1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. 5 nhóm thuốc uống giảm đau bụng kinh khi tới tháng an toàn, hiệu quả

5 nhóm thuốc uống giảm đau bụng kinh khi tới tháng an toàn, hiệu quả

5 nhóm thuốc uống giảm đau bụng kinh khi tới tháng an toàn, hiệu quả

Đau Bụng Kinh được coi là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các chị em. Bất cứ người phụ nữ nào cũng đều phải trải qua ít nhất một lần cơn đau kinh khó chịu này. Những cơn đau làm gián gián đoạn, thậm chí đảo lộn nhịp sống hằng ngày của các chị em và những người xung quanh. Đau bụng kinh gây ra nhiều bất lợi như vậy, vậy thì nguyên nhân do đâu? Có cách nào giúp xoa dịu những cơn đau này lại hay không? Hãy cùng chúng tôi, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu “căn bệnh” này dưới đây.

1 Đau bụng kinh là gì? 

Đau bụng kinh là thuật ngữ y tế chỉ những cơn đau đớn do các cơn co thắt tử cung gây ra. Đau bụng kinh giúp cơ thể loại bỏ máu và mô trong trường hợp trứng không được thụ thai. Cảm giác đau là do giải phóng một số chất trong cơ thể được gọi là prostaglandin, gây ra những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, cản trở các hoạt động hằng ngày. [1]

Cơn đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt khiến bạn nữ khó chịu
Cơn đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt khiến bạn nữ khó chịu

Các triệu chứng thường gặp khi bạn bị đau bụng kinh: đau nhói, đau âm ỉ, đau liên tục học dữ dội, đau lan sang cả vùng thắt lưng…, cùng với một số triệu chứng khác: buồn nôn, chóng mặt, tính tình thay đổi…

2 Vậy tới tháng nên uống gì?

Để giảm các triệu chứng đau bụng kinh, người ta thường nghĩ ngay đến thuốc. Các thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh là các thuốc có cơ chế làm giảm lượng Prostaglandin dư thừa được cơ thể sản xuất ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Có thể kể đến một số nhóm thuốc điển hình như: thuốc giảm đau chống viêm phi steroid (NSAIDs), thuốc chống co thắt, thuốc ngừa thai, thuốc có nguồn gốc dược liệu. Dưới đây, bài viết sẽ trình bày kỹ hơn từng nhóm thuốc.

3 5 loại thuốc uống giảm đau bụng kinh khi tới tháng

3.1 Các thuốc uống giảm đau bụng kinh không steroid (NSAIDs)

3.1.1 Diclofenac (thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng Cataflam)

Diclofenac là một trong những hoạt chất thường được sử dụng phổ biến trong điều trị đau bụng kinh. 

Diclofenac là dẫn xuất từ Acid Phenylacetic. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt nhanh. Diclofenac là một chất ức chế mạnh hoạt tính của Cyclooxygenase, ít nhất là hai Isoenzym COX-1 và COX-2 để làm giảm tạo thành Prostaglandin, Prostacyclin, Thromboxan là những chất trung gian của viêm. Do tác dụng giảm hình thành prostaglandin mạnh nên Diclofenac rất hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh ở nữ giới.

Liều dùng: trong điều trị đau bụng kinh nguyên phát, người dùng có thể uống diclofenac với liều 75-150mg/ngày, ngày uống 3 lần sau ăn no.

Lưu ý: 

  • Diclofenac có tác dụng phụ điển hình là gây viêm loét dạ dày hoặc làm trầm trọng hơn bệnh dạ dày bạn đang gặp phải. Do thuốc ức chế cả COX-1 (enzym có mặt trong dạ dày, thận, nội mô ruột,..) nên cần cân nhắc khi sử dụng thuốc hoặc có thể đổi sang loại thuốc giảm đau bụng kinh khác.
  • Diclofenac khi dùng liều cao kéo dài có thể gây ra biến cố huyết khối tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...)
  • Phụ nữ có thai, có dự định mang thai không sử dụng các thuốc ức chế sinh Prostaglandin.
  • Người có tiền sử hen suyễn không được sử dụng nhóm thuốc NSAIDs vì nguy cơ gây ra các cơn hen kịch phát.

Chế phẩm:

Các chế phẩm có chứa Diclofenac rất đa dạng và có nhiều chế phẩm đã quá phổ biến với người dùng với cái tên dễ nhớ như: thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng hay viên thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng,.. đều chứa Diclofenac.

Cataflam là viên thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng, được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Novartis - Thụy Sĩ. Cataflam có 2 hàm lượng là Cataflam 25mg và Cataflam 50mg. Thuốc được thiết kế với dạng viên nén bao đường, giá khoảng 52.000đ/vỉ 10 viên Cataflam 50mg và khoảng 35.000 - 40.000đ/vỉ 10 viên Cataflam 25mg.

Sản phẩm thay thế khi Cataflam hết hàng là Fenaflam (Dược Hậu Giang sản xuất, giá 50.000 đồng/ hộp 20 viên), SOSDol (Ampharco U.S.A sản xuất, giá 65.000 đồng/ hộp 30 viên), Diclofenac Stella 50mg (Stella sản xuất, giá 40.000 đồng/ 50 viên)...

Thuốc Cataflam loại 50mg và 25 mg.

Cataflam 50mg
cataflam50mgcp1 U8513 130x130Xem tất cả ảnh
Cataflam 50mg

52.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-18617-15
Dạng bào chếViên nén bao đường
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmd2635

Cataflam 25
cataflam 25 J3841 130x130Xem tất cả ảnh
Cataflam 25

400.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-18616-15
Dạng bào chếViên nén bao đường
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ 10 viên
Mã sản phẩmv895

3.1.2 Acid Mefenamic

Acid mefenamic có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt và ức chế tổng hợp prostaglandin bằng cách ức chế cyclooxygenase, một loại enzyme xúc tác cho sự hình thành tiền chất Prostaglandin từ Axit Arachidonic.

Acid Mefenamic chủ yếu sử dụng để điều trị đau bụng kinh trong thời gian ngắn (7 ngày hoặc ít hơn), cũng như đau nhẹ đến trung bình bao gồm đau đầu, đau răng, đau sau phẫu thuật và sau khi sinh.

Liều dùng: thuốc có thể dùng đường uống với liều 250-500mg/lần, ngày 2-3 lần (tối đa 1,5g/24h). 

Lưu ý:

  • Nên uống thuốc sau ăn no để hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Acid Mefenamic cũng có khả năng gây loét dạ dày, vì vậy người bị bệnh dạ dày nên tham khảo các thuốc khác hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về phương án bảo vệ dạ dày khi dùng thuốc NSAIDs.
  • Thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan nên bệnh nhân suy gan hoặc có vấn đề về gan nên thận trọng khi dùng thuốc.
  • Phụ nữ có thai, người hen suyễn không dùng thuốc NSAIDs.

Chế phẩm:

Dolfenal chứa 500mg Acid Mefenamic được sản xuất bởi Công ty United International Pharma. Giá của thuốc giảm đau bụng kinh vỉ 4 viên Dolfenal khoảng 170.000đ/hộp, hộp 100 viên.

Chế phẩm thay thế Dolfenal là Mefenamic Acid Stada 500mg (Công ty STADA sản xuất, giá 85.000 đồng/ hộp 100 viên), hoặc Poncif DHG 500mg (Công ty Dược Hậu Giang sản xuất, giá 40.000 đồng/ hộp 30 viên).

Thuốc chữa đau bụng kinh Dolfenal 500mg

Dolfenal 500mg
dolfenal 500mg 1 L4108 130x130Xem tất cả ảnh
Dolfenal 500mg

170.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH United International Pharma
Số đăng kýVD-25561-16
Dạng bào chếViên bao phim
Quy cách đóng góiHộp 25 vỉ x 4 viên
Mã sản phẩma286

3.1.3 Ibuprofen (thuốc giảm đau màu xanh Mofen 400)

Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ Acid Propionic. Tương tự như các thuốc chống viêm không steroid khác, Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. 

Trong trường hợp đau bụng kinh, có thể sử dụng thuốc theo đường uống vì thuốc hấp thu tương đối tốt qua đường tiêu hóa.

Liều dùng: Liều thông thường trong đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt là 200 mg mỗi 4 - 6 giờ, cần dùng ngay khi bị đau và tăng lên 400mg mỗi 4 - 6 giờ nếu cần thiết nhưng không quá 1,2 g/ngày. 

Lưu ý:

  • Ibuprofen có tác dụng không mong muốn nhẹ hơn các thuốc khác trong nhóm NSAIDs. Tuy nhiên, Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp Prostacyclin ở thận và có thể gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu tới thận. Nên cẩn trọng khi dùng cho người suy gan, suy thận, suy tim.

  • Thuốc chống chỉ định cho người mắc loét dạ dày tiến triển, người mắc hen suyễn.

Chế phẩm: 

Mofen 400 được biết đến với tên gọi truyền miệng là viên thuốc giảm đau màu xanh Mofen 400. Mofen 400 chứa 400mg Ibuprofen, được sản xuất bởi Công ty Medopharm - Ấn Độ, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Giá của thuốc Mofen 400mg Ibuprofen trên thị trường hiện nay khoảng 140.000đ/hộp x 10 vỉ x 10 viên.

Chế phẩm thay thế Mofen 400 là Agirofen 400 (của Agimexpharm sản xuất, giá 80.000 đồng/ hộp 60 viên), hoặc Hagifen (Dược Hậu Giang sản xuất, giá 65.000 đồng/ hộp 60 viên)... 

Thuốc giảm đau bụng kinh màu xanh Mofen 400

Mofen 400
mofen1 U8476 130x130Xem tất cả ảnh
Mofen 400

140.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Medopharm
Số đăng kýVN-22314-19
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩma564

3.1.4 Naproxen

Naproxen cùng nhóm dẫn xuất của Acid Propionic. Naproxen có tác dụng dược lực học tương tự như Ibuprofen. Thuốc có  tác dụng giảm đau do viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, đau và sốt mức độ nhẹ đến trung bình, đau bụng kinh và các tình trạng đau khác.

Naproxen hấp thu qua Đường tiêu hóa tốt, nhanh, thuốc có thời gian bán thải tương đối (khoảng 14 giờ).

Liều dùng: đối với đau bụng kinh, người dùng có thể uống 1 viên (220mg) sau mỗi 8 đến 12 giờ. Không nên dùng quá 3 viên (660 mg) Naproxen mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Các lưu ý của Naproxen tương tự Ibuprofen. Không dùng thuốc cho người leost dạ dày tiến triển, người suy gan, thận, suy tim, người hen suyễn, phụ nữ có thai.
  • Lưu ý nếu người dùng có sử dụng biện pháp tránh thai bằng cách đặt vòng hoặc đặt que thì cần chú ý vì Naproxen làm giảm tác dụng tránh thai.

Chế phẩm:

Trên thị trường, sản phẩm chứa Naproxen có giá thành tương đối cao, bù lại sản phẩm có ưu điểm về thời gian tác dụng kéo dài. Bạn đọc có thể tham khảo sản phẩm Neso chứa 500mg Naproxen và 20mg Esomeprazole, được sản xuất bởi Công ty Aristopharma, Băng-la-đét. Sản phẩm được bán trên thị trường với giá 550.000 đồng/ hộp 40 viên. Đây là sản phẩm kết hợp thêm cả thuốc ức chế bơm proton để hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày của Naproxen.

Sản phẩm thay thế là Propain 500 (chứa Naproxen 500mg, của Remedica sản xuất, giá 650.000 đồng/ hộp 100 viên) 

neso
Thuốc giảm đau Neso

3.2 Thuốc giảm đau bụng kinh chứa Paracetamol (Tylenol, Panadol)

Paracetamol hay Acetaminophen là thuốc giảm đau, hạ sốt, không có tác dụng chống viêm. Thuốc được sử dụng cho các cơn đau ngoại vi từ nhẹ đến trung bình: đau răng, đau đầu, đau bụng kinh,...

Liều dùng: người lớn đau bụng kinh có thể dùng 500mg (1 viên)/lần, cách 4-6 giờ dùng 1 lần. Thuốc có thể uống sau ăn hoặc trước ăn.

Lưu ý:

Thuốc không có tác dụng chống viêm nên không gây tác dụng phụ lên dạ dày. Người mắc các vấn đề về dạ dày có thể sử dụng thuốc này.

Paracetamol chuyển hóa tại gan tạo thành N-acetyl benzoquinonimin, chất này kết hợp với glutathion tại gan thành tạo thành chất không còn hoạt tính. Dùng nhiều paracetamol trong thời gian ngắn (dùng quá 20 viên/ngày) có thể gây cạn kiệt glutathion tại gan, gây ngộ độc gan. Cần lưu ý khi sử dụng, nếu không thấy tác dụng giảm đau, cần chuyển sang thuốc khác như nhóm NSAIDs chứ không nên tăng liều quá mức liều tối đa.

Chế phẩm:

Một chế phẩm quen thuộc với nhiều người là Thuốc giảm đau bụng kinh Panadol được sản xuất bởi Công ty Sterling Drug (M) Sdn, Bhd, có thương hiệu là GSK và được GlaxoSmithKline Pte., Ltd. đăng ký lưu hành. Có thể mua thuốc Panadol ở bất hiệu thuốc nào, không cần bác sĩ kê đơn. Giá của sản phẩm khoảng 195.000đ/hộp 12 vỉ x 10 viên.

Sản phẩm thay thế có chứa Paracetamol khi Panadol hết hàng là viên nén Tylenol (Hãng Janssen sản xuất), viên nén Hapacol caplet 500 (Dược Hậu Giang sản xuất, giá 65.000 đồng/ hộp 100 viên).

Các loại viên sủi cho tác dụng nhanh hơn viên nén là Viên sủi Efferalgan 500mg (DKSH Việt Nam sản xuất, giá 70.000 đồng/ 16 viên), Partamol Eff. (Stella - Việt Nam sản xuất, giá 24.000 đồng/ 16 viên)...

Thuốc giảm đau bụng kinh Panadol

Panadol
panadol 0 Q6182 130x130Xem tất cả ảnh
Panadol

195.000Còn hàng

Công ty đăng kýGlaxoSmithKline Pte., Ltd.
Số đăng kýVN-22261-19
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 15 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩma643

Có thể kết hợp thuốc có chứa Paracetamol với các thuốc có chứa Ibuprofen để làm tăng hiệu quả giảm đau. Trên thị trường có sản phẩm quen thuộc như Alaxan (có vỉ 4 viên và vỉ 10 viên) chứa 325mg Paracetamol và 200mg Ibuprofen. Thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH United International Pharma và được bán trên thị trường với giá 130.000 đồng/ hộp/ 25 vỉ 4 viên hoặc 124.000 đồng/hộp/ 10 vỉ 10 viên.
Chế phẩm thay thế Alaxan có thể là Hapacol Pain (Dược Hậu Giang), Feparac (US Pharma USA), Bidi-Ipalvic (Bidiphar)...

alaxan
Thuốc giảm đau phối hợp Alaxan

3.3 Thuốc giãn cơ, chống co thắt 

3.3.1 Alverin

Alverin citrat có tác động trực tiếp lên cơ trơn của cơ quan, làm giãn cơ trơn và giảm co thắt. Thuốc được chỉ định dùng cho các trường hợp co thắt đường tiêu hóa do ruột thừa, hội chứng kích thích ruột và giãn cơ trơn tử cung trong điều trị đau bụng kinh.

Liều dùng: giảm đau bụng kinh với liều 40mg/lần x 3 lần/ngày hoặc 80mg/lần x 2 lần/ngày, các thời điểm uống nên cách đều nhau khoảng 6-8 tiếng, có thể uống trước hoặc sau ăn đều được, tuy nhiên, không được nghiền hoặc nhai trước khi nuốt.

Lưu ý:

  • Thuốc không dùng cho người tắc ruột hoặc liệt ruột, người mất trương lực đại tràng.
  • Phụ nữ cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc.

Chế phẩm:

Alverin thường được bào chế dưới dạng viên nén, dùng đường uống. Có thể kể đến một số chế phẩm như: 

Thuốc Alverin 40mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm, là thành viên tập đoàn F.I.T – Việt Nam. Thuốc Alverin 40mg Euvipharm được dùng với tác dụng làm Giá của Alverin 40mg khoảng 75.000đ/hộp x 5 vỉ x 20 viên.

Chế phẩm thay thế Alverin 40mg có thể là Sparenil 60 (Imexpharm sản xuất, giá 27.000 đồng/ 30 viên), Spacmarizine 40mg (TV. Pharm sản xuất, giá 170.000 đồng/ hộp 300 viên),...

Thuốc Alverin 40mg Euvipharm

Alverin 40mg Euvipharm
alverin euvi 2 M4553 130x130Xem tất cả ảnh
Alverin 40mg Euvipharm

75.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm
Số đăng kýVD-30359-18
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 5 vỉ x 20 viên
Mã sản phẩmD289

3.4 Thuốc tránh thai

Các thuốc tránh thai chứa hormone ngăn ngừa sự rụng trứng, giảm sự phát triển của niêm mạc tử cung, từ đó giảm lượng Prostaglandin nên cũng có tác dụng giảm cơn đau bụng kinh nguyên phát. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau bụng kinh là tác dụng phụ đi kèm khi người dùng sử dụng thuốc tránh thai. Khuyến khích người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Một số thuốc tránh thai quen thuộc như:

Marvelon hộp 21 viên có giá 85.000 đồng/ hộp, sản phẩm của hãng Dược Bayer, Bỉ.

Regulon hộp 21 viên, sản xuất bởi Công ty Gedeon Richter Plc, Hungary.Sản phẩm đang có giá bán trên thị trường khoảng 75.000 đồng/ hộp.

New Choice hộp 25 vỉ x 28 viên, sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, có gia bán trên thị trường khoảng 200.000 đồng/ hộp/ 25 vỉ.

tránh thai
Các thuốc tránh thai cũng có thể giảm đau bụng kinh

3.5 Thuốc giảm đau kinh nguyệt có nguồn gốc dược liệu

3.5.1 Đương quy

Đương Quy nằm trong nhóm thuốc bổ huyết.

Đương quy có vị ngọt cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau.

Liều dùng: Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dùng Đương quy sắc uống trước khi thấy kinh 7 ngày. 

Lưu ý: không sử dụng cho người đang mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn, đại tiện lỏng, khi dùng cần sao chế để giảm khả năng gây đi ngoài của vị thuốc.

3.5.2 Hương phụ

Hương Phụ có tác dụng ức chế co bóp tử cung, giảm trương lực cơ trơn tử cung, ức chế hình thành prostaglandin E. Hương phụ cũng giảm đau, an thần kinh. Cồn chiết xuất hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt nhẹ. Nó cũng có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.

Liều dùng: Hương phụ có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, cao hoặc rượu thuốc. Liều lượng mỗi ngày từ 6-12g.

Bài thuốc từ Hương phụ chữa đau bụng kinh: Hương phụ 20g, Ích mẫu 15g, Ngải diệp 10g, Nhân Trần 15g. Đổ 500ml nước sắc còn lại 150ml, uống trong một ngày.

3.5.3 Ngải cứu

Ngải Cứu hay Ngải diệp có rất nhiều công dụng. Trong Đông y, Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, quy vào kinh can, tỳ, thận, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng.

Bài thuốc chữa đau bụng sau hành kinh: Ngải cứu 8g, Đẳng Sâm 16g, Hoài Sơn, Bạch Truật, Hà Thủ Ô, Kê Huyết Đằng, Ngưu Tất mỗi vị 12g, Nhục Quế, Can khương mỗi vị 6g. Sắc uống.

3.5.4 Bạch thược

Theo y học cổ truyền, Bạch Thược có vị đắng, chua, tính mát; có tác dụng bình can chỉ thống (giảm đau), dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu.

Bài thuốc trị đau bụng kinh từ Bạch thược:

Nguyên liệu: Bạch thược, Hương Phụ (mỗi loại 8g), Thanh bì, Xuyên Khung, Sinh Địa, Sài Hồ (mỗi loại 3g), 2g Cam Thảo.

Cách làm: Sắc với 600ml nước, uống trong ngày.

3.5.5 Chế phẩm từ thảo dược

Đối với các vị thuốc từ dược liệu, người dùng có thể lựa chọn các chế phẩm kết hợp nhiều vị thuốc để có thể thuận tiện sử dụng, tiết kiệm thời gian chế biến và mang lại hiệu quả cao:

  • Phụ Huyết Khang có thể dễ dàng tìm mua Phụ Huyết Khang ở bất cứ tiệm thuốc nào, giá giao động khoảng 80.000đ/hộp x 5 vỉ x 10 viên.
  • Ích Huyết Khang của Công ty cổ phần Dược phẩm Tín Phong, có giả 75.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên.

So với các thuốc có thành phần dược chất, thuốc dược liệu tuy cho tác dụng lâu hơn nhưng lành tính hơn rất nhiều, do đó, đây cũng là lựa chọn không thể bỏ qua. Thuốc dược liệu không thể chấm dứt cơn đau, do đó, cần kiên trì sử dụng mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

thuốc dược liệu
Thuốc giảm đau bụng kinh có nguồn gốc từ dược liệu

3.6 Vitamin giảm đau bụng kinh

Bên cạnh thuốc giảm đau, việc bổ sung thêm vitamin cũng có thể cải thiện được vấn đề đau bụng kinh mà bạn đang gặp phải. Báo cáo khoa học đã chứng minh được tác dụng giảm đau bụng kinh của Vitamin E và Vitamin D. [2]

3.6.1 Vitamin E

Với đặc tính chống oxy hóa, Vitamin E ức chế giải phóng prostaglandin. Vì vậy mà bổ sung Vitamin E cũng có thể cải thiện được chứng đau bụng kinh. 

3.6.2 Vitamin D

Các cơn đau bụng kinh cũng có thể xuất phát từ lý do nồng độ Canxi thấp làm tăng co cứng và co bóp tử cung. Cân bằng nội môi Canxi bị ảnh hưởng bởi mức độ Vitamin D, do đó, Vitamin D có thể hiệu quả trong việc cải thiện chứng đau bụng kinh. 

==>> Bạn đọc có thể xem thêm: [REVIEW] 5 loại thuốc nhanh hết kinh được bác sĩ khuyên dùng

4 Lời khuyên và lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

4.1 Lựa chọn thuốc giảm đau bụng kinh theo mức độ đau

Các nghiên cứu cho thấy NSAIDs cho tác dụng giảm đau bụng kinh tốt hơn hẳn so với các nhóm thuốc khác, tốt hơn cả Paracetamol, do đó, đây thường là lựa chọn đầu tay đối với bác sĩ hoặc dược sĩ sau khi chẩn đoán nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh.

Tuy nhiên, có thể dựa vào mức độ đau và tình trạng bệnh của từng cá nhân mà lựa chọn loại thuốc cho phù hợp. Để chấm dứt tạm thời cơn đau, có thể lựa chọn như sau: 

  • Đối với các cơn đau nhẹ, nên dùng: Thuốc Mofen 400.
  • Với các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, có thể dùng: Thuốc Cataflam, thuốc Aleve, thuốc Panadol, thuốc Dolfenal 500, thuốc Alverin 40mg.
  • Đối với các cơn đau dữ dội, có thể dùng: thuốc Cataflam.

Liều điều trị của các thuốc được khuyến cáo theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ tư vấn. Không nên dùng quá liều của bất cứ loại thuốc nào, vì có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể. 

4.2 Lựa chọn thuốc giảm đau bụng kinh theo tình trạng sức khỏe

Trong trường hợp bạn là người có bệnh lý nền, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh do một số thuốc giảm đau bụng kinh có thể ảnh hưởng tới các thuốc bạn đang sử dụng, hoặc gây nên những tương tác bất lợi nếu dùng chúng chung với nhau, ví dụ như: giảm tác dụng, tăng độc tính…

  • Nếu bạn không có bất cứ bệnh lý nào, có thể dùng thuốc Cataflam vì tác dụng giảm đau hiệu quả. Nhưng bạn cũng thể thể sử dụng Neso vì thuốc có tác dụng lâu hơn tất cả các loại khác.
  • Nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa, nên loại bỏ nhóm NSAIDs và nhóm giãn cơ ra khỏi danh sách lựa chọn của bạn. Thay vào đó có thể dùng các loại thuốc chứa Paracetamol.
  • Tác dụng phụ thường gặp của NSAIDs thường xuất hiện trên dạ dày, biểu hiện đau hoặc khó chịu dạ dày, táo bón, ợ hơi… Do đó, các thuốc NSAIDS không khuyến khích sử dụng trên bệnh nhân có tiền sử bệnh đau dạ dày. Thay vào đó nên dùng Neso hoặc các thuốc có chứa Paracetamol. 
  • Tác dụng phụ của Panadol (paracetamol) có thể gây ảnh hưởng đến gan, làm tổn thương gan nếu sử dụng paracetamol quá mức trong thời gian dài. Nếu bạn là người mắc các bệnh liên quan tới gan, không nên sử dụng Panadol cho mục đích giảm đau bụng kinh vì có thể làm nghiêm trọng tình trạng bệnh hơn. Bạn đọc có thể tham khảo sang thuốc chống co thắt như Alverin.
  • Nhóm thuốc giảm đau bụng kinh với thành phần dược liệu nên được sử dụng hằng ngày, sử dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3 Phụ nữ cho con bú uống thuốc giảm đau bụng kinh nào?

Đối với phụ nữ cho con bú, nên dùng các loại thuốc từ thảo dược là an toàn nhất, bạn đọc có thể tham khảo sản phẩm Phụ Huyết Khang và Ích Huyết Khang đã được đề cập tới trong bài. Ngoài ra, chị em cho con bú có thể dùng thuốc có chứa Paracetamol cũng là giải pháp giảm đau an toàn.

==>> Bạn đọc có thể xem thêm: [BẠN CÓ BIẾT] 4 loại thuốc hoãn kinh được chuyên gia khuyên dùng

5 Cách giảm đau bụng kinh bằng thay đổi chế độ ăn

Nguyên do đau bụng kinh là nồng độ prostaglandin tăng lên, đây là chất gây viêm, đau ở nội mạc tử cung. Vì vậy nên bổ sung các dinh dưỡng có khả năng giảm viêm như Omega 3, vitamin nhóm B, magie, sắt…

Dưới đây là các loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

5.1 Chuối, dứa, kiwi giảm đau bụng kinh

Trong chuối có chứa hàm lượng lớn Vitamin B6Kali, những chất này giúp giảm đau đáng kể. Có thể kết hợp thêm cùng với dứa và kiwi tăng tác dụng giảm đau hơn. Do trong dứa có chứa enzyme Bromelain giúp chống viêm, trong kiwi có actinidin, tăng tiêu hoá đạm tốt hơn.

5.2 Hải sản 

Trong chu kỳ kinh nguyệt, các bạn nữ có thể bổ sung hải sản để giảm triệu chứng đau. Trong cá đặc biệt là cá hồi , hàu biển có chứa nhiều vitamin D, axit béo omega, các chất này vừa tốt cho sức khoẻ vừa giảm co bóp tử cung. Ngoài ra với nguồn vitamin D dồi dào, tăng cường hấp thu canxi , giúp giảm đau lưng, đau bụng dưới hiệu quả

5.3 Gừng 

Gừng có tính ấm, nóng giám các triệu chứng đau hiệu quả. Có thể thêm 1 chút gừng vào các món ăn hay pha trà uống nóng hỗ trợ điều trị đau bụng kinh rất tốt.

5.4 Các loại đậu

Trong các loại hạt đậu có nhiều Sắt, magie, vitamin nhóm B, đều là những dưỡng chất bổ sung nhanh chóng lượng máu đã mất đi. Ngoài ra các loại đậu chứa nhiều chất xơ, giúp cho tiêu hoá thức ăn dễ dàng, giảm những cơn đau do rối loạn tiêu hoá gây ra.

5.5 Socola đen

Socola đen chứa hàm lượng Magie và xơ, chống viêm, chống oxy hóa cao, nên giảm các cơn đau khá tốt. Nên sử dụng socola đen chiếm hơn 85% sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó các thực phẩm nên tránh khi đang hành kinh mà chị em cần chú ý:

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê khi đang hành kinh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt và có thể gây vô sinh về sau.
  • Tránh ăn các thực phẩm có tính hàn như Bí Đao, rong biển..vì khiến nhiệt độ cơ thể giảm, làm máu lưu thông chậm, gây thống kinh tăng lên
  • Không dùng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng

6 Uống thuốc giảm đau bụng kinh có gây vô sinh không?

Những người phụ nữ bị đau bụng kinh thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau NSAIDs (thuốc giảm đau chống viêm không steroid), tuy nhiên, những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ. Các nghiên cứu cho thấy, các NSAIDs có thể cản trở quá trình rụng trứng và làm giảm hormone Progesterone ở nữ nếu dùng trong một khoảng thời gian dài, đây là nguyên nhân dẫn tới suy giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và gây nên vô sinh tạm thời nếu dùng các NSAIDs trong một thời gian dài, nghĩa là, nếu những người phụ nữ này điều trị với NSAIDs thì khả năng đậu thai của họ là rất thấp.

Người ta thấy rằng sự rụng trứng xảy ra ở người phụ nữ khi sử dụng NSAIDs 10 ngày liên tiếp xảy ra ít hơn so với người sử dụng giả dược. Ông Sami Salman, Bác sĩ y khoa đến từ Đại học Baghdad - Balan, cho biết: Đối với những người sử dụng Diclofenac, sự rụng trứng giảm đáng kinh ngạc, lên đến 93%, đối với naproxen, sự rụng trứng giảm 75%.” Cùng với đó, nồng độ progesterone ở những người dùng NSAIDs cũng giảm. 

Uống thuốc giảm đau nhóm NSAIDs có gây vô sinh không?
Uống thuốc giảm đau nhóm NSAIDs có gây vô sinh không?

Tuy nhiên, sau khi ngưng sử dụng NSAIDs, chu kỳ kinh nguyệt của những người này trở lại bình thường. Theo ông Sami Salman, những phát hiện này có thể mở ra cánh cửa cho các phương pháp tránh thai khẩn cấp mới. 

Những phát hiện này cho thấy, chúng ta nên hiểu biết về cách sử dụng và các tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh khác cũng như các tác dụng tiềm ẩn của NSAIDs với khả năng sinh sản ở phụ nữ [3]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Hassan Nagy và Moien AB Khan (Ngày đăng 18 tháng 7 năm 2022). Dysmenorrhea, NCBI. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Tác giả Hamideh Pakniat, Venus Chegini,Fatemeh Ranjkesh và Mohammad Ali Hosseini (Ngày đăng Tháng 11 năm 2019). Comparison of the effect of vitamin E, vitamin D and ginger on the severity of primary dysmenorrhea: a single-blind clinical trial - PMC, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023
  3. ^ Tác giả Pam Harrison (Ngày đăng 17 tháng 6 năm 2015). Could These Common Pain-Relievers Lower Fertility?, WebMD. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2022.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc nào tốt cho phụ nữ cơ thể yếu ạ?


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Cataflam 50mg liều dùng như thế nào ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ. Liều dùng cho người lớn là mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần uống 1 viên bạn nhé.

      Quản trị viên: Dược sĩ Phương Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Có sản phẩm nào thảo dược ko shop


    Thích (0) Trả lời 1
    • Bạn có thể tham khảo sản phẩm Phụ Huyết Khang giá giao động khoảng 80.000đ/hộp x 5 vỉ x 10 viên và Ích Huyết Khang của Công ty cổ phần Dược phẩm Tín Phong, có giả 75.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Nguyễn Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Ăn gì giúp giảm đau bụng kinh? Mong các dược sĩ tư vấn


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn. Để giảm đau bụng kinh bạn có thể thử ăn chuối, dứa, các loại hải sản, gừng giúp làm ấm bụng hoặc một thanh socola đen nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Phương Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Cho mình xin giá thuốc Dolfenal ạ


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thuốc Dolfenal hiện có giá khoảng 170.000đ/hộp, hộp 100 viên ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Nguyễn Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Alverin dùng như thế nào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Để giảm đau bụng kinh dùng liều 40mg/lần x 3 lần/ngày hoặc 80mg/lần x 2 lần/ngày, các thời điểm uống nên cách đều nhau khoảng 6-8 tiếng nhé b

      Quản trị viên: Dược sĩ Nguyễn Oanh vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Mình hay đau hàng tháng nên uống loại nào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chị có thể tham khảo sản phẩm Phụ huyết khang giúp tăng lưu thông máu và giảm đau bụng kinh từ thảo dược ạ.

      Quản trị viên: Dược sĩ Phạm Yến vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Thuốc Alverin 40mg Euvipharm giá bao nhiêu vậy ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào chị. Nhà thuốc đang bán thuốc thuốc Alverin 40mg Euvipharm với giá 75,000đ cho 1 hộp chị nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Trà Thu vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Tư vấn giúp em sản phẩm Phụ Huyết Khang có nguồn gốc dược liệu với ạ


    Thích (0) Trả lời 1
    • Phụ Huyết Khang hiện có giá giao động khoảng 80.000đ/hộp x 5 vỉ x 10 viên. Bạn inbox cho shop tình trạng cụ thể để được tư vấn kỹ hơn nhé ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Nguyễn Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Dofenal uống trước ăn hay sau ăn vậy?


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    tôi cứ đau bụng kinh là uống thuốc giảm đau có sao không?


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Cataflam là thuốc nội hay thuốc ngoại ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Cataflam là thuốc ngoại được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Novartis - Thụy Sĩ bạn nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Phương Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    đau dạ dày có uống được dofenal không ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, Dolfenal chứa 500mg Acid Mefenamic có thể làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày của bạn, bạn có thể tham khảo sang các thuốc chứa paracetamol sẽ an toàn hơn.

      Quản trị viên: Dược sĩ Kim Viên vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Tư vấn mình thuốc phù hợp với ạ, mình hay bị đau 2 ngày đầu


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào chị Ngọc Anh. Chị có thể liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể hơn với trường hợp của mình ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Nguyễn Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    em bị kinh kéo dài gần nửa tháng thì nên dùng gì ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn Tuyền. Nhà thuốc sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Em hay bị đau bụng kinh muốn được tư vấn


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn Hạnh. Nhà thuốc sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

      Quản trị viên: Dược sĩ Phạm Yến vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Tôi có thể mua Cataflam ở đâu?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thuốc hiện đang được bán tại nhà thuốc của Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn có thể liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.

      Quản trị viên: Dược sĩ Thu Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
5 loại thuốc uống giảm đau bụng kinh khi tới tháng an toàn, hiệu quả nhất 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • 5 loại thuốc uống giảm đau bụng kinh khi tới tháng an toàn, hiệu quả nhất
    L
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc panadol ổn nhất, tôi dùng một số loại khác trong đây nhưng cũng thấy không đỡ

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633