1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Áp xe gan do vi khuẩn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Áp xe gan do vi khuẩn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Áp xe gan do vi khuẩn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Áp xe gan do vi khuẩn hay gặp ở những người có bệnh lý đường mật, người có bệnh mạn tính, bệnh ác tính hoặc đang sử dụng thuốc giảm miễn dịch.

1 Định nghĩa

Áp xe gan là tình trạng các thế bào gan bị hủy hoại biến thành ổ mủ có kích thước to nhỏ, ít nhiều khác nhau. 

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng áp xe gan. Một trong số đó là vi khuẩn. Áp xe gan do vi khuẩn thường do các loại vi khuẩn như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,  Bacteroides, Streptococcus,... gây ra. 

Bệnh hay gặp ở những người có bệnh lý đường mật, người có bệnh mạn tính, bệnh ác tính hoặc đang sử dụng thuốc giảm miễn dịch.[1]

Áp Xe Gan Do Vi Khuẩn
Áp xe gan

2 Con đường vi khuẩn vào gan

Vi khuẩn vào gan và gây nên một hoặc nhiều ổ áp xe theo các con đường sau:

Đường mật: Đây là đường xâm nhập phổ biến nhất của các loại vi khuẩn. Bệnh thường do biến chứng của các bệnh lý đường mật như sỏi mật, tắc mật, các bệnh gây chít hẹp và ứ mật.

Đường tĩnh mạch cửa: Các loại vi khuẩn có thể theo đường tĩnh mạch cửa di chuyển xuống và khu trú tại gan từ các vùng viêm nhiễm tại ổ bụng như viêm ruột thừa, viêm mủ bể thận,...

Đường động mạch gan: Vi khuẩn có thể đến từ bất kì một vị trí bị nhiễm khuẩn nào trên cơ thể di chuyển theo đường động mạch gan tới gan và gây bệnh. Ví dụ như viêm nội tâm mạc, viêm hạch,... hay gặp nhất là nhiễm khuẩn huyết.

Tuy nhiên, cũng có tới khoảng 50% số ca bệnh bị áp xe gan không xác định được đường vào của vi khuẩn. Thường gặp ở những người bị áp xe gan do biến chứng từ đái tháo đường hoặc bệnh ác tính.

3 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Đa số những người bị áp xe do vi khuẩn có các triệu chứng sau:

Hạ sườn phải đau âm ỉ, những trường hợp bị bệnh đường mật có thể bị các cơn đau quặn mật.

Sốt cao tới 39 - 40 độ có kèm theo rét run.

Gan to và mềm, nhấn vùng gan thấy đau.

Nếu áp xe gan có liên quan tới tắc mật sẽ có biểu hiện vàng da.

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy.[2]

Đau âm ỉ hạ sườn phải do áp xe gan
Đau âm ỉ hạ sườn phải do áp xe gan

3.2 Cận lâm sàng

Các xét nghiệm được yêu cầu thực hiện sau khi thăm khám lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, procalcitonin tăng.
  • Xét nghiệm CRP tăng.
  • Cấy máu tìm thấy vi khuẩn (nếu có nhiễm khuẩn huyết).
  • Siêu âm cho hình ảnh là khối giảm âm hoặc hỗn hợp âm ( nếu chưa hóa mủ hoàn toàn).
  • Chụp CT hoặc cộng hưởng từ nhìn thấy ổ áp xe. Ngoài ra, cách này còn giúp phát hiện ra một số nguyên nhân liên quan đến đường mật (sỏi mật, giun trong đường mật,...).

4 Điều trị bệnh

4.1 Nguyên tắc điều trị

Áp xe gan do vi khuẩn được điều trị chủ yếu bằng kháng sinh với nguyên tắc sau đây:

Xây dựng kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh điều trị theo kháng sinh đồ đó.

Trong thời gian đang làm kháng sinh đồ thì dùng kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng để điều trị. Nếu bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng cần sử dụng ngay loại kháng sinh hoạt tính phổ rộng và tác dụng mạnh như Carbapenem.

Nếu vi khuẩn gây bệnh là G(-) thì kháng sinh tốt nhất là các kháng sinh Cephalosporin thế hệ ba và Aminoglycosid. Với vi khuẩn kị khí thì nên dùng kháng sinh Metronidazol.

Thời gian điều trị bằng kháng sinh là từ 2 đến 4 tuần.

Để nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ cần thực hiện thủ thuật chọc hút ổ áp xe. 

Nếu ổ áp xe lớn hơn 5cm cần chọc hút mủ và dẫn lưu. Khi biện pháp này không cho kết quả tốt thì phải phẫu thuật để dẫn lưu ổ mủ.

Nếu có tắc đường mật thì cần dẫn lưu qua da, đặt stent hoặc phẫu thuật để thông đường mật.

Nếu bệnh nhân có tình trạng tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết.

Nếu có ổ vi khuẩn nguyên phát, cần điều trị dứt điểm để tránh tái nhiễm.

Chọc hút mủ ổ áp xe gan
Chọc hút mủ ổ áp xe gan

4.2 Điều trị cụ thể bằng kháng sinh

Điều trị bằng kháng sinh ban đầu thường được dùng bằng đường. Sau khi bệnh đã có tiến triển tốt có thể chuyển sang dùng thuốc theo đường uống. 

Các lựa chọn kháng sinh trong điều trị áp xe gan do vi khuẩn là:

4.2.1 Kháng sinh Penicillin + chất ức chế beta lactamase có hoạt phổ rộng

Ampicillin - Sulbactam dùng theo đường tiêm IV với liều 1,5-3 g/6 giờ.

Piperacillin - Tazobactam dùng theo đường tiêm IV với liều 4,5 g/6 giờ.

4.2.2 Aminoglycosid

Gentamicin dùng theo đường tiêm IM hoặc IV (pha loãng) với liều 80mg cách mỗi 8 giờ.

Amikacin dùng theo đường tiêm IV hoặc IM với liều tính theo cân nặng 5 mg/kg cách mỗi 8 giờ một lần.

Tobramycin dùng theo đường tiêm IV hoặc IM với liều 1mg/kg/8 giờ.

4.2.3 Các Cephalosporin thế hệ 3,4

Sử dụng các thuốc sau theo đường tiêm tĩnh mạch:

  • Cefoperazon - Sulbactam cứ cách 12 giờ dùng 1 liều 2g.
  • Ceftriaxon mỗi ngày tiêm một lần 2 - 4g.

Ceftazidim hoặc Cafepim cách 12 giờ tiêm liều 1-2g.

4.2.4 Monobactam

Aztreonam cách 12 giờ tiêm liều 1-2g.

4.2.5 Fluoroquinolon

Dùng thuốc theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch với liều như sau:

Nếu có nhiễm khuẩn kỵ khí dùng một trong các loại kháng sinh trên kết hợp với Metronidazol 500mg, ngày 3 lần theo đường tiêm tĩnh mạch.

4.2.6 Carbapenem

Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch với liều như sau:

Ngoài sử dụng kháng sinh, bệnh nhân có thể được điều trị hỗ trợ bằng dịch truyền dinh dưỡng, thuốc giảm đau,...

Áp xe gan ở nước ta không phải là một căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị sớm và dứt điểm thì có thể gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu bạn có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Hossein Akhondi, Durr E. Sabih (Ngày đăng: ngày 6 tháng 7 năm 2021). Liver Abscess, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Stacy Sampson, DO (Ngày đăng: ngày 17 tháng 9 năm 2018). Pyogenic Liver Abscess, Healthline. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Cristina Serraino , MD, Chiara Elia , MD, Christian Bracco , MD, Gianluca Rinaldi, MD (Ngày đăng: ngày 11 tháng 5 năm 2018). Characteristics and management of pyogenic liver abscess, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Dự phòng bệnh áp xe gan do vi khuẩn như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Áp xe gan do vi khuẩn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Áp xe gan do vi khuẩn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    MH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633