùng chậu hoặc mong muốn sinh thêm và có tình trạng lâm sàng ổn định vẫn có thể điều trị nội khoa đơn thuần.

Phác đồ điều trị nội:

Điều trị bằng kháng sinh phổ rộng cho mọi trường hợp. Theo dõi trong ít nhất 48 giờ dùng thuốc, nếu không có hiệu quả thì đổi kháng sinh khác.

Lựa chọn 1: Một trong các phối hợp sau

  • Cefoxitin 2g cách 6 giờ + Doxycycline 100mg cách 12 giờ.
  • Cefotetan 2g cách 12 giờ + Doxycycline 100mg cách 12 giờ.
  • Clindamycin 900mg cách 8 giờ + Gentamicin 2mg/kg liều đầu, sau đó 1,5 mg/kg mỗi 8 giờ. 
  • Ampicillin 2g cách 6 giờ + Clindamycin 900mg cách 8 giờ + Gentamicin 2mg/kg liều đầu, sau đó là 1,5 mg/kg mỗi 8 giờ.
  • Ampicillin-sulbactam 3g cách 6 giờ + Doxycycline 100mg cách 12 giờ.
  • Amoxicillin-clavulanate 1,2g cách 8 giờ + Metronidazol 500mg/100ml cách 8 giờ.

Lựa chọn 2: Nếu bệnh nhân dị ứng hoặc không đáp ứng với các thuốc ở lựa chọn  1 thì dùng thuốc theo một trong các cách phối hợp sau:

  • Levofloxacin 500mg/100ml (1 lần/ngày) + Metronidazol 500mg/100ml cách mỗi 8 giờ 1 lần.
  • Imipenem-cilastatin 500mg mỗi 6 giờ 1 lần.
  • Piperacillin-Tazobactam 4,5g mỗi 8 giờ 1 lần.

Sử dụng kháng sinh ở chọn lựa 2 khi dị ứng với lựa chọn 1 hay điều trị theo chọn lựa 1 không đáp ứng sau 48 giờ.

Đánh giá điều trị nội:

  • Theo dõi liên tục trong 2 - 3 ngày đầu sử dụng thuốc. Đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Huyết đồ - CRP mỗi ngày trong 3 ngày đầu và sau 7 ngày điều trị.
  • Siêu âm bụng sau 1, 4 và 7 ngày dùng thuốc, nếu ổ áp xe thưa hơn là thuốc đáp ứng tốt.

Tiêu chuẩn chuyển sang phẫu thuật:

Sau 48-72 giờ điều trị bằng thuốc phải chuyển sang phẫu thuật nếu:

  • Tình trạng sốt không giảm, thậm chí là tăng lên.
  • Đau vùng chậu nặng hơn.
  • Khối áp xe lớn.
  • Bạch cầu trong máu không giảm.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng huyết.

5.2 Điều trị ngoại khoa

Chỉ định trong các trường hợp:

  • Khối áp xe lớn trên 8cm.
  • Ổ áp xe bị vỡ.
  • Áp xe vùng chậu không phân biệt được với áp xe ruột thừa.
  • Điều trị nội khoa không có đáp ứng.

Việc sử dụng kháng sinh vẫn được duy trì sau khi phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật 2 giờ cũng nên dùng kháng sinh.

Nguyên tắc phẫu thuật:

  • Phá các ổ áp xe và dẫn lưu áp xe.
  • Cắt phần phụ có khối áp xe.
  • Nếu bệnh nhân lớn tuổi và không có nhu cầu sinh thêm con có thể cắt bỏ toàn bộ tử cung + phần phụ và dẫn lưu.
Phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng

Lưu ý:

  • Những người đã mãn kinh mà bị áp xe phần phụ thì tỉ lệ bị ung thư cao chiếm tới 8/17. Trường hợp mãn kinh nên điều trị bằng phẫu thuật thay vì điều trị nội khoa.
  • Phụ nữ có thai hiếm khi bị áp xe phần phụ. Nếu bị thì cũng điều trị tương tự như phụ nư chưa có thau nhưng cần lưu ý tránh những loại thuốc có thể gây hại tới thai nhi.
  • Nên đi khám phụ khoa định kì để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, tránh để bệnh biến chứng gây nguy hiểm tới khả năng sinh sản và thậm chí là tính mạng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Norah Kairys ; Clare Roepke, Tubo-Ovarian Abscess, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Richard H Beigi, MD, MSc, Management and complications of tubo-ovarian abscess, Uptodate. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 28 Thích

    mã chẩn đoán bệnh áp xe phần phụ là gì


    Thích (28) Trả lời
  • 25 Thích

    Áp xe phần phụ tác nhân gây ra do gì?


    Thích (25) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Áp xe phần phụ: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Áp xe phần phụ: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
    NN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Áp xe phần phụ: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cung cấp thông tin đầy đủ và hữu ích. Cảm ơn Trung Tâm thuốc.

    Trả lời Cảm ơn (28)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633