1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Ăn thịt đỏ có làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường?

Ăn thịt đỏ có làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường?

Ăn thịt đỏ có làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường?

Ăn thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu, được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Điều này có thực sự chính xác. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.

1 Thịt đỏ có tác hại gì?

Thịt đỏ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhưng cũng được nhắc nhiều về những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tại đây, chúng tôi tập trung bàn luận về mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và nguyên nhân gây ra nó.

1.1 Nghiên cứu từ Đại học Harvard năm 2010

Trong một nghiên cứu năm 2010, các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng ăn thịt chế đỏ biến sẵn (chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích hoặc thịt nguội), có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 42 % và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 19%.[1]

Ngược lại, các nhà nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ mắc bệnh tim hoặc tiểu đường tăng cao hơn ở những người ăn thịt đỏ chưa qua chế biến. 

Đây là công trình đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các bằng chứng đầu tiên trên toàn thế giới về việc ăn thịt đỏ chưa qua chế biến và thịt đã qua chế biến có liên quan như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

  • Tiến hành nghiên cứu

Cụ thể, Renata Micha, một nhà nghiên cứu tại Khoa Dịch tễ học tại Harvard và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Mặc dù hầu hết các hướng dẫn về chế độ ăn uống đều khuyến nghị giảm tiêu thụ thịt, tuy nhiên các nghiên cứu riêng lẻ trước đây chưa thể hiện được rõ ràng về mối quan hệ giữa việc tiêu thụ thịt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Và hầu hết các nghiên cứu trước đây cũng không xem xét riêng biệt về ảnh hưởng tới sức khỏe của việc ăn thịt đỏ chưa qua chế biến so với thịt đã qua chế biến.”

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Micha và các đồng nghiệp đã xem xét một cách có hệ thống gần 1.600 nghiên cứu. Hai mươi nghiên cứu có liên quan đã được xác định, bao gồm tổng cộng 1.218.380 tình nguyện viên từ 10 quốc gia trên bốn lục địa (Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á) tham gia nghiên cứu.

Trong nghiên cứu, thịt đỏ chưa qua chế biến được định nghĩa là bất kỳ loại thịt nào từ thịt bò, thịt cừu hoặc thịt lợn chưa qua chế biến (ngoại trừ thịt gia cầm). Thịt đã qua chế biến được định nghĩa là bất kỳ loại thịt nào được chế biến bằng cách hun khói, xử lý nhiệt hoặc ướp muối hoặc qua chất bảo quản hóa học (các ví dụ bao gồm thịt xông khói, xúc xích hoặc thịt nguội hoặc thịt hộp). Các nguồn protein từ thực vật hoặc hải sản không được đánh giá trong các nghiên cứu này.

Nghiên cứu đã được điều chỉnh để loại trừ các yếu tố rủi ro và các yếu tố về lối sống liên quan đến việc ăn thịt đỏ chưa qua chế biến và thịt đã qua chế biến.

  • Kết quả nghiên cứu

Kết quả cho thấy, trung bình, mỗi khẩu phần thịt chế biến sẵn (50 gam: khoảng 1-2 lát thịt nguội hoặc 1 chiếc xúc xích) được sử dụng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 42% và bệnh tiểu đường cao hơn 19%. 

Ngược lại, ăn thịt đỏ chưa qua chế biến không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim hoặc tiểu đường. Đối với nguy cơ phát triển đột quỵ, các bằng chứng còn hạn chế nên các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận nào.

Đánh giá về kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết: Khi chúng tôi xem xét các chất dinh dưỡng trung bình trong thịt đỏ chưa qua chế biến và thịt đã qua chế biến được ăn ở Hoa Kỳ, chúng tôi thấy rằng chúng chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol trung bình tương tự nhau. Ngược lại, thịt chế biến sẵn chứa hàm lượng natri cao gấp 4 lần và chất bảo quản nitrat cao hơn 50% so với thịt chưa qua chế biến. Điều này cho thấy, sự khác biệt về lượng muối và chất bảo quản, chứ không phải chất béo, có thể giải thích cho nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường cao hơn ở thịt đã qua chế biến.

Thịt đỏ đã qua chế biến có lượng natri và chất bảo quản nitrat cao
Thịt đỏ đã qua chế biến có lượng natri và chất bảo quản nitrat cao

Natri (muối) trong chế độ ăn uống được biết là yếu tố làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh về tim. Bên cạnh đó, trong các thí nghiệm trên động vật, chất bảo quản nitrat có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và giảm khả năng dung nạp Glucose của cơ thể. Những tác động này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Các tác giả cho biết, với những rủi ro tiềm tàng, thịt đỏ đã qua chế biến nên được nghiên cứu sâu hơn về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Ví dụ, tiêu thụ nhiều thịt đỏ đã qua chế biến có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn. Họ cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm về yếu tố nào (đặc biệt là muối và các chất bảo quản khác) trong thịt là quan trọng nhất đối với những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Từ kết quả của nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến cáo: Để giảm nguy cơ đau tim và tiểu đường, mọi người nên xem xét và cân nhắc loại thịt mình đang ăn. Tốt hơn, nên tránh các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp,... hoặc chỉ nên ăn tối đa một khẩu phần mỗi tuần.

1.2 Nghiên cứu trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu năm 2022

  • Tiến hành nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp này được thực hiện để tóm tắt các bằng chứng liên quan đến mối liên quan của việc tiêu thụ thịt đỏ chưa chế biến và chế biến với bệnh tim mạch và đái tháo đường (tuýp hai và thai kỳ).

Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc độc lập các nghiên cứu từ PubMed, Web of Science, Embase và Thư viện Cochrane cho các nghiên cứu quan sát và thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT) được công bố vào ngày 30 tháng 6 năm 2022. Cụ thể, 43 nghiên cứu quan sát với gần 4,5 triệu bệnh nhân tim mạch và 27 nghiên cứu quan sát với hơn 1,7 triệu bệnh nhân đái tháo đường đã được đánh giá.[2]

  • Kết quả nghiên cứu

Tiêu thụ thịt đỏ có liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch [tỷ lệ rủi ro (HR) 1,11, khoảng tin cậy (CI) 95% 1,05 đến 1,16 đối với thịt đỏ chưa qua chế biến (mỗi lần tăng 100g/ngày); HR 1,26, khoảng tin cậy 95% 1,18 đến 1,35 đối với thịt đỏ đã qua chế biến (mỗi lần tăng 50g/ngày)] và bệnh tiểu đường (tuýp hai và thai kỳ). Mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ với đột quỵ và bệnh đái tháo đường típ 2 cao hơn ở các nước phương Tây và không có sự khác biệt theo giới tính.

Tóm lại, việc tiêu thụ thịt đỏ, dù có qua chế biến hay không, đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như đái tháo đường.

Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường
Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường

1.3 Nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2022

Năm 2022, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ để giải thích về nguyên nhân dẫn đến mối liên quan giữa tiêu thụ thịt đỏ và nguy cơ tim mạch. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Hầu hết mối bận tâm về lượng thịt đỏ ăn vào và ảnh hưởng tới sức khỏe đều xoay quanh hàm lượng béo bão hòa và cholesterol trong máu. Tuy nhiên, chúng tôi chú ý nhiều hơn đến sự tương tác giữa thịt đỏ và hệ vi sinh vật đường ruột để từ đó tìm ra cách giảm nguy cơ tim mạch.”

Trước đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một số chất chuyển hóa - sản phẩm phụ hóa học của quá trình tiêu hóa thức ăn - có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Một trong những chất chuyển hóa này là TMAO, hay trimethylamine N-oxide, được sản xuất bởi vi khuẩn đường ruột để tiêu hóa thịt đỏ có chứa lượng lớn hóa chất L-carnitine. Nồng độ TMAO trong máu cao ở người có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận mãn tính và bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Tuy nhiên, liệu TMAO và các chất chuyển hóa có liên quan có nguồn gốc từ L-Carnitine có thể giúp giải thích tác động của việc ăn thịt đỏ đối với nguy cơ tim mạch hay không và ở mức độ nào vẫn chưa được biết. 

Đến năm 2022, trong một nghiên cứu mới đã được thực hiện với gần 4.000 người tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng TMAO và các chất chuyển hóa có liên quan giải thích khoảng 1/10 nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch. Ngoài ra, lượng đường trong máu và các con đường gây viêm nói chung có thể giúp giải thích mối quan hệ này.

Nhìn chung, các chất hóa học do vi khuẩn đường ruột tạo ra trong đường tiêu hóa sau khi ăn thịt đỏ (như thịt bò, thịt lợn, bò rừng, thịt nai) đã giải thích một phần đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn liên quan đến việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ hơn.[3]

2 Ăn thịt đỏ nhiều có tốt không?

Các học giả từ Đại học Oxford đã công bố nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến và thịt gia cầm (riêng lẻ hoặc cùng nhau) ít nhất ba lần một tuần có liên quan đến nguy cơ mắc 9 bệnh lý khác nhau cao hơn. Kết quả này bổ sung thêm bằng chứng ngày càng tăng từ các nhà nghiên cứu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, có thể gây hại cho sức khỏe.[4]

Một nghiên cứu dựa trên phân tích hồ sơ sức khỏe của hơn 450.000 người Anh ở độ tuổi trung niên cho biết: ăn thịt thường xuyên (ba lần trở lên mỗi tuần) gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe hơn so với những người ăn ít thịt hơn.

Ăn nhiều thịt đỏ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Ăn nhiều thịt đỏ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Cụ thể, việc tiêu thụ thịt đỏ (bao gồm thịt chưa qua chế biến và đã qua chế biến) làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim, viêm phổi, polyp đại tràng và tiểu đường cao hơn. Tiến sĩ Keren Papier đã phát hiện ra rằng cứ 70 gam thịt đỏ mà một người tiêu thụ hàng ngày sẽ làm tăng 15% nguy cơ mắc bệnh tim và 30% bệnh tiểu đường sau khi ăn.

Thịt đỏ có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như vậy vì chúng chứa axit béo bão hòa, có thể làm tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hay cholesterol “xấu”), được biết là tác nhân gây ra các vấn đề về tim mạch. 

Tuy nhiên, việc ăn thịt đỏ thường xuyên được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu Sắt. Vì thế, lượng thịt đỏ tiêu thụ mỗi ngày cần được điều chỉnh cho phù hợp. Tốt hơn, nên điều chỉnh ở mức tiêu thụ 40-50g thịt đỏ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. 

>>> Xem thêm: Chuyên Gia Chia Sẻ: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Đặc Điểm Vệ Sinh Của Thịt

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Todd Datz (Ngày đăng: Ngày 17 tháng 05 năm 2010). Eating processed meats, but not unprocessed red meats, may raise risk of heart disease and diabetes, Harvard. Ngày truy cập: Ngày 18 tháng 06 năm 2023
  2. ^ Wenming Shi, Xin Huang, C Mary Schooling, Jie V Zhao (Ngày đăng: Ngày 02 tháng 06 năm 2023). Red meat consumption, cardiovascular diseases, and diabetes: a systematic review and meta-analysis, Academic. Ngày truy cập: Ngày 18 tháng 06 năm 2023
  3. ^ John Arnst (Ngày đăng: Ngày 01 tháng 08 năm 2022). Increased heart disease risk from red meat may stem from gut microbe response to digestion, Newsroom. Ngày truy cập: Ngày 18 tháng 06 năm 2023
  4. ^ Denis Campbell (Ngày đăng: Ngày 02 tháng 03 năm 2021). Eating meat ‘raises risk of heart disease, diabetes and pneumonia’, The Guardian. Ngày truy cập: Ngày 18 tháng 06 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Ăn thịt đỏ nhiều có bị sao không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • chào bạn, việc tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim, viêm phổi, polyp đại tràng và tiểu đường cao hơn, nên sử dụng với tần suất vừa đủ để bảo vệ và kiểm soát sức khỏe tốt hơn b nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633